Người làm xiếc đi dây rất khó Nhưng chưa có bằng làm nhà văn đi trọn đời trên con đường chân thật

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Em thấy không, tất cả đã xa rồi

Trong hơi thở của thời gian rất khẽ

Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế

Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay

Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước

Con ve tiên tri vô tâm báo trước

Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.

Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu

Bài hát đầu, xin hát về trường cũ

Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ

Sân trường đêm - Rụng xuống trái bàng đêm.

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em

Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ

Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế

Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?

"Có một nàng Bạch Tuyết, các bạn ơi

Với lại bảy chú lùn rất quấy"

"Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy"

[Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao].

Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào

Cứ xúc động, cứ xôn xao biết mấy

Mùa hoa mơ rồi đến mùa phượng cháy

Trên trán thầy, tóc chớ bạc thêm.

Thôi hết thời bím tóc trắng ngủ quên

Hết thời cầm dao khắc lăng nhăng lên bàn ghế cũ

Quả đã ngọt trên mấy cành đu đủ

Hoa đã vàng, hoa mướp của ta ơi!

Em đã yêu anh, anh đã xa vời

Cây bàng hẹn hò chìa tay vẫy mãi

Anh nhớ quá! Mà chỉ lo ngoảnh lại

Không thấy trên sân trường - chiếc lá buổi đầu tiên.

[Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm]

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:Người làm xiếc đi dây rất khóNhưng chưa khó bằng làm nhà vănĐi trọn đời trên con đường chân thật.Yêu ai cứ bảo là yêuGhét ai cứ bảo là ghétDù ai ngon ngọt nuông chiềuCũng không nói yêu thành ghétDù ai cầm dao dọa giếtCũng không nói ghét thành yêu.Tôi muốn làm nhà văn chân thật chân thật trọn đờiĐường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôiSét nổ trên đầu không xô tôi ngãBút giấy tôi ai cướp giật điTôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.[Phùng Quán, Lời mẹ dặn]Đọc hiểu:Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý thơ: Tôi muốn làm nhà văn chân thật – chân thật trọn đời.Câu 3: Nêu cảm nhận của anh/chị về nhân vật “tôi” trong đoạn thơ trên. [Trả lời trong khoảng 3 – 5 câu]Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Người làm xiếc đi dây rất khó – nhưng không khó bằng làm nhà văn – Đi trọn đời trên con đường chân thật” không? Vì sao?Nghị luận xã hội:Từ đoạn thơ ở phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ với chủ đề: Làm một người chân thật.Gợi ý trả lời:Phần đọc hiểuCâu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.Câu 2: Ý thơ Tôi muốn làm nhà văn chân thật – chân thật trọn đời có thể hiểu là Tác giả muốn làm một nhà văn phản ánh chân thực đời sống, không tô hồng hay bôi đen hiện thực.Câu 3: Học sinh cần nêu cảm nhận riêng của mình về nhân vật tôi trong đoạn thơ, cần nhấn mạnh ý đó là một con người – nhà văn trung thực và dũng cảm.Câu 4: Học sinh bày tỏ sự đồng tình, phản đối hoặc vừa phản đối quan điểm “Người làm xiếc đi dây rất khó – nhưng không khó bằng làm nhà văn – Đi trọn đời trên con đường chân thật”. – Nếu đồng tình, cần lập luận theo hướng: nhà văn cần phản ánh chân thực đời sống, để góp phần cải tạo, xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn nhưng đôi khi do yếu tố khách quan hoặc chủ quan, do vô tình hay hữu ý nhà văn có thể bóp méo, tô hồng hoặc bôi đen hiện thực. Vì thế để trọn đời làm một nhà văn chân thật là điều không dễ bởi nó đòi hỏi nhà văn phải suốt đời trung thực và dũng cảm.- Nếu phản đối, cần lập luận theo hướng: Phản ánh chân thật có nghĩa là nhà văn chỉ phản ánh hiện thực như nó vốn có theo kiểu “quay phim, chụp ảnh” bởi như vậy cũng có nghĩa sẽ không có sự sáng tạo về nghệ thuật và tư tưởng. Nhà văn phải là người có trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo mãnh liệt để tạo nên những thế giới nghệ thuật hấp dẫn, kích thích người đọc hành động để xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.- Nếu vừa đồng tình, vừa phản đối, học sinh có thể kết hợp cả hai hướng lập luận trên hoặc theo hướng khác nhưng phải chặt chẽ, hợp lí, không đi ngược lại các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.Phần nghị luận xã hội.Học sinh cần thấy trong đoạn thơ ở phần đọc hiểu, nhà thơ đã cho thấy nhân vật “tôi” là một người “chân thật” [ở đây được hiểu là một người trung thực và dũng cảm]. Liên hệ thực tế, HS cần thấy được những lợi ích của việc làm một người “chân thật” để từ đó viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tổng – phân – hợp; sử dụng một trong các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ… hoặc kết hợp các thao tác này, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu… với chủ đề:Học sinh có thể trả lời các câu hỏi sau để tìm ý cho đoạn văn:- Thế nào là một người chân thật?- Tại sao phải sống chân thật?- Để sống chân thật, con người cần làm gì?

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Lời mẹ dặn Phùng Quán hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Lời mẹ dặn Phùng Quán chi tiết nhất.

Đọc hiểu Lời mẹ dặn Phùng Quán - Đề 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi cho ở dưới:

Người làm xiếc đi dây rất khó

Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn

Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

Tôi muốn làm nhà văn chân thật

chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

[Lời mẹ dặn - Phùng Quán]

Câu 1.Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Câu 2.Những từ ngữ, câu thơ nào của đoạn thơ trên thể hiện cho ta thấy tính cách của nhân vật tôi? Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp gì?

Câu 3.Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong:

“Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.”

Câu 4.Từ nội dung đoạn thơ trên, anh/chị thấy bản thân mình cần sống và rèn luyện như thế nào để trở thành người chân thật.

Lời giải

Câu 1.

- Thể thơ của đoạn thơ đã cho là: tự do

Câu 2.

- Tính cách của nhân vật tôi được hiện lên qua những từ ngữ, câu thơ: yêu - ghét; không nói yêu thành ghét - không nói ghét thành yêu; muốn làm nhà văn chân thật; Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi - Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

- Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp của con người: yêu ghét rõ ràng, khao khát làm người sống chân thật; sống hiên ngang, kiên cường, bản lĩnh.

Câu 3.

- Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc câu : “Dù ai - cũng không”.

- Tác dụng: Làm đoạn thơ trở nên giàu nhịp điệu, giàu tính nhạc; làm hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên sinh động, hấp dẫn. Qua đó làm nổi bật sự kiên định, dứt khoát, sự bản lĩnh của tác giả trước những cám dỗ, cũng như sự cứng rắn, kiên cường trước quyền thế. Bốn câu thơ cũng thể hiện sự dũng cảm của con người chân thật, bộc lộ khao khát mãnh liệt được làm một nhà văn chân thật để dùng ngòi bút của mình đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái giả dối lọc lừa để bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lý và lẽ phải.

Câu 4.

- Nội dung của đoạn thơ: Dù biết làm “nhà văn chân thật” là vô cùng khó khăn. Nhưng với bản lĩnh, sự kiên cường, dũng cảm của bản thân, tác giả đã bộc lộ quyết tâm bảo vệ nghề cầm bút, quyết tâm làm một nhà văn chân thật.

- Qua nội dung trên, em thấy bản thân mình cần phải:

+ Sống ngay thẳng, thật thà, không dối dá, tôn trọng sự thật.

+ Luôn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, không chùn bước, không sợ hãi trước cái xấu, cái ác; không để vật chất và lời ngon ngọt cám dỗ.

+ Luôn luôn nói đúng sự thật, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

+ Sống lành mạnh, cảm xúc trong sáng, sống bản lĩnh, dũng cảm.

Đọc hiểu Lời mẹ dặn Phùng Quán - Đề 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

- Con ơi

trước khi nhắm mắt

Cha con dặn con suốt đời

Phải làm một người chân thật.

- Mẹ ơi, chân thật là gì?

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt

Con ơi một người chân thật

Thấy vui muốn cười cứ cười

Thấy buồn muốn khóc là khóc.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét.

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

[Lời mẹ dặn – Phùng Quán]

Câu 1: [1.0điểm]

Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: [1.0điểm]

Chỉravànêuhiệu quả của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3: [1.0điểm]

Anh/Chị hiểu thế nào về cụm từ: “ngon ngọt nuông chiều” trong câu “Dù ai ngon ngọt nuông chiều. Cũng không nói yêu thành ghét”?

Lời giải

Câu 1: [1.0điểm]

Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: [1.0điểm]

- Các biện pháp nghệ thuật:

+ Liệt kê, điệp từ:vui, yêu, ghét

+ Đối lập: cười – khóc; yêu – ghét; ngon ngọt nuông chiều – cầm dao dọa giết.

+ Điệp cấu trúc:Dù… cũng không…

- Tác dụng: Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, gợi cảm, nhấn mạnh và làm rõ quan niệm sống làm người chân thật.

Câu 3: [1.0điểm]

Hiểucụm từ: “ngon ngọt nuông chiều”:

- Dùng những lời đường mật, những hứa hẹn, nịnh nọt… để dụ dỗ, cám dỗ, lôi kéo người khác.

Đọc hiểu Lời mẹ dặn Phùng Quán - Đề 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

- Con ơi, trước khi nhắm mắt

Cha con dặn con suốt đời

Phải làm một người chân thật.

- Mẹ ơi, chân thật là gì?

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt

Mẹ ơi một người chân thật

Thấy vui muốn cười cứ cười

Thấy buồn muốn khóc cứ khóc.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều.

Cũng không nói yêu thành ghét.

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

[Lời mẹ dặn- Phùng Quán]

Câu 1:[1,0 điểm]Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên? [nhận biết]

Câu 2:[1,5 điểm]Chỉ ra và nêu hiệu quả của một trong cách biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. [thông hiểu]

Câu 3:[0.5 điểm]Anh/Chị hiểu thế nào về cụm từ: “ngon ngọt nuông chiều” trong câu “Dù ai ngon ngọt nuông chiều. Cũng không nói yêu thành ghét”? [thông hiểu]

Câu 4:[1,0 điểm]Viết một đoạn văn nghị luận khoảng từ 7 đến 10 dòng, trình bày ý kiến của anh/chị về điều cần thiết“Sống thì phải làm người chân thật”[vận dụng]

Lời giải
Câu 1:

* Phương pháp:Đọc, căn cứ vào các thể thơ đã học

* Cách giải:

Thể thơ: tự do

- Phong cách ngôn ngữ: phong cách nghệ thuật.

Câu 2:

* Phương pháp:Phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:

- Các biện pháp nghệ thuật:

+ Liệt kê, điệp từ: vui, yêu, ghét

+ Đối lập: cười – khóc; yêu – ghét; ngon ngọt nuông chiều – cầm dao dọa giết.

+ Điệp cấu trúc: Dù… cũng không…

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu nhẹ nhàng cho lời dạy bảo của mẹ dành cho con

+ Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, gợi cảm, nhấn mạnh và làm rõ quan niệm sống làm người chân thật.

Câu 3:

* Phương pháp:Đọc hiểu

* Cách giải:

Hiểu cụm từ: “ngon ngọt nuông chiều”:

- Dùng những lời đường mật, những hứa hẹn, nịnh nọt… để dụ dỗ, cám dỗ, lôi kéo người khác.

Câu 4:

* Phương pháp:Phân tích, tổng hợp, bình luận.

* Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 dòng.

+ Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: nêu cảm nghĩ về sự chân thật qua câu “Sống thì phải làm người chân thật”. Từ đó rút ra bài học cho bản thân về thái độ sống chân thật trong cuộc đời.

- Hướng dẫn cụ thể:

* Giới thiệu vấn đề: “Sống thì phải làm người chân thật”.

* Giải thích vấn đề

- Chân thật là gì?

Chân thật là không giả dối, là trong đầu óc, tâm hồn không cảm thấy khó chịu vì sự ganh ghét.

- Tại sao phải sống chân thật?

=> Sự chân thật giúp con người có cuộc sống đích thực, tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.

* Phân tích, bàn luận vấn đề

- Đây là quan niệm đúng đắn.

- Tại sao nói: “Sống thì phải làm người chân thật.”?

+ Chân thật thì con người ta mới dám đối mặt với những sai lầm hoặc những điều chưa hoàn hảo ở bản thân.

+ Chân thật mới dám đứng lên để thay đổi bản thân mình, sống tốt hơn, đương đầu và vượt qua thách thức, góp phần thay đổi xã hội

- Mỗi người cần phải rèn luyện sự chân thật và sống chân thành với mọi người.

- Phê phán những người có thái độ sống giả dối, không chân thật.

* Liên hệ bản thân

* Tổng kết

Video liên quan

Chủ Đề