Nguyên tắc xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề bài học

Sản phẩm của việc thiết kế bài giảng bao gồm giáo án và toàn bộ những suy nghĩ vềquá trình dạy học sẽ diễn ra trong tiết học sắp đến. Giáo án được thể hiện ở trên giấy, phầncòn lại nằm trong suy nghĩ của GV.Giáo án được xem như là bản kế hoạch dạy học của GV. Về mặt hình thức, giáo ánlà một bài soạn cụ thể của GV, được trình bày bằng những đề mục, câu chữ ngắn gọn, rõ ràngtheo một trình tự hợp lí. Trong giáo án không thể hiện được cảm xúc, tư tưởng, tình cảm củangười dạy và người học. Giáo án cũng không thể trình bày hết những dự kiến, cũng như cáchứng xử của người dạy. Thiết kế bài giảng là một hoạt động đa diện, phức tạp, tốn nhiều côngsức, trí tuệ của GV, tất cả những chuẩn bị, dự kiến, hình dung hoạt động thiết kế không đượctrình bày hết ở giáo án. Giáo án [là một bản kế hoạch cụ thể] chỉ thể hiện những sản phẩm cụthể, rõ ràng của hoạt động thiết kế. Giáo án là một trong những sản phẩm của hoạt động thiết kếbài giảng được thể hiện bằng vật chất trước khi bài giảng được tiến hành.Xuất phát từ những quan niệm trên, việc thiết kế bài giảng theo hướng dạyhọc tích cực cần tuân theo các nguyên tắc sau:1] Mục tiêu bài giảng cần đảm bảo bám sát mục đích chung của chương trình đàotạo và mục tiêu cụ thể của bài học.2] Nội dung bài giảng phải chính xác khoa học, đảm bảo tính hệ thống, đủ nộidung, làm rõ trọng tâm, có liên hệ thực tế, có tính giáo dục.3] Về việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học cần đảm bảo:-Khai thác triệt để các phương pháp dạy học tích cực.-Sử dụng các phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn hóa học, với nộidung của kiểu bài lên lớp.-Phối hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy học.-Tăng cường liên hệ với thực tiễn, đảm bảo tính liên môn.-Phát huy tính tích cực của HS trong tiến trình xây dựng kiến thức.-Tăng cường tổ chức HS hoạt động nhóm, sử dụng phiếu học tập.-Tăng cường sử dụng thí nghiệm theo hướng nghiện cứu.-Kết hợp kiểm tra tự luận và kiểm tra trắc nghiệm.-Mở bài gây hứng thú học tập.4] Tăng cường sử dụng thí nghiệm, phương tiện dạy học. Sử dụng và kết hợp tốtcác phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp. 5] Cần tạo cơ hội cho HS hoạt động. Một đặc trưng cơ bản của dạy học tích cực làdạy và học thông qua các hoạt động học tập của HS. Do vậy khi thiết kế bài giảng nên ưutiên thời gian cho các hoạt động. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà sắp xếp quá nhiều hoạtđộng, một tiết dạy 45 phút nên có khoảng từ 6 hoặc 8 hoạt động là phù hợp. Tổ chức và điềukhiển HS học tập tích cực, chủ động, phù hợp với nội dung của kiểu bài dạy, với các đốitượng để HS hứng thú học tập.2.3. Quy trình thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích cựcThiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích cực theo các bước sau:Bước 1. Xác định mục tiêu của bài học- Mục tiêu của bài học là đích đặt ra cho HS cần đạt được khi học bài đó. Là câu trảlời cho câu hỏi: “Người học phải có khả năng làm được gì vào cuối bài học?”. Mục tiêu củabài học chỉ đạo toàn bộ nội dung, phương pháp dạy học, nội dung và phương pháp đánhgiá.- Mục tiêu của bài học gồm ba thành tố: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Khi xác định mụctiêu ta cần chú ý tới những kiến thức và đặc biệt là các kĩ năng, thái độ ẩn chứa trong nộidung của bài học.- Mục tiêu của bài học được thể hiện bằng các động từ để có thể lượng hóa được và cầnnêu rõ sau khi học phần đó HS biết cách tiến hành các hoạt động để có được kiến thức mớinào? Kĩ năng mới nào? Có thái độ tích cực gì?Có thể nêu ra một số mức độ sau đây: Kiến thức:-Biết: Nhắc lại được, kể tên được, trình bày được, diễn đạt được.-Hiểu: Giải thích được, chứng minh được, phân tích được, nhận xét được,đánh giá được. Kỹ năng:-Làm [vận dụng được, lắp ráp được, vận hành được].-Sáng tạo: Sáng tác được, cải tiến được. Thái độ:-Trao đổi, hỏi, trả lời, đề xuất, tích cực. Bước 2. Chọn ra kiến thức cơ bản, trọng tâm-Tìm mục đích, yêu cầu của bài giảng và của từng phần trong bài.-Xác định các nội dung chủ yếu của bài, của từng phần trong bài [hay còn gọi là“khoanh vùng” kiến thức cơ bản].-Chọn lọc trong các nội dung chủ yếu [trong phạm vi đã “khoanh vùng”] nhữngkhái niệm, hệ thống khái niệm, các mối liên hệ, hoặc các qui luật [nếu có], các sự vật, hiệntượng hóa học tiêu biểu.Điểm cần chú ý là các kiến thức cơ bản tuy phân bổ vào từng phần, từng mục cụ thểcủa bài, nhưng chúng có quan hệ với nhau trong một thể thống nhất của nội dung bài. Vìvậy, trong nhiều trường hợp đơn vị kiến thức cơ bản này là hệ quả, sự tiếp nối hay là tiền đề,cơ sở cho các đơn vị kiến thức cơ bản khác.Trong kiến thức cơ bản của bài học, có những nội dung then chốt, hiểu được nó thì cóthể làm cơ sở để hiểu được các kiến thức khác liên quan, gần gũi. Đó là những kiến thức trọngtâm của bài cần phải xác định. Trọng tâm của bài có thể nằm trọn trong một, hai mục của bài,nhưng cũng có thể nằm xen kẽ ở tất cả các mục của bài.Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài giảng có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúccủa bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm cáctrọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nàocũng có thể tiến hành được. Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủnguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dàycông xây dựng.Bước 3. Chia bài học ra thành từng phần ứng với mỗi hoạt động dạy họcMỗi bài học có thể chia ra thành một số hoạt động nhất định nối tiếp nhau. Trong mỗihoạt động có thể gồm các hoạt động cơ bản khác nhau để thực hiện mục tiêu đặt ra. Việcphân chia bài giảng thành nhiều phần ứng với mỗi hoạt động dạy học tạo nhiều thuận lợicho gv trong khâu thiết kế.Có thể phân chia bài giảng ra thành 3 phần như sau:a] Phần mở bài: tương ứng với hoạt động khởi động. Hoạt động này có thể là mởđầu, có thể nêu mục tiêu của tiết học, kiểm tra bài cũ để nêu vấn đề của bàimới hoặc những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống có liên quan đến bài mới... b] Phần thân bài: gồm các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của bài học về kiếnthức kĩ năng như:-Hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới.-Hoạt động củng cố.-Hoạt động để hình thành kĩ năng.c] Phần kết bài: tương ứng với hoạt động kết thúc tiết học gồm:-Hoạt động đánh giá.-Ra bài tập củng cố.-Cho bài tập về nhà.-Dặn dò chuẩn bị cho bài sau.Bước 4. Xác định phương pháp và hình thức tổ chức dạy họcvới từng hoạt động1] Tuỳ thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, điều kiện và phương tiệndạy học, đối tượng HS, GV xác định hình thức tổ chức dạy học thích hợp. Trong bài lên lớptài liệu mới, có thể căn cứ trước hết vào nội dung dạy học để chọn hình thức học cá nhân,nhóm, lớp.-Đối với những nội dung thích hợp, vừa sức, GV có thể tổ chức cho HS học cá nhân vớisách giáo khoa, thí nghiệm, sơ đồ, bảng thống kê,... để nắm kiến thức bài học, làm các bài tậpvà trả lời các câu hỏi các phiếu học tập do GV thiết kế trước. Ví dụ, phần tìm hiểu về tính chấthóa học, điều chế chất GV cho HS đọc SGK rút ra những thông tin chính như trạng thái, màusắc, độ tan...-Đối với những nội dung dễ gây ra nhiều ý kiến khác nhau, GV có thể tổ chức cho HSlàm việc theo nhóm. Ví dụ, phần suy luận từ cấu hình electron, cấu tạo phân tử ra tính chất hóahọc của chất, hoặc phần vận dụng các quy tắc xác định số oxi hóa các nguyên tố GV tổ chứcHS làm việc theo nhóm.-Đối với những nội dung mà HS không có khả năng tự học [những nội dung phức tạp,khó,...] và mất nhiều thời gian, nên tổ chức cho HS học theo lớp. Và lúc này GV tích cực sửdụng phương pháp đàm thoại, đàm thoại nêu vấn đề, để hướng dẫn HS từng bước nghiên cứuphần này. Các hình thức dạy học cần phải được phối hợp chặt chẽ với nhau trong một tiết lên lớp, làmcho hình thức hoạt động nhận thức của HS đa dạng và các em vừa được học thầy, vừa đượchọc bạn, vừa có sự nỗ lực cá nhân.2] Để thực hiện tốt mục tiêu bài dạy, việc xác định phương pháp dạy học đóng vai tròhết sức quan trọng.a] Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học.Khi xác định phương pháp dạy học, GV cần dựa vào các cơ sở sau đây:-Mục tiêu dạy học. Để thực hiện mục tiêu dạy học, cần phải tiến hành bằng các phươngpháp dạy học cụ thể. Tuy nhiên, mỗi mục tiêu cụ thể thông thường phải được thực hiện bằngmột [hay một số phương pháp dạy học] thích hợp. Ví dụ: Muốn hình thành ở HS thái độ về ýthức bảo vệ môi trường sống [trong chương nitơ] thì phương pháp dạy học thích hợp là thảoluận [hoặc xác định giá trị], vì các phương pháp dạy học này cho phép HS bộc lộ thái độcủa mình ra bên ngoài. Trong dạy học, mục tiêu về nhận thức thường có nhiều mức độ. Mỗimức độ lĩnh hội kiến thức đạt được bằng mỗi phương pháp dạy học nhất định.-Nội dung dạy học. Phương pháp là hình thức tự vận động bên trong của nội dung, dovậy, không có một phương pháp dạy học nào thích hợp với tất cả nội dung dạy học. Mỗiphương pháp dạy học chỉ thích ứng với một số nội dung nhất định. Ví dụ: với nội dung hóa họcđại cương thì sẽ có những phương pháp dạy học khác với nội dung bài học về các chất cụ thể,các bài về chất hữu cơ. Vì vậy, khi lựa chọn phương pháp dạy học phải căn cứ vào nội dungbài dạy, lớp dạy.-Các giai đoạn của quá trình nhận thức. Thông thường quá trình nhận thức trải qua 3 giaiđoạn: tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, vận dụng thông tin. Mỗi giai đoạn học tập tương ứngvới những phương pháp dạy học nhất định. Do vậy phương pháp dạy học trong khi dạy bàimới khác với bài ôn tập, củng cố, khác bài thực hành. Ngay trong bài lên lớp tài liệu mới, ởgiai đoạn thông tin ban đầu sử dụng phương pháp dạy học khác với giai đoạn củng cố, hệ thốnghóa kiến thức...-Đối tượng HS: Cần biết HS đã đạt đến trình độ nào về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, đặcđiểm tâm sinh lý, các thói quen học tập và vốn kiến thức thực tế tích lũy được qua cuộc sống rasao. Từ đó dự kiến các phương pháp dạy học thích hợp, khêu gợi tính tích cực hoạt động củaHS trên cơ sở phát huy năng lực và phẩm chất cá nhân của các em. -Những điều kiện vật chất của việc dạy học, như: đặc điểm, số lượng HS, tài liệu vàphương tiện, thiết bị dạy học, các điều kiện vật chất khác,... cũng có tác động, nhiều khi rấtquan trọng tới việc lựa chọn phương pháp dạy học.-Ngoài ra, năng lực, thói quen, kinh nghiệm của bản thân người GV về dạy học cũngcần xem xét đến khi lựa chọn phương pháp dạy học. Bởi vì, phương pháp dạy học, ngoàitính chặt chẽ của hoạt động học đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc, quy tắc, còn mangnặng tính trực giác của hoạt động dạy chi phối bởi tính chủ quan, kinh nghiệm của người sửdụng nó.b] Một số lưu ý đối với GV khi sử dụng phương pháp dạy học hóa họcMỗi phương pháp dạy học đều có tác dụng tích cực đối với một số mặt học tập của HS,giúp HS nắm vững kiến thức và phát triển một số khía cạnh nào đó của kỹ năng, thái độ. Khôngcó phương pháp dạy học nào là vạn năng cả. Chính vì vậy trong một bài dạy học, cần phải có sựphối hợp hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau.Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp dạy học nào thì cũng nên nhớ rằng kiểu dạy học có hiệuquả nhất là kiểu trong đó đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS.Tóm lại, “Phương pháp giáo dục phổ thông phải biết phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡngphương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tìnhcảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS “[Điều 24, Luật Giáo dục].3] Xác định hình thức, phương pháp tạo nhu cầu, hứng thú nhận thức- Khi bắt đầu bước vào bài mới, GV cần có sự định hướng nội dung học tập cho HS.Việc định hướng đó sẽ có hiệu quả cao hơn, nếu như tạo được hứng thú học tập của HS. Cóthể sử dụng nhiều cách khác nhau để mở bài, ví dụ như mở bài bằng cách tạo một trò chơinhỏ, hoặc bằng thí nghiệm nghiên cứu của HS, hoặc nêu vấn đề mà việc giải quyết sẽ đượctiến hành trong bài, đặt giả thuyết mà sự lựa chọn sẽ được tiến hành trong bài, giới thiệu vấnđề,...- Cách định hướng và tạo nhu cầu học tập trước mỗi mục của bài cũng tương tự trên.Do các mục kế tiếp nhau, nên GV vừa tiểu kết mục ở trước, vừa đồng thời chuyển tiếp sangmục sau một cách thích hợp. Bước 5. Lựa chọn và chuẩn bị phương tiện dạy họcGV cần xác định rõ việc chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho tiết học như: chuẩn bị đồ dùngdạy học nào, dụng cụ hóa chất gì, các bảng phụ hoặc phiếu học tập có ghi các bài tập, câuhỏi hoặc các nhiệm vụ yêu cầu HS thực hiện để tìm tòi, phát hiện kiến thức mới, số lượngcác đồ dùng dạy học cần có, thứ tự sử dụng hoặc thực hiện nó. Cần chỉ rõ nhiệm vụ của GV,hay cá nhân, nhóm HS trong việc chuẩn bị này.Việc lựa chọn, chuẩn bị phương tiện dạy học hóa học GV nên thực hiện theo quy trìnhsau:- Nghiên cứu nội dung bài học để xác định các phương tiện dạy học cần thiết. Bướcnày GV nghiên cứu các đơn vị kiến thức, kiến thức cơ bản bài dạy học để xác định nội dungbài học đề cập nội dung nào? Kỹ năng cần rèn luyện cho HS là kỹ năng gì? Hình thức tổchức dạy học nào? Các phương tiện dạy học hiện có của nhà trường... để chọn phương tiệndạy học cần sử dụng.- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập gắn với phương tiện dạy học. Bước này GV dựavào các đơn vị kiến thức, các phương tiện sẽ sử dụng để xây dựng câu hỏi, bài tập. Các câu hỏibài tập GV xây dựng phải phát triển được các năng lực trí tuệ HS.- Tiến hành xây dựng - chuẩn bị các phương tiện dạy học. Bước này GV chuẩn bịđầy đủ các phương tiện cần sử dụng cho bài giảng.- Xác định thời điểm và phương pháp sử dụng phương tiện dạy học trong tiết học. Bướcnày, GV căn cứ trên các phương tiện để định ra phương pháp sử dụng.- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và phương án xử lí các tình huống. Đây là bướcgiúp GV chủ động lường trước các tình huống khi sử dụng phương tiện dạy học và lôi cuốnđược HS trong dạy giảng.Bước 6. Thiết kế các hoạt động của GV và HSKhi nghiên cứu nội dung bài học ta có thể chia thành một số hoạt động nhất định nốitiếp nhau. Mỗi hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể của bài học. Trong mỗi hoạtđộng đó có thể gồm một số hoạt động cơ bản khác nhau để thực hiện mục tiêu đặt ra. Cáchoạt động này được sắp xếp theo một trình tự, lôgic hợp lí và có dự kiến thời gian cụ thể.Hoạt động của GV và HS trong một tiết học được chia theo tiến trình của tiết học, có thể gồm các hoạt động theo trình tự sau:a] Hoạt động khởi độngHoạt động này có thể là lời mở đầu nêu rõ mục tiêu của tiết học, kiểm tra kiến thức cũcó liên quan đến bài mới, một câu chuyện có liên quan đến nội dung bài học.Cấu trúc của hoạt động mở đầu nên vận dụng theo công thức GLOSS. [59]Công thức GLOSS-G-Get the trainees attention: Thu hút sự chú ý của HS vào bài.-L-Link with things the trainees my already have experienced: Liên hệ vớinhững gì HS biết.-O-Outcomes of the session: Hướng đến kết quả học tập.-S-Structure of the session: Giới thiệu cấu trúc bài giảng.-S-Stimulate motivation: Kích thích động cơ học tập.b] Các hoạt động nhằm đạt mục tiêu của bài học về kiến thức, kĩ năng: Hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới: tiến hành thí nghiệm, đọc sách trao đổigiữa GV – HS, nhóm HS thảo luận, làm bài tập…Cấu trúc của hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mới:-Với 1 bài giảng lý thuyết cần chia thông tin thành những phần kiến thức nhỏvà thực hiện theo công thức TAS: Lý thuyết + vận dụng + tóm tắt.-Với mỗi phần kiến thức cần chia thành 3 loại: Phải biết, nên biết vàcó thể biết.-Lập trình tự các phần kiến thức.-Lựa chọn các hoạt động để trình bày và áp dụng cấu trúc: Lý thuyết + vậndụng + tóm tắt. Hoạt động hình thành kỹ năng hóa học.Cấu trúc của hoạt động hình thành kỹ năng:-Cho người học thấy tầm quan trọng của kỹ năng. Giới thiệu tổng quan toàn bộcác kỹ năng.-Chia nhỏ kỹ năng đó, tách bạch và minh họa các bước thực hiện kỹ năng theotốc độ bình thường. -Yêu cầu cá nhân thực hành từng kỹ năng nhỏ cho đến khi thành thạo. Kiểm traxem HS đã hiểu bài chưa.-Kết nối những kỹ năng nhỏ với nhau để hoàn chỉnh hoạt động. Quan sát phầnthực hành của HS.-Kiểm tra xem các kỹ năng đã đạt tới các tiêu chuẩn phù hợp chưa.c] Các hoạt động kết thúc tiết họcĐánh giá sự nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức thu được.Ra bài tập và yêu cầu chuẩn bị cho bài sau.Cấu trúc của hoạt động kết thúc tiết học-Tóm tắt nội dung.-Củng cố lại các điểm chính.-Cô đọng nội dung dưới dạng ghi nhớ được.-Mời người học nêu ý kiến, quan điểm.-Mời ý kiến phản hồi 2 chiều.-Chỉ ra những mặt tích cực của HS.-Gợi cho HS bài hôm nay gắn kết như thế nào tới bài giảng sắp tới.Bước 7. Dự kiến nội dung kiến thức được ghi trên bảngGV cần xác định những nội dung kiến thức cơ bản nhất của bài học cần được ghi trênbảng theo logic của vấn đề và HS cần phải tiếp thu được.Bước 8. Xác định các bài tập để HS tự đánh giá và vận dụng kiến thức, hướng dẫnhọc tập ở nhà1] Để việc điều khiển các hoạt động của HS trên lớp học tiến hành thuận tiện, nhanhchóng GV thiết kế các phiếu học tập ghi rõ các yêu cầu hoạt động, sự hướng dẫn hoạt động,các mức độ đòi hỏi HS phải hoàn thành trong giờ học. Các phiếu học tập cần đánh số thứ tựtheo các hoạt động trong kế hoạch bài dạy. Như vậy, khi thiết kế kế hoạch bài giảng theohướng dạy học theo hoạt động đòi hỏi người GV phải dự kiến được các hoạt động điềukhiển của mình trong giờ học và những mục tiêu cần đạt được cho các hoạt động tương ứngcủa HS. Bài giảng theo hướng này sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học,nâng cao vai trò chủ thể của HS trong học tập. Hệ thống câu hỏi, bài tập cần thực hiện được nhiều mục đích:- Tái hiện được kiến thức cho HS.- Phát triển tư duy, các năng lực trí tuệ của HS.- Rèn luyện được kỹ năng - kỹ xảo hóa học.Hệ thống câu hỏi, bài tập cần đa dạng: tự luận, trắc nghiệm khách quan. Câu hỏi bài tậpcần tập trung vào phần kiến thức cơ bản, trọng tâm bài học. Để phù hợp với các đối tượng HS,GV nên xây dựng câu hỏi, bài tập lớn và nhỏ nhằm giúp HS thuận lợi trong khâu củng cố bàihọc.2] Khi thiết kế hướng dẫn học tập cần chú ý việc hướng dẫn học tập không đơn giảnlà giao bài tập hoặc nhiệm vụ về nhà. Điều chủ yếu nhất của khâu này là gợi ý đọc thêm,luyện tập bổ sung, khuyến khích tìm kiếm tư liệu và chỉ dẫn thư mục bổ ích, nêu lên nhữnggiả thuyết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên người học suy nghĩ tiếp tục trong quátrình học tập sau bài học. Những ý được gợi lên, nói chung nên có liên hệ với bài học sau,hoặc có ý nghĩa hỗ trợ ghi nhớ, kích thích tư duy phê phán, khuyến khích tư duy độc lập, tạocảm xúc và bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhu cầu nhận thức của người học.Bước 9. Hoàn thiện giáo ánĐể kiểm tra và hoàn thiện bài giảng vừa thiết kế ta nên thực hiện các công việc sau:-Rà soát lại toàn bộ, xem xét tính logic, tính cân đối giữa các phần.-Đối chiếu với mục tiêu tổng thể và trọng tâm bài học …-Kiểm tra lại các phương pháp dạy học đã thật sự phù hợp, phát huy tính tích cực củaHS. Có phương pháp nào hay hơn, thích hợp hơn…?-Kiểm tra lại các hoạt động dạy học đã thiết kế.-Xem xét cách dùng từ, hình thức trình bày…-Tham khảo ý kiến đồng nghiệp.-Chỉnh sửa lần cuối.2.4. Thiếtkếmộtsốbàigiảnghóahọcvôcơtheohướngdạy học tích cựcDo độ dài luận văn có giới hạn nên ở đây chúng tôi chỉ trình bày một số bài giảngtiêu biểu thuộc các dạng bài lên lớp khác nhau. 2.4.1. Bài “Sự điện li”I. NỘI DUNG BÀI HỌC1. Hiện tượng điện li.-Thí nghiệm-Nguyên nhân dẫn điện của các dd axit, bazơ, muối trong nước.2. Phân loại các chất điện li-Thí nghiệm-Chất điện li mạnh và chất điện li yếuII. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức-Biết: Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điệnli yếu, cân bằng điện li.2. Kĩ năng-Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dd chấtđiện li.-Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chấtđiện li yếu.-Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.III. CHUẨN BỊ-Bộ dụng cụ chứng minh tính dẫn điện của các dd hoặc phần mềm môphỏng thí nghiệm theo hình 1.1 SGK hoặc vẽ sẵn hình 1.1 SGK.-Máy tính, máy chiếu, các phiếu học tập.Phiếu số 1.1]Dd chất điện li dẫn được điện là doA. sự chuyển dịch của các electron.B. sự chuyển dịch của các cation.C. sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan.D. sự chuyển dịch của cả cation và anion.

Video liên quan

Chủ Đề