Ngưu cơ là ai

Vào thời gian Hán Sở tranh hùng...

Hạng Võ tước hiệu là Tây Sở Bá Vương, người có công lật đổ nhà Tần lập nên Sở quốc. Chàng có tướng mạo uy dũng của một bậc đại trượng phu. Một lần đi ngao du chàng gặp một tên sơn tinh yêu quái, chẳng chút sợ hãi Hạng Võ truy giết con yêu quái kia và thu phục được nó, khi hiện nguyên hình thì xác nó biến thành một thanh gươm báu trên thân gươm đề bốn chữ “Diệt Tần chi bảo”. Chẳng lâu sau, Hạng Võ gặp được một chàng trai đẹp lạ thường, mặt hoa da phấn đang du sơn ngoạn thủy, chàng muốn kết bạn nên đến gần làm quen nhưng lại trêu ghẹo chàng trai kia. Sau một hồi, thì Hạng Võ biết ra chàng trai đẹp kia là một tiểu cô nương tên gọi Ngu Cơ được biết nàng là ái nữ của Ngu lão. Nàng cũng được mệnh danh là Ngu mỹ nhân, bởi sở hữu nét đẹp trong sáng như tiên nữ giáng phàm, đôi mắt hồ thu, cái nhìn mơ màng xa xăm, giọng nói nhẹ như gió, cử chỉ uyển chuyển tựa mây đã chiếm hết trái tim trượng phu. Càng thêm mê đắm Hạng Võ càng muốn làm quen và hơn nữa là muốn kết duyên ba sinh. Tức giận, Ngu Cơ khiêu chiến với chàng. Vốn chàng là người văn không ham võ không thích nên nhanh chóng rơi kiếm dưới tay mỹ nhân.

Vẫn ngẩn ngơ khi người đẹp đã bỏ đi, thì hai nghĩa đệ đến và giới thiệu chàng với Ngu lão. Nghe danh Hạng Võ với chí lớn sẽ lật đổ nhà Tần nên Ngu Công ngỏ ý sẽ gả Ngu Cơ cho chàng. Theo chân Ngu lão về gia trang, khi thấy Ngu Cơ chàng mới hay ra nàng là người đã trêu chọc ban nãy. Ngỡ đâu chỉ là vô tình gặp mặt nhưng nay đã trở nên duyên giai ngẫu, đôi trai gái đổi trao tâm tình đồng chung chí lớn phục hận cho non nước trước bọn ác gian. Trước lúc Hạng Võ giã từ ra đi đắp xây tương lai, chàng gửi tặng nàng thanh gươm báu gọi là tín vật, nàng cũng trao gửi lại cho ai tấm khăn hồng làm vật đính ước. Gặp mặt nhau chưa thỏa tình ngư thủy đã phải nói lời tạm biệt để chàng lên đường lập công danh.

Thời cơ đã đến, Hạng Võ thuận ý trời diệt nhà Tần lập nên nhà Sở cùng Lưu Bang chia đôi đất nước mà cai quản, một bên Sở quốc một bên Hớn bang. Nhận ra được sau này Lưu Bang sẽ phản lại Tây Sở Bá Vương để giành cả giang san, quân sư Phạm Tăng tâu rõ với Hạng Võ dâng lên bốn kế hầu để diệt Lưu Bang trừ hậu họa về sau. Hạng Võ cho mời Lưu Bang đến dự hồng môn yến ép Lưu Bang phải ký giao vương ấn và ngọc tỷ của vua Tần. Bị làm nhục giữa yến viên dù cả hai đều là vương một cõi, nén nhục ký giao ngọc tỷ cho Hạng Võ để mong chờ một ngày dựng cờ giành lại giang san.

Không lâu sau, Lưu Bang phất cao ngọn đại kỳ, Hạng Võ mấy lần thua trận nên đành bắt Lã Hậu cùng con của Lưu Bang là Liễu Nhi làm con tin. Chẳng đành lòng nhìn vợ hiền con dại chịu khổ Lưu Bang đành lui quân. Mỗi người nhường một bước để cho Sở vương cùng Hớn trào sẽ cùng chung sống hòa thuận, nhưng nào ngờ đó chỉ là suy nghĩ của một mình Hạng Võ...

Sau này, Hạng Võ bị bao vây ở thành Cai Hạn bởi quân của Lưu Bang và Hàn Tín. Vốn ở Hồng Cầu cả hai đã giảng hòa để chia đôi thiên hạ. Nhưng do Lưu Bang bội ước đánh úp Hạng Võ, khiến Hạng Vương phải chạy vào thành Cai Hạn. Tinh thần chiến đấu của Hạng Võ càng bị giảm mạnh khi có một số binh lính đào ngũ bỏ trốn. Nói về Ngu Cơ, nàng luôn bên cạnh Hạng Võ cùng sinh cùng tử. Lúc ấy, Lã Hậu đến khuyên Hạng Võ nên bỏ thành trốn đi để sau này nuôi quân phục thù, với ý chí quật cường Hạng Võ kiên quyết ở lại giữ thành trì. Ngu Cơ ở một bên đã nghe rõ mọi sự nên nàng cũng khuyên Hạng Vương bỏ trốn. Giữ câu đá vàng trong tim, Hạng Vương không thể bỏ lại Ngu Cơ trong vòng vây quân địch. Nếu như tình yêu của Tây Thi và Ngô Phù Sai làm cho người sau phải rơi lệ thì tình yêu của Ngu Cơ và Hạng Võ là một thứ tình yêu cao cả, họ luôn muốn dành những điều tốt đẹp cho người yêu và nhận lấy đau thương về mình… Với tình yêu bất diệt dành cho nhau Ngu Cơ cùng Hạng Vương quyết cùng nhau ở lại không rời xa.

Nơi thạch động, Hạng Vương cùng Ngu Cơ thổi lửa sưởi ấm. Đêm đó, Hạng Vương uống rượu và đau đớn làm bài thơ, đời sau gọi là “Cai Hạ ca”. Hạng Vương cứ như thế mà uống rượu và ca đi ca lại bài hát, tâm trạng vô cùng ảo não. Nàng Ngu Cơ thấy vậy liền quyết định trổ tài múa kiếm, hát hòa theo để Bá Vương vơi bớt ưu sầu. Mỗi đường gươm của nàng vừa mạnh mẽ vừa uyển chuyển khoan thai làm cho tâm hồn nặng nề Sở Vương dần dần nhẹ nhàng trở lại, ánh mắt hướng theo một dáng người thướt tha đang múa những đường gươm tuyệt mỹ. Nhân lúc Sở Vương không để ý, Ngu Cơ dùng gươm tự vẫn để tránh làm vướng bận khách chinh nhân. Thấy Ngu Cơ tự hủy mình, buông đàn đến ôm chặt lấy thân thể đang dần lạnh trong lòng, tim của Tây Sở Bá Vương như bị ai bóp nghẹn. Hạng Võ khóc, giọt nước mắt nam nhân hiếm khi thấy được… Ngu Cơ cũng khóc, cái khóc không phải vì đau thể xác mà là phải vĩnh biệt muôn thu người bạn vàng, người anh hùng cả đời của nàng khi hương yêu còn chưa phỉ. Ngu Cơ dùng sức lực cuối cùng của mình để nói lời trối trăn, Sở Vương cứ thế ôm lấy nàng, cả hai đều khóc đến nỗi trên đôi mắt phủ quanh một màn nước… cứ thế Hạng Võ không còn nghe thấy tiếng người yêu nữa, Ngu Cơ đã chết, đã vĩnh viễn xa chàng, đau xé tâm can Hạng Võ ôm chặt thi thể nàng như muốn cùng nàng hòa tan thành một, đau đớn cất tiếng gọi thấu trời cao “NGU CƠ.... ”

Sau đó, Hạng Võ chọn ra những kỵ binh trung thành, liều chết phá vòng vây của quân Hán vượt ra ngoài. Tự thấy mình không còn mặt mũi qua sông để về Giang Đông tái dựng lại cơ đồ, tự cảm thấy hổ thẹn với núi sông nên chàng đành tự vẫn, kết thúc cuộc đời của Tây Sở Bá Vương.

Mối tình của Hạng Võ và Ngu Cơ được người đời truyền tụng và ca ngợi cho đến tận bây giờ.

Người kể: ~kimngann~

Giả mà Ngu Cơ không chết, giả mà Hạng Vương về được Giang Đông... thì có thể Ngu Cơ và Hạng Vương lại tiếp tục sống những ngày khoái hoạt. Tuy nhiên, vết tích mà cả Ngu Cơ lẫn Hạng Vương lưu trong sử sách sẽ kém màu sắc kiêu hùng, sẽ mất cả nỗi sầu thương ly biệt đầy kiêu hãnh.

Trong bất cứ cuộc chơi nào có tính chất thắng thua, người ta đều tin vào tâm linh. Và khi không vượt qua được những thử thách, người ta cho đó là lời nguyền. Lời nguyền hay tâm linh, đều là thứ không thể giải thích được.

Tây Sở Bá vương Hạng Vũ bị quân của Hán Cao tổ Lưu Bang vây ở thành Cai Hạ. Cạnh Vương, chỉ còn thiếp yêu Ngu Cơ và một ít quân binh.

Vương muốn đánh một trận mở vòng vây, mơ về Giang Đông để gây lại cơ đồ. Khốn nỗi, trận binh đao sẽ vướng víu nếu có Ngu Cơ. Ngu Cơ là mỹ nhân, lại hiểu tâm tính của Vương. Vương cưng như trứng mỏng, nay bỏ sao đành. Vương dùng dằng chưa yên, không biết tính sao chu tất.

Ngu Cơ đoán biết ý Vương, bày tiệc rượu, mượn lời làm tình, mượn kiếm làm vui, múa cho Vương xem một khúc tiễn biệt.

Vương chưa kịp ngợi khen, thì bất thần Ngu Cơ lướt gươm ngang cổ, tự tận.

Vương tỏ lòng Ngu Cơ, nước mắt chảy dài. Tả hữu tướng quân, quan binh chứng kiến cảnh ấy đều khóc. Ngu Cơ được chôn cất ngay trong thành Cai Hạ. Trên mộ của Ngu Cơ sinh ra thứ cỏ, gọi là Thảo Ngu Cơ, hay còn gọi ngu mỹ nhân Thảo, tức cỏ Ngu Cơ, cỏ người đẹp họ Ngu. Lại có thuyết, thứ cỏ bốn mùa ngát xanh này được sinh ra từ máu của Ngu Cơ.

Tăng Củng, một trong Bát Đại Tài Tử thời Đường-Tống xót nàng đã làm bài thơ "Ngu mỹ nhân thảo", có đoạn: “Hương hồn dạ trục kiếm quang phi/Thanh huyết hóa vi nguyên thượng thảo” [Hương hồn theo ánh gươm vàng/Huyết rơi nay hóa mấy hàng cỏ xanh. [Bản dịch của Hoàng Khôi].

Mỹ nhân Ngu Cơ đã không thoát khỏi lời nguyền của kiếp hồng nhan. Hạng Vương cũng không thoát khỏi lời nguyền của đế vương hết nghiệp.

Thế nhưng, chính từ sự không thoát khỏi lời nguyền ấy, hậu sinh mới có dịp thưởng ngoạn hết nỗi bi tráng ấy. Giả mà Ngu Cơ không chết, giả mà Hạng Vương về được Giang Đông... thì có thể Ngu Cơ và Hạng Vương lại tiếp tục sống những ngày khoái hoạt. Tuy nhiên, vết tích mà cả Ngu Cơ lẫn Hạng Vương lưu trong sử sách  sẽ kém màu sắc kiêu hùng, sẽ mất cả nỗi sầu thương ly biệt đầy kiêu hãnh. Không thoát khỏi lời nguyền, biết đâu luôn để lại những dư vị mà nhiều năm nữa trôi qua vẫn tươi nguyên một sắc thái tráng ca đầy màu sắc.

Lời nguyền trong bóng đá, cũng mang dáng dấp này

Ngô Nguyệt Hữu

Năm 209 TCN, Hạng Vũ và chú là Hạng Lương khởi nghĩa để lật đổ nhà Tần. Ngu Tử Kỳ là một chiến tướng dưới trướng Hạng Vũ, em gái của Ngu Tử Kỳ là Ngu Cơ do vậy gặp được Hạng Vũ. Ngu Cơ không chỉ có dung mạo xinh đẹp mỹ miều, còn rất giỏi võ.

Lúc đó Hạng Vũ tuổi trẻ dũng mãnh, anh hùng một phương, thực sự là người đàn ông trong mộng của Ngu Cơ. Cũng bởi vậy, mặc dù Hạng Vũ đã có vợ, Ngu Cơ vẫn cam tâm tình nguyện gả cho Hạng Vũ làm thiếp.

Trải qua những trận đánh vẻ vang, thanh danh Hạng Vũ bay xa, chân chính trở thành đại anh hùng, gọi là Tây Sở Bá Vương. Trong khoảng thời gian liên tục chinh chiến, Ngu Cơ luôn bên cạnh Hạng Vũ như hình với bóng. Nàng không chỉ giúp Hạng Vũ có được hạnh phúc thực sự, có giúp đỡ rất nhiều trong những cuộc chiến ác liệt.

Ảnh minh họa.

Đáng tiếc, hạnh phúc không kéo dài lâu, vào năm 202 TCN, Lưu Bang và Hạng Vũ tranh đoạt thiên hạ. Hạng Vũ bị Lưu Bang vây ở thành Cai Hạ, qua mấy lần đột phá vòng vây thất bại, binh mỏng lương cạn, Hạng Vũ rơi vào thế nguy khốn cùng cực.

Biết không thể thoát khỏi nạn này, Hạng Vũ uống rượu trong trướng cùng Ngu Cơ và đau đớn làm bài thơ "Cai Hạ ca". Cứ thế, vị đại anh hùng ngày nào vừa ảo não vừa ca bài thơ vài lần. Ngu vì quá hiểu lòng Hạng Vũ, đã quyết định múa kiếm, hát hòa theo lời ca. Sau khi ca múa xong, nàng kiên định, dũng cảm lấy kiếm tự sát để tránh làm vướng bận trượng phu của mình.

Mắt thấy mỹ nhân chết, Hạng Vũ chảy nước mắt khóc than. Đây cũng là lần duy nhất vị anh hùng rơi lệ. Sau đó, vị bá vương chọn vài người trung thành, mở đường máu phá vòng vây quân Hán chạy ra ngoài. Chạy đến sông Ô Giang thì cùng đường, cảm thấy không còn mặt mũi qua sông về Giang Đông tái dựng cơ đồ, Hạng Vũ tự sát.

Người đời sau ca ngợi mối tình của Ngu Cơ và Hạng Vũ là một trong những mối tình cảm động trời đất. Máu mỹ nhân đổ, nước mắt anh hùng cũng rơi. Tất cả đều cho rằng Ngu Cơ thực sự là một hồng nhan tri kỷ, là trời sinh một đôi với vị bá vương si tình Hạng Vũ.

Video liên quan

Chủ Đề