Nguyên tố oxi thuộc nhóm 6a TÍNH chất hóa học của oxi là

a/ Đặc điểm:

– Các nguyên tố nhóm VIA trong bảng hệ thống tuần hoàn được gọi là nhóm oxi gồm các nguyên tố: O[oxi], S[lưu huỳnh], Se[selen], Te[telu], Po[poloni]. Nhóm oxi theo tiếng hi lạp còn có tên gọi cancogen có nghĩa là có khả năng sinh ra 
quặng.

– Các nguyên tố nhóm oxi là những phi kim hoạt động hoá học tương đối mạnh [trừ Po là kim loại có tính phóng xạ], so với các halogen có mức độ yếu hơn.

– Có khả năng phản ứng với nhiều đơn chất [kim loại và phi kim] và hợp chất [hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ].

b/ Cấu tạo:

– Do có đặc điểm chung là chứa 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng [ns2np4], nên có xu hướng thu thêm 2 electron nữa để có cấu hình giống với khí hiếm.

….

ns2 np4

X   +  2e   –> X2-

– Nguyên tử oxi khác với các nguyên tử nguyên tố khác còn lại trong nhóm là không có phân lớp d [ở lớp thứ 3 mới bắt đầu xuất hiện phân lớp d mà oxi chỉ điền electron đến lớp thứ 2].

– Các nguyên tử S, Se, Te có phân lớp d trống nên khi bị kích thích các electron ở phân lớp s và p có thể nhảy lên phân lớp d trống, có 4 electron độc thân và 6 electron lần lượt có số oxi hoá là +4 và +6 trong một số hợp chất với nguyên tử nguyên tố có độ âm điện lớn hơn [ ví dụ SO2, SO3].

OXI

1. Cấu tạo

Oxi [z=8] cấu hình electron 1s22s22p4

Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử oxi [vẽ các obital và điền electron vào]

-Có 6 electron lớp ngoài cùng còn thiếu 2 electron nữa đạt cấu hình giống với khí hiếm nên mỗi nguyên tử oxi bỏ ra 2 electron dùng chung hình thành 2 liên kết cộng hoá trị không phân cực nên oxi có công thức cấu tạo là: O=O, công thức phân tử là O2 .

– Độ âm điện của oxi là 3,5 nhỏ hơn độ âm điện của flo là 4 nên oxi có tính oxi hoá mạnh.

– Các số oxi hoá: -2 [thường gặp nhất], -1 [H2O2], +2 [trong hợp chất với nguyên tử nguyên tố có độ âm điện lớn hơn như: OF2].

2.  Tính chất vật lí:

– Ở điều kiện thường là chất khí không màu, không mùi, không vị.

– Do có công thức cấu tạo gồm 2 liên kết cộng hoá trị không phân cực nên phân tử oxi không phân cực dẫn đến ít tan trong nước [nước là dung môi phân cực, chất tan và dung môi có cùng bản chất dễ tan vào nhau].

– d O2/kk = 32/29 >1 nên phân tử oxi nặng hơn không khí.

– Oxi tồn tại trong tự nhiên dưới 3 dạng đồng vị bền: 16O, 17O,18O.

– Ngoài dạng O2 ta còn gặp dạng thù hình [là dạng tồn tại khác của cùng một nguyên tố] của oxi là O3[ozon].

– Oxi hoá lỏng khi bị nén ở nhiệt độ cao và áp suất cao, oxi lỏng là một chất màu xanh nhạt có công thức phân tử là O4.

– Oxi hoà tan nhiều trong một số kim loại nóng chảy nhưng khi kim loại hoá rắn oxi nhanh chóng thoát ra ngoài làm cho bề mặt kim loại thường bị rổ.

3. Tính chất hoá học:

O0 + 2e —->   O2-

Từ đặc điểm cấu hình ta dự đoán được oxi có tính oxi hoá.

a/ Tác dụng với đơn chất:

Tác dụng với kim loại:

O2 tác dụng với hầu hết các kim loại khi được đun nóng trừ các kim loại quí như Au, Pt,…

Tác dụng với các phi kim:

O2 tác dụng với hầu hết các phi kim trừ các halogen

b/  Tác dụng với hợp chất:

Tác dụng với hợp chất vô cơ


Tác dụng với hợp chất hữu cơ


4. Điều chế

a/ Trong phòng thí nghiệm

Nguyên tắc: đi từ hợp chất giàu oxi kém bền nhiệt như: KMnO4, KClO3, H2O2, muối nitrat,…

b/ Trong công nghiệp

–         Từ không khí: không khí được hoá lỏng loại bỏ CO2 và HO2 ở nhiệt độ rất thấp sau đó chưng cất phân đoạn để lấy N2 trước rồi thu O2.

–         Từ nước:

điện phân


–         Trong tự nhiên

ánh sáng

CO2 +  H2O ———–>  C6H12O6 +  6 O2

diệp lục tố

KHÁI QUÁT NHÓM OXI

I. VỊ TRÍ NHÓM OXI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ

– Vị trí: thuộc nhóm VIA trong bảng HTTH

– Gồm các nguyên tố: Oxi [O], lưu huỳnh [S], selen [Se], Telu [Te] và poloni [Po]

+ Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trên trái đất, chiếm khoảng 20% thể tích không khí; ở trạng thái đơn chất, là chất khí, không màu.

+ Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng; có nhiều trong lòng đất

+ Selen là chất bán dẫn, màu nâu đỏ. Selen dẫn điện kém trong bóng tối, dẫn điện tốt khi được chiếu sáng.

+ Telu là chất rắn, màu xám, thuộc loại nguyên tố hiếm

+ Poloni là nguyên tố kim loại, có tính phóng xạ

II. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA NHỮNG NGUYÊN TỐ TRONG NHÓM OXI

1. Giống nhau

– Cấu hình electron lớp ngoài cùng: 

=> Các nguyên tố trong nhóm oxi có 6 electron lớp ngoài cùng, ở trạng thái cơ bản có 2e độc thân.

– Có khuynh hướng nhận thêm 2e để đạt cấu hình bền giống khí hiếm

=> Thể hiện tính oxi hoá, có số oxi hoá -2

2. Sự khác nhau giữa oxi và các nguyên tố trong nhóm

– Nguyên tố Oxi không có phân lớp d; nguyên tử của các nguyên tố còn lại có phân lớp d còn trống.

– Ở trạng thái cơ bản, oxi và các nguyên tố còn lại có 2 electron độc thân

– Ở trạng thái kích thích, S, Se, Te có thể có 4, 6 electron độc thân [ do có phân lớp d còn trống]

– Trong hợp chất:

+ Oxi có số oxi hoá -2 [ trừ hợp chất với flo, hợp chất peoxit]: do độ âm điện lớn chỉ kém flo và chỉ có 2e độc thân.

+ Các nguyên tố S, Se, Te có thể có các số oxi hoá là -2, +4, +6 [ do độ âm điện nhỏ, có thể có 2, 4, 6 e độc thân]


III. TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG NHÓM OXI

1. Tính chất của đơn chất

– So với các nguyên tố khác ở cùng chu kì:

+ Độ âm điện của các nguyên tố trong nhóm oxi [ trừ Poloni] chỉ kém các nguyên tố halogen.

+ Bán kính nguyên tử của các nguyên tố [trừ Poloni] chỉ lớn hơn các nguyên tố halogen

=> Các nguyên tố trong nhóm oxi là các phi kim mạnh [ trừ nguyên tố Poloni], có tính oxi hoá mạnh [ chỉ yếu hơn các nguyên tố halogen ở cũng chu kì]

– Tính phi kim giảm dần từ oxi đến telu

2. Tính chất của hợp chất

- Công thức phân tử các hợp chất của các nguyên tố nhóm oxi với hiđro

- Qui luật biến đổi tính axit của các nguyên tố nhóm oxi

- Qui luật biến đổi các hợp chất với hiđro của các nguyên tố nhóm o

Giải thích

Từ S đến Te: bán kính nguyên tử tăng dần -> khoảng cách từ tâm nguyên tử của các nguyên tử nđến tâm nguyên tử H tăng -> độ bền liên kết H-R giảm -> H càng dễ bị tách ra -> tính axit tăng dần

TÓM TẮT CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC

NGUYÊN TỐ TRONG NHÓM OXI

BÀI TẬP ÁP DỤNG   

Câu 1. Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA?

A. 1s2 2s2 2p4.                                              B. 1s2 2s2 2p6.

C. [Ne] 3s2 3p6.                                            D. [Ar] 4s2 4p6.

Câu 2. O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2 là

A. H2O.                 B. KOH.                         C. SO2.                                             D. KI.

Câu 3. Số oxi hoá của S trong các hợp chất sau: Cu2S, FeS2, NaHSO4, [NH4]2S2O8, Na2SO3 lần lựơt là:

A. -4, -2, +6, +7, +4.                                    B. -4, -1, +6, +7, +4.

C. -2, -1, +6, +6, +4.                                    D. -2, -1, +6, +7, +4.

Câu 4. Ở trạng thái kích thích cao nhất, nguyên tử lưu huỳnh có thể có tối đa bao nhiêu electron độc thân?

A. 2.                                B. 3.                      C. 4.                                D. 6.

Câu 5. Hạt vi mô nào sau đây có cấu hình electron giống Ar [ Z=18]?

A. O2-.                             B. S.                      C. Te.                              D. S2-.

Câu 6. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của oxi là:

  1. 2s22p3.
  2. 2s22p5.
  3. 2s22p4.
  4. Tất cả điều sai.
 
   

Câu 7. X2 là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí. X là chất nào?

  1. Nito.                                               C. Oxi.
  2. Clo.                                                D. Agon.

Câu 8. Trong không khí, oxi chiếm:

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

A

B

C

D

D

C

C

C

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề