Nguyên tắc bồi hoàn trực tiếp là gì

- Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

- Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo. Nghị định này quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo [sau đây gọi chung là chi phí đào tạo] đối với người học chương trình giáo dục cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được hưởng học bổng và chi phí đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với nhà nước Việt Nam mà không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tốt nghiệp.

- Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 10 tháng 03 năm 2015 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo

Các trường hợp người học phải bồi hoàn chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 143/2013/NĐ-CP đó là:

1. Người học thuộc các trường hợp sau đây không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày người học được công nhận tốt nghiệp thì phải bồi hoàn chi phí đào tạo:

- Người học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học tập ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước [bao gồm cả chương trình giáo dục theo Hiệp định ký kết với nhà nước Việt Nam].

- Người học được tham gia chương trình đào tạo ở trong nước theo các Đề án đặt hàng đào tạo do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trường hợp sau khi tốt nghiệp, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục học tập, thì thời hạn 12 tháng tính từ ngày được công nhận tốt nghiệp khóa học tiếp theo mà người học trong trường hợp nêu trên không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải bồi hoàn chi phí đào tạo.

2. Người học chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ mà tự ý bỏ việc.

“Điều 4. Thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Người học theo học trình độ cao đẳng, trình độ đại học sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gấp 2 [hai] lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo.

2. Người học theo học trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gấp 3 [ba] lần thời gian được hưởng chi phí đào tạo.”

1. Chi phí bồi hoàn bao gồm: Học phí, học bổng và các khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học đã được ngân sách nhà nước cấp.

2. Chi phí đào tạo được cấp bao gồm: Học phí, học bổng, sinh hoạt phí và các khoản chi phí khác đã được ngân sách nhà nước cấp cho người học theo chế độ quy định.

3. Cách tính chi phí bồi hoàn:

- Người học phải bồi hoàn 100% chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:

+ Người học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi học tập ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước [bao gồm cả chương trình giáo dục theo Hiệp định ký kết với nhà nước Việt Nam].

+ Người học được tham gia chương trình đào tạo ở trong nước theo các Đề án đặt hàng đào tạo do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Đối với người học chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định mà tự ý bỏ việc thì chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:

S = [F / T1] x [T1 - T2]

Trong đó:

- S là chi phí bồi hoàn;

- F là chi phí đào tạo được cấp;

- T1 là thời gian làm việc theo sự điều động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tính bằng số tháng làm tròn;

- T2 là thời gian đã làm việc sau khi được điều động được tính bằng số tháng làm tròn.

4. Trường hợp người học chưa chấp hành đủ thời gian làm việc theo quy định, thời gian làm việc chỉ được tính tròn tháng nếu số ngày làm việc trong tháng từ 15 ngày trở lên.

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi đào tạo đại học trong thời gian 48 tháng, chi phí đào tạo được cấp từ ngân sách nhà nước là 60 triệu đồng. Thời gian phải chấp hành sự điều động làm việc sau khi hoàn thành khóa học của anh A là 96 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã chấp hành sự điều động làm việc được 47 tháng 16 ngày, sau đó anh A tự ý bỏ việc. Theo nguyên tắc làm tròn tháng, thời gian anh A đã chấp hành sự điều động làm việc được làm tròn thành 48 tháng. Chi phí mà anh A phải bồi hoàn là: S = [60000000 đ / 96 tháng] x [96 tháng – 48 tháng] = 30.000.000 đ

    Khi có một chuỗi các sự kiện gián đoạn thì nguyên nhân gần nhất của tổn thất là nguyên nhân xảy ra ngay sau sự gián đoạn cuối cùng. Ví dụ: Người được bảo hiểm tham gia hợp đồng bảo hiểm tai nạn cá nhân. Trong khi đi thuyền qua một con sông, không may anh ta ngã xuống sông. Cùng lúc đó, anh ta bị một cơn đau tim và sau đó đã bị chết đuối. Trong trường hợp này, việc chết đuối là nguyên nhân gần nhất chứ không phải việc đau tim vì có một sự gián đoạn trong chuỗi các sự cố giữa cơn đau tim và việc chết đuối. Công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các quyền lợi mà người này được hưởng theo hợp đồng bảo hiểm tai nạn cá nhân. 

Chủ Đề