Nguyên nhân tiểu buốt

Ngày viết: 24/07/2022 - Cập nhật ngày 16/09/2022.

Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ

Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Hay bị tiểu rắt tiểu buốt là bệnh gì? Nguyên nhân gây tiểu buốt, đái rắt gồm những gì? Có nhiều nguyên nhân sinh lý cũng như bệnh lý và tình trạng này để lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh. Mời các bạn cùng tìm hiểu những nguyên nhân và cách chữa trị trong bài viết bên dưới để có thêm kiến thức về tiểu buốt, tiểu rắt nhé!

Tiểu rắt tiểu buốt là bệnh gì? Khi bị tiểu rắt tiểu buốt phải làm sao?

Mục lục

  • 1. Tiểu rắt tiểu buốt là bệnh gì?
    • 1.1. Tiểu rắt là gì?
    • 1.2. Tiểu rát, tiểu buốt là gì? Tiểu buốt là như thế nào?
  • 2. Các triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt
  • 3. Những đối tượng dễ mắc tiểu buốt tiểu rắt
    • 3.1. Tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới
    • 3.2. Tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ
  • 4. Nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt
    • 4.1. Nguyên nhân tiểu rắt tiểu buốt ở nam giới
    • 4.2. Nguyên nhân đi tiểu rắt tiểu buốt ở nữ giới
    • 4.3. Nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắt theo Đông Y
  • 5. Phương pháp điều trị tiểu buốt tiểu rắt
    • 5.1. Chữa tiểu buốt tiểu rắt bằng kháng sinh Tây Y
    • 5.2. Chữa tiểu buốt tiểu rắt bằng Đông Y
  • 6. Phòng ngừa tiểu buốt tiểu rắt như thế nào?
    • 6.1. Chế độ sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt tiểu rắt
    • 6.2. Chế độ dinh dưỡng cải thiện tình trạng tiểu buốt tiểu rắt

1. Tiểu rắt tiểu buốt là bệnh gì?

Đi đái buốt đái rắt là bệnh gì? Đái buốt đái rắt thực chất không phải là bệnh mà được gọi chung là tình trạng rối loạn tiểu tiện nhất thời hoặc là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Với mỗi bệnh lý khác nhau sẽ đi kèm các biểu hiện riêng biệt.

Bệnh tiểu buốt tiểu rắt là hai khái niệm thường đi kèm với nhau, tuy nhiên đây không phải là một triệu chứng đồng nhất, mà là do nhiều người khi bị tiểu buốt thường cũng bị tiểu rắt hoặc ngược lại. Thực tế đây là hai triệu chứng có những khác biệt nhất định.

1.1. Tiểu rắt là gì?

Đái rắt là tình trạng người bệnh đi tiểu nhiều lần trong một ngày [từ 15-20 lần], mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu rất ít, cảm giác bí khó, phải rặn tiểu nhưng sau khi đi xong lại buồn đi tiểu tiếp. Đái rắt chính hiện tượng rối loạn tiểu tiện kết hợp với tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Một số biểu hiện đi kèm với tình trạng đái rắt là: người bệnh có thể cảm thấy đau ở vùng bụng dưới, căng tức bàng quang, đau vùng hông, lưng, thấy màu nước tiểu thay đổi,…

Tiểu rắt là đi tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu ít đi kèm với đau lưng

1.2. Tiểu rát, tiểu buốt là gì? Tiểu buốt là như thế nào?

Tiểu buốt hay đái buốt là tình trạng người bệnh khi đi tiểu có cảm giác tiểu nóng rát; đau, buốt như có ong đốt vào thành niệu đạo, bàng quang, độ đau tăng dần khi nước tiểu cạn đi. Chính vì luôn cảm thấy đau buốt vùng kín nên mỗi khi đi tiểu người bệnh không dám đái mạnh mà chỉ cầm chừng khiến nước tiểu nhỏ giọt hoặc dòng tiểu yếu. 

Hiện tượng đái buốt có thể đi kèm tiểu ra máu, nước tiểu có màu, mùi bất thường, cảm giác đi tiểu bị nóng rát. Trẻ nhỏ khi bị đái buốt thường nhăn nhó, kêu khóc.

2. Các triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt

Các triệu chứng chung của tiểu buốt tiểu rắt bao gồm:

  • Đi tiểu thường xuyên, lượng nước tiểu ít, thậm chí buồn tiểu mà tiểu không ra;
  • Đi tiểu thấy đau, nước tiểu nóng rát hay nhiều biểu hiện khó chịu khác ở vùng kín, bụng,…
  • Cơn đau có thể dữ dội, đau đến tận óc và tiểu càng về cuối càng đau;
  • Bất thường ở trạng thái nước tiểu: màu, mùi, sủi bọt, vẩn đục;
  • Tiểu nhiều lần ban đêm;
  • Tiểu xong thấy mệt mỏi, không còn sức;
  • Nhiều khi són tiểu hoặc rò rỉ nước tiểu ra quần không kiểm soát được…

Đi tiểu thường xuyên, lượng nước tiểu ít, đi tiểu nóng rát, buốt là những triệu chứng chung

3. Những đối tượng dễ mắc tiểu buốt tiểu rắt

Tất cả các đối tượng từ người già đến trẻ nhỏ, nam hay nữ đều có thể bị tiểu rắt buốt tiểu nhiều lần. Tuy nhiên tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới và nữ giới ở độ tuổi trưởng thành, đã có quan hệ tình dục thường chiếm tỉ lệ cao hơn.

3.1. Tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới

Hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt nếu chỉ xuất hiện vài ngày và tự hết thường là do thói quen chủ quan chăm sóc sức khỏe của cánh mày râu khiến hoạt động bàng quang khi thì quá tải, khi thì trong tình trạng chèn ép hay ứ đọng gây ra tiểu buốt, tiểu rắt.

Nhiều nam giới đi tiểu buốt tiểu rắt là do bẩm sinh, tức là gặp các vấn đề khiến việc tiểu tiện không được diễn ra bình thường như: dị tật lỗ tiểu, bàng quang nhỏ, thận yếu, ở trẻ trai có thể do hẹp bao quy đầu.

3.2. Tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ

Tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ mang thai, tiểu buốt tiểu rắt sau sinh hay tiểu rắt tiểu buốt sau khi quan hệ ở nữ khiến nhiều chị em lo lắng.

Phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh, mã kinh có nguy cơ bị tiểu buốt, tiểu rắt khá cao

Thực chất nữ giới dễ bị chứng tiểu rắt hơn nam giới. Nguyên nhân là do nữ giới có cấu tạo sinh lý phức tạp hơn nam giới, niệu đạo ngắn, rộng hơn và bộ phận sinh dục ở trạng thái mở nên dễ bị tác động, ảnh hưởng tới hệ tiết niệu trong đó có hoạt động của hệ tiết niệu, đặc biệt là bàng quang.

Phụ nữ sau quá trình sinh nở, cơ thể thay đổi, nội tiết tố thay đổi, sức đề kháng kém cũng dễ gặp các vấn đề sức khỏe, nếu không đảm bảo việc chăm sóc vùng kín sạch sẽ, an toàn hay có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý cũng rất dễ bị tiểu buốt tiểu rắt.

>>> XEM THÊM bài viết về chứng tiểu buốt, tiểu rắt:

Đau lưng tiểu ra máu có NGUY HIỂM?

Tiểu buốt RA MÁU cục – Không nên chủ quan!

Đi tiểu buốt nhiều lần là bệnh gì?

Tiểu rắt tiểu buốt RA MÁU là bệnh gì?

Mách bạn các cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà hiệu quả

Chia sẻ cách chữa tiểu buốt ở phụ nữ tại nhà an toàn

4. Nguyên nhân gây tiểu buốt tiểu rắt

Tình trạng rối loạn tiểu tiện đái rắt, đái buốt là biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo, viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, lao bàng quang, viêm bể thận…. và một số bệnh lý tiền liệt tuyến ở nam giới, bệnh viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung ở nữ giới.

Những nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu buốt tiểu rắt, thậm chí là tiểu buốt tiểu rắt tiểu ra máu ngoài do các bệnh lý còn có thể thói quen sinh hoạt. Cụ thể:

4.1. Nguyên nhân tiểu rắt tiểu buốt ở nam giới

4.1.1. Do thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt được coi là nguyên nhân khởi phát và cũng là nguyên nhân gia tăng tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới.

– Lạm dụng rượu, bia: Uống quá nhiều rượu, bia sẽ khiến cho bàng quang của nam giới bị kích thích, thận bị ảnh hưởng. Ngoài ra, lạm dụng rượu bia cũng gây nóng trong người dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt ở nam giới.

– Ăn uống không khoa học: Ăn nhiều thức ăn nhiều đạm, dầu mỡ, cay, nóng, thức ăn chứa chất độc hại, sử dụng thuốc là và rượu bia… là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiểu buốt tiểu rắt và gia tăng triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở nam giới.

– Lười vận động và uống nước: Thói quen này của nam giới làm cho các chất bài tiết ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công, gây ra bệnh ở đường tiết niệu như viêm nhiễm sinh ra chứng tiểu buốt.

– Sinh hoạt không điều độ: Nam giới có thói quen bất thường trong ăn uống, ngủ nghỉ, thức khuya làm việc… sẽ làm cho sức đề kháng giảm sút, phát sinh bệnh tật, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

– Sinh hoạt tình dục không lành mạnh: Sinh hoạt tình dục mạnh bạo, sinh hoạt tình dục không an toàn khiến vùng kín tổn thương, dễ bị nhiễm khuẩn, bàng quang bị kích ứng. Đây là nguyên do gây ra triệu chứng bệnh đi tiểu buốt sau khi quan hệ ở nam giới.

– Vệ sinh kém: Nam giới ít bị viêm nhiễm vùng kín hơn nữ giới nhưng lại là đối tượng xem nhẹ chuyện vệ sinh cơ thể. Việc vệ sinh cơ thể đặc biệt là bộ phận sinh dục nếu không đúng cách lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và ủ bệnh.

– Căng thẳng kéo dài: Tâm trạng thay đổi thất thường, stress kéo dài làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và chức năng của nhiều cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa, bài tiết, lâu ngày sinh ra bệnh táo bón, hiện tượng tiểu buốt ở nam giới.

4.1.2. Nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới do bệnh lý

Nam giới đi tiểu rắt tiểu buốt là bệnh gì? Một số nguyên nhân cùng với những triệu chứng đi kèm bạn nên chú ý như:

– Viêm niệu đạo: Niệu đạo là bộ phận có nhiệm vụ dẫn nước tiểu. Nguyên nhân viêm niệu đạo có thể do khuẩn E.coli hoặc do bệnh tình dục, bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh. Viêm niệu đạo là một trong các nguyên nhân đi tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới

– Viêm bàng quang: Viêm bàng quang gây ảnh hưởng đến hoạt động tống đẩy nước tiểu của bàng quang không được diễn ra bình thường gây ra các tình trạng phiền toái như tiểu buốt, tiểu rắt, đau vùng chậu hay niệu đạo.

Tại sao bị tiểu buốt và rắt? Các bệnh lý như sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu đều có thể là nguyên nhân bị tiểu buốt tiểu rắt

– Viêm bể thận: Viêm bể thận là dạng viêm đường tiết niệu ở mức độ nghiêm trọng. Bệnh do vi khuẩn xâm nhập gây viêm niệu đạo, bàng quang, sau đó di chuyển lên thận gây viêm ở viêm tổ chức kẽ. Nam giới bị viêm bể thận sẽ có nhiều triệu chứng suy nhược, sốt, ớn lạnh, chướng bụng, nôn ói, tiểu rắt, tiểu buốt ra máu, đi tiểu ra nhiều bọt,…

– Viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt nằm ở dưới bàng quang. Nam giới bị viêm tuyến tiền liệt là do nhiễm khuẩn. Bệnh có thể gây biến chứng như vô sinh hay hiếm muộn. Các dấu hiệu của bệnh là tiểu đêm tiểu rắt, tiểu buốt rát, tiểu nhiều ra máu, tiểu khó, sốt, ớn lạnh, đau lưng, tiểu buốt sau quan hệ,…

– Sỏi tiết niệu: Sỏi hình thành trong hệ tiết niệu [thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản] đều khiến bít tắc, tổn thương đường tiểu và gây ra những cơn đau dữ dội kèm tiểu buốt tiểu rắt. Sỏi thận nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm như viêm thận, suy thận, teo thận. 

– Phì đại tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt là quá trình lão hóa bình thường của nam giới trung niên. Phì đại tuyến tiền liệt lành tính là bệnh không nguy hiểm, nhưng nếu tuyến tiền liệt phì đại quá mức sẽ chèn ép bàng quang dẫn đến các triệu chứng như đau tức vùng bụng, bí tiểu, tiểu buốt tiểu rắt, tiểu nhiều ban đêm.

– Bệnh lậu: Bệnh lậu là bệnh lây lan qua đường tình dục. Biểu hiện đặc trưng khi mắc bệnh là tiểu buốt có mủ, sốt, bệnh diễn biến nhanh từ 1-14 ngày. Khuẩn lậu có thể gây viêm mào tinh hoàn ảnh hưởng chức năng sinh sản của nam giới.

Tiểu buốt, tiểu rắt là bệnh gì? Bệnh lậu với biểu hiện đặc trưng là tiểu buốt, tiểu ra máu, ra mủ

4.2. Nguyên nhân đi tiểu rắt tiểu buốt ở nữ giới

4.2.1. Nguyên nhân thói quen sinh hoạt

Đi tiểu rắt tiểu buốt là bệnh gì ở nữ giới? Có một số thói quen sinh hoạt khiến chị em bị gia tăng nguy cơ mắc chứng tiểu buốt tiểu rắt như:

 – Nhịn tiểu: Chị em vì công việc bận rộn hay khi ở nơi công cộng, thường xuyên di chuyển ngại đi tiểu tiện. Theo các chuyên gia nếu nhịn tiểu trong khoảng từ 6 tiếng có thể làm gia tăng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu vì vi khuẩn xâm nhập có đủ thời gian di chuyển và xâm nhập vào bàng quang. 

– Lười uống nước: Nhiều chị em tích cực uống nước nhưng cũng nhiều chị em lười uống nước vì các lý do như bận rộn, không thấy khát… Thực tế cơ thể cần cung cấp khoảng 2l nước mỗi ngày để giúp đào thải chất độc, vi khuẩn ra ngoài cơ thể cũng như cung cấp nước cho các bộ phận khác hoạt động hiệu quả.

Thói quen lười uống nước cũng góp phần gây ra tiểu buốt, tiểu rắt

– Sử dụng các sản phẩm cho phụ nữ không đúng cách: Băng vệ sinh, cốc nguyệt san là những vật chứa rất nhiều vi khuẩn. Để ngăn ngừa viêm nhiễm cần sử dụng đúng cách và vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

– Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Thói quen dùng giấy từ sau ra trước hay không rửa sạch sau khi đi vệ sinh làm tăng nguy cơ viêm nhiễm đường tiểu, gây ra tiểu buốt tiểu rắt ở nữ.

Tiểu buốt tiểu rắt sau khi quan hệ ở nữ: Nữ giới sau quan hệ nhiều trường hợp cảm thấy tiểu buốt tiểu rắt. Quan hệ tình dục là con đường dễ lây lan các bệnh tình dục hay phát sinh các bệnh viêm nhiễm do tổn thương nếu quan hệ không đúng cách.

4.2.2. Nguyên nhân bệnh lý

– Viêm bàng quang: Đây là bệnh lý thường gặp ở nữ giới và do vi khuẩn gây ra. Bệnh lý này thường kéo dài khoảng 5 ngày, thường là sau khi quan hệ tình dục khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào đường tiết niệu.

Các triệu chứng bao gồm: Tiểu nhiều, buốt rát dọc niệu đạo mỗi khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu gấp, nước tiểu đục, có mùi hôi, có máu cuối bãi, đau bụng dưới.

– Bệnh viêm đường tiết niệu: Đường tiết niệu có vai trò là bộ phận lọc và bài tiết nước tiểu. Nước tiểu trong điều kiện tiêu chuẩn là hoàn toàn vô trùng nhưng nếu bị vi khuẩn tấn công [thường là do vi khuẩn E.coli] thì đường tiết niệu bị nhiễm trùng và gâu nên tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt ở phụ nữ.

Đây là bệnh lý xảy ra sau khi chị em có thói quen vệ sinh kém, vi khuẩn từ hệ bài tiết sẽ có điều kiện xâm nhập gây viêm nhiễm gây ra hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt, thậm chí quan hệ xong đi tiểu buốt và ra máu.

Tiểu rắt tiểu buốt là bệnh gì? Tiểu buốt, tiểu rắt do viêm đường tiết niệu rất phổ biến

– Viêm âm đạo: Viêm âm đạo nữ giới thường là do môi trường âm đạo bị mất cân bằng, đề kháng kém khiến vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.

Khi bị viêm âm đạo sẽ có các biểu hiện như: Ra nhiều khí hư, mùi khó ngửi, tiểu buốt, tiểu rắt tiểu không hết, có máu, ngứa ngáy sưng tấy âm đạo. Đây là bệnh phụ khoa nguy hiểm ở nữ giới, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh hoạt, đời sống tình dục của nữ giới.

– Sỏi đường tiết niệu: Sỏi đường tiết niệu là nguyên nhân gây ra tiểu buốt tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu ra máu ở nữ giới và cả nam giới. Nữ giới có thói quen nhịn tiểu, uống ít nước hoặc mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá hay người già thường bị sỏi tiết niệu.

– Viêm nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung thường bong ra khi đến chu kỳ kinh gây ra hiện tượng chảy máu kinh. Niêm nội mạc tử cung bị viêm là do nữ giới bị viêm phụ khoa, nạo phá thai, đặt vòng, vệ sinh vùng kín kém nhất là trong chu kỳ.

Khi bị viêm nội mạc tử cung nữ giới thường có biểu hiện sốt nhẹ, đau bụng dưới, khí hư màu đen xanh, rối loạn kinh nguyệt, tiểu buốt tiểu rắt.

– Bệnh lậu: Bệnh lậu là bệnh xã hội lây qua đường tình dục nguy hiểm do các loại vi khuẩn gây ra. Các biểu hiện cấp tính của căn bệnh này là tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, có mủ ở niệu đạo, tiết dịch, đau ngứa hậu môn nhất là khi đi đại tiện, đau vùng chậu. Bệnh lậu có thể gây tổn thương hình thành các u xơ tắc ống dẫn trứng và gây vô sinh.

– Có thể do mang thai: “Tiểu buốt tiểu rắt có phải dấu hiệu có thai?” hay “tiểu buốt tiểu rắt là bệnh gì?” là câu hỏi mà nhiều phụ nữ băn khoăn. Thực chất tiểu rắt là những dấu hiệu mang thai sớm do sự thay đổi hormone trong cơ thể nhưng tiểu buốt thì không. Do đó khi có bầu bị tiểu buốt bạn nên đi khám sớm để chẩn đoán nguyên nhân.

Khi có bầu bị tiểu buốt bạn nên đi khám sớm để chẩn đoán nguyên nhân

4.3. Nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắt theo Đông Y

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra hơn 80% các trường hợp tiểu buốt tiểu rắt là do dương khí hạ hãm, ép xuống thành bàng quang và thu hẹp ống dẫn tiểu gây cảm giác tiểu khó khăn như tiểu buốt tiểu rắt. Thậm chí khi dương khí ép quá mạnh sẽ gây vỡ mao mạch ở bàng quang và lúc này sẽ xuất hiện tiểu ra máu.

Do đó, ngoài những nguyên nhân bệnh lý theo lý giải của Y học hiện đại thì lý giải của Đông Y sẽ giúp ta hiểu được nguyên nhân chung nhất và là gốc rễ gây ra tình trạng tiểu buốt tiểu rắt hay các chứng rối loạn tiểu tiện khác cũng như nguyên lý trị bệnh từ gốc.

5. Phương pháp điều trị tiểu buốt tiểu rắt

Bị đi tiểu buốt tiểu rắt uống thuốc gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay có hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất là Tây Y và Đông Y. 

5.1. Chữa tiểu buốt tiểu rắt bằng kháng sinh Tây Y

Tiểu buốt tiểu rắt thường xuất phát từ nguyên nhân viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công nên các dòng thuốc Tây Y thường được sử dụng trong điều trị tiểu buốt tiểu rắt thường là:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh như trimethoprim, sulfamethoxazole, Fosfomycin, Nitrofurantoin hay các nhóm thuốc như quinolone, macrolid, cyclin giúp tăng cường kháng khuẩn  được chỉ định trong các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm, điều trị, chữa bệnh viêm đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu buốt tiểu rắt.
  • Thuốc giãn cơ trơn: Nếu bị đái buốt nhiều thì bạn có thể được chỉ định dùng thuốc chống co thắt có tính làm giãn cơ trơn như Nospa. Nospa giúp giảm cơn đau quặn thận hay đường niệu sinh dục do sỏi thận, viêm bàng quang, viêm bể thận. 
  • Thuốc chống trầm cảm hoặc ức chế thần kinh: Một số hoạt chất oxybutynin, tolterodin, darifenacin có tác dụng thư giãn bàng quang hoặc Duloxetin: chất ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine, tác động lên hệ thần kinh trung ương gửi các tín hiệu kiểm soát cơ vòng bàng quang.  

Kháng sinh, giảm đau, thuốc giãn cơ trơn là những thuốc được sử dụng để trị tiểu buốt tiểu rắt

Thuốc trị tiểu buốt Tây Y tuy cho tác dụng nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu lạm dụng, nhiều thuốc chỉ có hiệu quả ức chế tạm thời, sẽ biến mất khi ngừng thuốc đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của người bệnh.

5.2. Chữa tiểu buốt tiểu rắt bằng Đông Y

Theo Đông Y, nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắt đó là do cơ thể mất cân bằng âm dương, dương khí hạ hãm ép xuống thành bàng quang, thu hẹp ống dẫn tiểu. Do vậy, cách trị tiểu buốt tiểu rắt từ tận gốc đó là phải đẩy dương khí đi lên giúp khai thông đường tiểu, cân bằng âm dương trong cơ thể.

Dựa theo cơ chế này, Nhà thuốc Đông Y gia truyền Đức Thịnh Đường đã cho ra mắt sản phẩm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh với các thành phần tự nhiên như Đảng sâm, Phục linh, Quy bản, Đương quy, Tang phiêu tiêu,… Thuốc có công dụng bổ khí, cân bằng âm dương, làm ấm thận và bàng quang, tăng cường khả năng chế ước của bàng quang,… nhờ đó điều trị các triệu chứng bệnh đường tiểu hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh dạng viên nén bao phim cũng với tác dụng tương tự.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh nguồn gốc thảo dược, hỗ trợ điều trị tiểu buốt tiểu rắt

6. Phòng ngừa tiểu buốt tiểu rắt như thế nào?

Chế độ ăn uống, sinh hoạt có vai trò đặc biệt trong việc điều trị tiểu buốt. Chính vì vậy, ngoài việc đi thăm khám và làm theo hướng dẫn của chuyên gia bạn nên thực hiện những lưu ý sau để giúp cải thiện tình trạng bệnh:

6.1. Chế độ sinh hoạt giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt tiểu rắt

Chế độ sinh hoạt giúp ngăn chặn nguy cơ gây bệnh cũng như hỗ trợ điều trị chứng bệnh tiểu buốt tiểu rắt hiệu quả. Những việc bạn cần làm là:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
  • Rèn luyện thể dục thể thao
  • Quan hệ tình dục lành mạnh
  • Ăn uống khoa học, phù hợp thể trạng
  • Giữ tâm trạng thoải mái

Rèn luyện thể dục thể thao, tập yoga, kegel giúp cải thiện tốt tiểu buốt tiểu rắt

6.2. Chế độ dinh dưỡng cải thiện tình trạng tiểu buốt tiểu rắt

Chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến sức khỏe và hoạt động của toàn bộ cơ thể, nhiều thực phẩm còn giúp hỗ trợ điều trị tiểu buốt: 

  • Các thực phẩm nên sử dụng: Uống nhiều nước, dùng nước ép việt quất, thực phẩm giàu Probiotic, chất xơ. Hoặc áp dụng những cách chữa tiểu buốt, tiểu rắt tại nhà cho cả nam và nữ dùng những vị thuốc dân gian hỗ trợ điều trị như rau mồng tơi, bí xanh, rau má, râu ngô,…
  • Những thực phẩm không nên sử dụng: Cà phê, soda, rượu bia, chất ngọt nhân tạo, trái cây có tính axit, thực phẩm cay, nóng.

Hy vọng bài viết này giúp các bạn có thêm thông tin và biết được tiểu rắt tiểu buốt là bệnh gì. Khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường ở đường tiểu bạn nên đi thăm khám được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và cách chữa bệnh phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng gọi hotline 087.658.8866 hoặc để lại thông tin bên dưới để chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh hỗ trợ tư vấn.

Bài viết này có hữu ích không?

Chủ Đề