Nguyên nhân lạnh yếu ở xe ô to

Đã không ít lần máy lạnh xe hơi nhà bạn gặp phải tình trạng Điều hòa ô tô không mát, điều hòa ô tô đóng ngắt liên tục, điều hòa ô tô lúc lạnh lúc không, điều hòa ô tô kêu to, điều hòa ô tô kêu két két, điều hòa ô tô kêu tạch tạch, điều hòa ô tô có mùi hôi, điều hoà ô tô bên nóng bên lạnh, điều hoà ô tô bị yếu, điều hòa ô tô có mùi khai, điều hoà ô tô có mùi khét, điều hoà ô tô chảy nước, điều hoà ô tô có mùi ga, điều hoà oto phả hơi nóng, điều hòa ô tô không mát sâu, điều hòa ô tô không lạnh…

Đây đều là các “bệnh lý” rất hay gặp phải của máy lạnh xe hơi. Đã rất nhiều lần bạn tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục sự cố đó nhưng đều không hiệu quả khi áp dụng ? Bạn hoang mang chưa biết rõ phải xử lý thế nào cho đúng và tiết kiệm ?

Đừng lo lắng ! Bài viết này là dành riêng cho bạn ! Tôi sẽ trả lời hết tất cả các thắc mắc ở trên về chủ đề sử dụng máy lạnh xe hơi đúng cách. Thực tế để dùng máy lạnh ô tô đúng cách rất đơn giản.

Nghe thật khó tin đúng không ? Nhưng đó là sự thật, trọn bộ kinh nghiệm sử dụng điều hòa ô tô chỉ còn cách bạn vài cú lướt chuột.

Trong bài viết này, tôi sẽ trả lời 7 thắc mắc, tương ứng với 7 tình trạng “bệnh lý” thường gặp nhất của điều hòa ô tô. Bạn đã sẵn sàng chưa ! Đi thôi ! 

Nội dung chính trong bài:

  1. Tại sao điều hòa ô tô không lạnh ?
  2. Tại sao điều hòa ô tô không mát sâu ?
  3. Tại sao máy lạnh ô tô có mùi hôi khó chịu ?
  4. Tại sao điều hòa ô tô kêu to ?
  5. Tại sao điều hoà ô tô chảy nước ?
  6. Tại sao đã bổ sung gas nhưng hệ thống điều hòa gần như không hoạt động ?
  7. Tại sao điều hòa ô tô không mát khi chạy ở chế độ không tải ?

1Tại sao điều hòa ô tô không lạnh ?

Điều hòa ô tô không mát, điều hòa ô tô đóng ngắt liên tục, điều hòa ô tô lúc lạnh lúc không là tình trạng xảy ra ở rất nhiều ô tô hiện nay qua một thời gian sử dụng.

Nguyên nhân dẫn đến chất lượng làm lạnh của điều hòa ô tô bị yếu là do tấm lưới lọc gió bám đầy bụi bẩn trong quá trình sử dụng. Từ đó khiến hơi mát không thể lưu thông vào bên trong xe. 

Đối với trường hợp này cách khắc phục duy nhất chính là vệ sinh cho tấm lưới lọc. Nhà sản xuất thường khuyến cáo bạn cần kiểm tra, vệ sinh và thay thế định kỳ tấm lọc gió điều hòa để đảm bảo khả năng làm mát của hệ thống.

Tùy điều kiện vận hành nhiều bụi bẩn hay không để xác định thời điểm thay thế lọc gió. Thường thì nhà sản xuất đều khuyến cáo nên thay mới sau mỗi khoảng 16.000 đến 24.000 km. Nhưng nếu xe thường xuyên vận hành trong môi trường nhiều khói bụi thì thời gian thay thế lọc gió sẽ ngắn hơn, thậm chí cần vệ sinh hàng tuần.

Nếu là những xe đã sử dụng nhiều năm thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sẽ phức tạp hơn, chẳng hạn như dây cu-roa dẫn động lốc máy bị chùng hoặc trượt, hoặc do điều hòa bị thiếu ga do đường ống lão hóa gây rò rỉ, các gioăng bị hở… Lúc này bạn nên mang xe đến gara để khắc phục.

Khi đã vệ sinh lọc gió rồi mà điều hòa vẫn hoạt động không hiệu quả thì bạn phải đưa xe đến gara để nhân viên kiểm tra chất lượng bộ điều khiển điện, các dây đai, giàn nóng/giàn lạnh và xem xét lượng khí gas lạnh thực còn. 

Thực tế, thiếu gas lạnh hay thừa gas lạnh đều không tốt, nó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế hoạt động của cục lốc/máy nén khí của hệ thống điều hòa ô tô. Cần chú ý chi phí sửa chữa và thay mới lốc điều hòa ô tô rất tốn kém nên bạn hãy hết sức cẩn trọng trong việc kiểm tra và bảo dưỡng bộ máy lạnh xe hơi.

Nguyên nhân lạnh yếu ở xe ô to
Đâu là nguyên nhân làm điều hòa ô tô không lạnh

2Tại sao điều hòa ô tô không mát sâu ?

Nếu hệ thống điều hòa của xe vẫn hoạt động bình thường nhưng bạn có cảm giác mát không sâu thì nguyên nhân phổ biến nhất do dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn.

Khi dàn nóng bị bẩn sẽ tỏa nhiệt kém gây giảm hiệu quả làm mát của gas. Còn khi dàn lạnh bị bẩn sẽ khiến không khí lạnh không lan tỏa được ra xung quanh để lùa vào khoang xe.

Nếu đúng là do nguyên nhân trên thì bạn cần xịt rửa dàn nóng và dàn lạnh bằng nước hoặc các hóa chất chuyên dụng cho sạch là được.

Cần chú ý không dùng vòi xịt có áp lực quá lớn vì sẽ làm hư các thanh lá tản nhiệt bằng nhôm bởi nó khá mỏng, không chịu được lực tác động mạnh. Cần xịt rửa cẩn thận để không làm ảnh hưởng tới hệ thống điện. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đem ra ra garage để được kỹ thuật viên chuyên nghiệp hỗ trợ bạn bảo dưỡng trong trường hợp này.

3Tại sao máy lạnh ô tô có mùi hôi khó chịu ?

Điều hòa ô tô có mùi hôi, điều hòa ô tô có mùi khai hay bất cứ mùi gì khó chịu thường xảy ra khi lọc gió điều hòa ô tô quá bẩn mà bạn không kịp vệ sinh sẽ hình thành vi khuẩn ẩm mốc, đây được xem là nguyên nhân khiến không khí trong xe có mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá, ăn uống trong xe cũng góp phần làm cabin xe có mùi hôi. Do đó, bạn cần giữ không gian xe được sạch sẽ và định kỳ sinh lưới lọc gió điều hòa.

Nguyên nhân lạnh yếu ở xe ô to
Nguyên nhân gây máy lạnh ô tô có mùi hôi khó chịu

4Tại sao điều hòa ô tô kêu to ?

Quá trình sử dụng điều hòa ô tô hàng ngày mà ít bảo dưỡng sẽ làm xuất hiện tình trạng máy lạnh ô tô kêu to, điều hòa ô tô kêu két két, điều hòa ô tô kêu tạch tạch…  

Đa phần nguyên nhân điều hòa ô tô bị ồn đều liên quan đến cục lốc/máy nén khí điều hòa có vấn đề cần phải kiểm tra. Trường hợp điều hòa vẫn lạnh sâu thì khả năng cục lốc vẫn còn hoạt động tốt, nguyên nhân gây ồn có thể do các ốc vít bắt lốc bị lỏng. Nếu điều hòa lạnh kém, kèm theo phát ra tiếng ồn, có thể cục lốc bị hỏng và các ống lọc gió bị nghẽn bẩn.

Người lái cần đưa xe đến gara kiểm tra và được thay lốc mới. Khi thay lốc mới, bạn cần yêu cầu kỹ thuật viên vệ sinh cả hệ thống điều hòa ô tô. Tránh tình trạng cục lốc còn mới nhưng điều hòa bị bẩn thì chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, bạn lại tốn kém chi phí thay lốc mới.

5Tại sao điều hoà ô tô chảy nước ?

Khi thấy nước chảy ra từ ống thoát nước điều hòa phía dưới gầm xe thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi điều hòa hoạt động.

Nguyên nhân lạnh yếu ở xe ô to
Nguyên nhân làm điều hoà ô tô chảy nước

6Tại sao đã bổ sung gas nhưng hệ thống điều hòa gần như không hoạt động ?

Áp suất trong hệ thống điều hòa thường được điều chỉnh ở mức độ nhất định. Nếu quá trình nạp gas không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng không kiểm soát chính xác thông số áp suất gas. 

Đối với nhiều dòng xe, nếu nạp quá nhiều gas, lúc này van an toàn trên hệ thống điều hòa ô tô sẽ tự động xả hết gas để bảo vệ hệ thống. Chính vì mất hoàn toàn áp suất nên lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động. Khi đó, bạn nên đưa xe đến các trung tâm uy tín để khắc phục sự số này.

7Tại sao điều hòa ô tô không mát khi chạy ở chế độ không tải ?

Dưới đây là các nguyên nhân cơ bản khiến điều hòa không thổi khí lạnh khi xe chạy ở chế độ không tải:

1. Quạt dàn nóng

Khi điều hòa ô tô không mát, bạn cần kiểm tra quạt dàn nóng. Quạt này có tác dụng giảm nhiệt độ, áp suất cao của môi chất lạnh bị nén bởi lốc lạnh. Khi quạt dàn nóng bị hỏng hoặc bám quá nhiều bụi bẩn khiến nó không thể chạy hết lực nên sẽ không thể giảm nhiệt của môi chất lạnh.

Khi xe chạy ở tốc độ cao, bình ngưng không cần quạt để làm mát chất làm lạnh vì có đủ không khí đi qua nó. Tuy nhiên, khi xe không chuyển động, quạt là công cụ duy nhất giúp làm mát chất làm lạnh. Bạn cần kiểm tra xem các kết nối của quạt có bị lỏng hoặc không nằm đúng trong khe cắm của quạt hay không.

2. Động cơ quá nóng

Điều hòa ô tô không thổi khí lạnh khi không tải có thể do động cơ quá nóng. Máy nén (lốc lạnh, gas điều hòa) của hệ thống điều hòa chuyển nhiệt từ bộ tản nhiệt sang bình ngưng. Khi ô tô đã quá nóng và các quạt trong bộ tản nhiệt và bình ngưng không hoạt động bình thường, thì lúc này hệ thống làm mát trên xe ô tô không thể hoạt động hiệu quả.

3. Mức chất làm lạnh thấp

Trường hợp mức chất làm lạnh thấp hơn mức cho phép, lúc này bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng điều hòa không thổi hơi lạnh khi chạy không tải. Máy nén có thể bơm chất làm lạnh dễ dàng hơn khi xe chạy tốc độ cao hoặc trên đường cao tốc nhưng sẽ gặp khó khăn khi xe không tải.

4. Mảnh vỡ rơi vào bình

Khi mảnh vỡ hoặc bật kỳ vật gì lọt vào bình ngưng và cản trở các cánh tản nhiệt thì lúc này quá trình làm mát sẽ không thể hoạt động bình thường, đặc biệt là khi xe chạy không tải. Những vật này còn có thể làm cong hệ thống làm mát và tạo ra hiệu ứng tương tự. Bạn cần làm sạch các cánh tản nhiệt và các khu vực khác để giải quyết vấn đề này.

5. Dàn nóng và dàn lạnh quá bẩn

Trường hợp dàn nóng, dàn lạnh bám quá nhiều bụi bẩn, nó sẽ không giải nhiệt được. Đây là nguyên nhân dẫn tới máy lạnh xe hơi không mát. Dàn nóng được lắp phía trước quạt gió động cơ và két nước nên khi máy lạnh ô tô không mát thì bạn cần kiểm tra dàn nóng, dàn lạnh.

Tóm lại khi điều hòa quá bẩn, bạn cần vệ sinh ngay nhưng cần lưu ý không xịt nước quá mạnh, vì có thể làm móp cong các thanh lá tản nhiệt bằng nhôm. Do các thanh nhôm này khá mảnh, dùng để dần khí qua để tản nhiệt nên chúng không chịu được lực mạnh.