Nhà hát lớn Hải Phòng tiếng anh

NHÀ HÁT THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ.

Hải Phòng - Thành phố cảng lâu đời, nằm ở vị trí trung tâm vùng Duyên Hải bắc bộ, bên bờ biển đông , có vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng, được hình thành trên miền đất cổ có bề dầy lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời.

Nơi đây có tới 96 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, hơn 100 di tích lịch sử văn hoá cấp Thành phố. Trong đó nhà hát Thành phố – một di tích lịch sử văn hoá luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển Hải Phòng, nơi ghi dấu những di tích lịch sử, những chiến công hiển hách của quân và dân Thành phố trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chứng kiến những đổi thay của một thành phố đang vươn lên mạnh mẽ.

Cùng với nhà hát Lớn Hà Nội và nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, nhà hát Thành phố Hải phòng là một trong những công trình văn hoá lớn được được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX. Nhà hát Thành phố Hải Phòng là một trong những di tích kiến trúc văn hoá của một giai đoạn lịch sử kiến trúc Việt Nam, với những trang trí văn hoa, phù điêu độc đáo được bố cục hài hoà có giá trị mỹ thuật cao.

Đầu thế kỷ XX dân số Hải Phòng vào khoảng 16.000 người trong đó quân đội Pháp, kiều dân Pháp cũng chiếm hàng ngàn người . Vì vậy chính phủ Pháp chủ trương xây dựng một nhà hát có quy mô lớn ở trung tâm nội thành, nơi tiếp điểm của khu người Âu, khu người Hoa, khu người Việt theo quy hoạch của chính quyền Pháp.

Địa điểm được chọn để xây dựng “ Nhà hát tây’’ theo cách gọi của nhân dân ta thời bấy giờ, là nền chợ cao ráo, rộng rãi của làng cổ An Biên trông ra ngòi Liêm Khê.

Năm 1900 chính quyền Pháp bắt chuyển chợ đi nơi khác. Nhà hát được khởi công xây dựng vào năm 1904 và đến năm 1912 thì hoàn thành .

Nhà hát Thành phố được thiết kế rất công phu, kiểu cách theo nguyên mẫu của nhà hát Pari. Nguyên vật liệu được mang từ Pháp sang . Việc xây dựng do người Việt Nam thực hiện dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Pháp. Nhà hát cao 2 tầng, trần hình vòm tạo tiếng vang và làm tăng chiều cao của nhà hát, vòm trần vẽ các hoa văn trang trí ghi tên các nhạc sĩ, kịch sĩ lừng danh như : Mozad, Betthoven, Molieré, Conneille.

Về trang trí thì tiêu biểu nhất của nhà hát lớn phải kể đến hình tượng chiếc đàn Lia trên cánh cửa- đây có thể xem như biểu tượng cho âm nhạc, cho nhà hát lớn. Đàn Lia là loại đàn của người Hi Lạp và là nhạc cụ của thần âm nhạc Apolo. Mặt trước của nhà hát lớn có 4 cột trụ áp sát vào tường để tăng độ bền vững. Kiến trúc theo lối cột Côranhđiêng mềm mại theo lối cột từ trên xuống dưới. đó là phần kiến trúc bên ngoài của Nhà hát lớn, phần kiến trúc bên trong thì vô cùng độc đáo và tráng lệ.

Sân khấu lát gỗ lim. Phía trước sân khấu có khu dành cho ban nhạc ngồi biểu diễn. Toàn bộ sàn nhà bằng gỗ, phía dưới là hầm thông gió. Bên phải, bên trái là phòng hoá trang, phòng nghỉ của diễn viên, nhạc công và các phòng chức năng khác. Hành lang rộng chạy suốt cả 2 tầng nhà hát, phía trong hành lang có cửa đệm bọc da để cách âm. Phía ngoaì hành lang là cửa sổ kính, chớp. Toàn bộ ghế trên gác, dưới nhà hát, hành lang của nhà hát là hơn 300 ghế. Tiền sảnh rộng để đón khách và có thể sử dụng để trưng bày tranh ảnh, triển lãm nhỏ. Hai bên tiền sảnh là 2 phòng dùng làm nơi bán vé và bán đồ dùng lưu niện cho khán giả.

Quảng trường nhà hát có tên là Place Theatre Municipal cũng thuộc nền chợ làng An Biên cổ, được chia làm 2 khu vực: Khu sân nhà hát và khu thảm cỏ, được ngăn cách bởi con đường chạy ngang qua cửa nhà hát. Sân nhà hát được giải nhựa sau khi nhà hát được hoàn thành  việc xây dựng. Khi đó có 2 cột đèn bằng gang theo kiểu cột đèn của Pháp, trên đỉnh cột có thanh ngang treo 2 đèn tròn, to 2 bên. Chao đèn cũng bằng gang có hoạ tiết hoa văn xung quanh. Trong chiến tranh, 2 cột đèn bị bom Mỹ phá hỏng. Ở  mặt trước nhà hát, hai bên còn có tượng thiếu nữ Pháp để trang trí. Xung quanh sân có bồn cỏ, trồng dừa và đặt một số ghế gỗ, nay đã không còn.

Thời Pháp thuộc, nhà hát Thành phố là nơi sinh hoạt chính trị, văn hoá của người Pháp và những người bản sứ giàu có, Chỉ những gánh hát từ Pháp sang hoặc những gánh hát nổi tiếng của nước ta mới được biếu diễn ở đây và những người giàu có mới đủ tiền mua vé vào xem. Hàng năm Pháp cũng tổ chức phát phần thưởng cho học sinh giỏi tại đây để mị dân và khuyến khích những người phục vụ cho chúng.

Cách mạng Tháng tám thành công, nhà hát Thành phố được quân và dân ta tiếp quản. Thời kỳ này, nhà hát Thành phố là một trong những căn cứ quan trọng của chính quyền còn non trẻ, là nơi diễn ra các hoạt động có quy mô lớn.

Ngày 23/8/1945, hàng vạn nhân dân Hải Phòng, Kiến An đã đổ về quảng trường nhà hát Thành phố họp mít tinh đón chào sự kiện Uỷ ban cách mạng lâm thời ra mắt đồng bào.

Nhà hát Thành phố cũng là nơi tổ chức tuần lễ vàng quyên góp ủng hộ chính quyền cách mạng sau đó tiễn đoàn quan Nam Tiến, nơi diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa lực lượng cảnh sát xung phong và nhân dân với bọn phản động phá hoại để bảo vệ an toàn ngày tổng tuyển cử đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà[ 6/1/1946].

Ngày 20/10/1946 nhà hát Thành phố và các đường phố Hải phòng được trang hoàng cờ hoa rực rỡ đón Bác Hồ từ Pháp trở về. Sáng ngày 21/10/1946 tại cuộc mít tinh với nhân dân Hải Phòng tại Quảng trường nhà hát Thành phố  Bác nói: “ Mọi người đồng tâm hiệp lực, chắc chắn thành phố Hải Phòng trở thành thành phố gương mẫu của cả nước” . Cuộc đón tiếp Bác Hồ thực sự là cuộc biểu dương lực lượng của nhân dân Hải Phòng trước kẻ thù hung bạo đang âm mưu gây chiến tranh xâm lược.

Ngày 20/11/1946, tại nhà hát Thành phố đã diễn ra cuộc chiến ác liệt giữa một tiểu đoàn quân đội viễn chinh Pháp , có xe tăng, xe bọc thép yểm trợ với 39 chiến sĩ tự vệ, tuyên truyền viên do trung đội trưởng Đặng Kim Nở chỉ huy. Trận đánh không càn sức kéo dài suốt 4 ngày đêm. Trong tình thế bị bao vây, cô lập hoàn toàn, các chiến sĩ của ta đã chiến đấu anh dũng hy sinh đến ngày cuối cùng bảo vệ nhà hát, gây cho địch nhiều thiệt hại.

Sau ngày giải phóng Hải Phòng [ 13/05/1955] nhà hát Thành phố trở  thành địa điểm để tổ chức các hoạt động chính trị,  văn hoá, xã hội phục vụ nhân dân, nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại, kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước và Thành phố.

Sở Văn hoá thông tin Hải Phòng được Thành phố giao quản lý, khai thác và sử dụng nhà hát Lớn mà trực tiếp  là các đơn vị: Phòng hành chính, phòng nghệ thuật Sở VHTT [ Từ năm 1956 đến 1980], Trung tâm tổ chức biẻu diễn nghệ thuật [ từ 1981 đến 1989], đoàn kịch nói Hải Phòng[ từ 1990 đến 2001], ban quản lý dự án các công trình văn hoá thông tin [ từ 2002 đến 2005] và từ tháng 11/2005 là trung tâm tổ chức biểu diễn nghệ thuật -  đơn vị lần thứ 2 vinh dự được giao nhiệm vụ quản lý nhà hát Thành phố.

Quá trình, quản lý và khai thác nhà hát thành phố luôn phát huy hiệu quả phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước và Thành phố, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá nghệ thuật của nhân dân.

Sau gần một thế kỷ, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của 2 cuộc chiến tranh, sự bào mòn của môi trường tự nhiên nhà hát Thành phố bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhà hát Thành phố đã nhiều lần được sửa chữa, tu bổ tôn tạo để khai thác, sử dụng cho các mục đích khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử.

Năm 1955, Thành uỷ, HĐND – UBND giao cho Sở VHTT lập dự án khả thi tu bổ, tôn tạo, nâng cấp nhà hát Thành phố.

Công trình được khởi công ngày 26/4/2002 với kinh phí gần 80 tỷ đồng, trong đó có 50% nguồn vốn được hỗ trợ từ Trung Ương.

Công ty tu bổ di tích văn hoá trung ương thực hiện việc nâng cấp nhà hát bao gồm: Sao chép và thể hiện tranh trần tường, phù điêu và nhiều hạng mục thông thường khác.

Hệ thống chiếu sáng, trang âm, các thiết bị an toàn, thông tin, làm mát cũng được thay mới làm cho nhà hát đẹp và hiện đại hơn.

Ngày 10/05/2005 nhà hát Thành phố đã khánh thành giai đoạn I đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Hải Phòng.

Cùng với sông Lấp, nhà triểm lãm Thành phố, tượng đài nữ tướng Lê Chân, khu vực quán hoa, đài phun nước, dải vườn hoa trung tâm. Nhà hát thành phố là một điểm nhấn tạo nên một quần thể không gian đẹp, tổ điểm cho Thành phố Cảng thêm lộng lẫy, thu hút nhiều đoàn khách du lịch trong và ngoài nước.

Nhà hát Thành phố một di tích lịch sử văn hoá có giá trị của Thành phố, là nơi thường diễn ra các sự kiện chính trị, văn hoá quan trọng chứng kiến những bước phát triển của thành phố, nơi gửi gắm những ước mơ hoài bão, nơi gắn bó tình cảm tinh thần của các tầng lớp nhân dân, nơi toả sáng văn hoá, chứa đựng những giá trị tinh thần của thành phố cảng trung dũng quyết thắng.

Vào dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn, chào mừng các sự kiện lịch sử trọng đại, vào thời khắc đón chào năm mới hàng ngàn người dân Thành phố hân hoan đổ về Quảng trường nhà hát Thành phố để tham dự  các hoạt động được tổ chức tại đây.

Nhà hát thành phố còn là nơi sinh hoạt, thưởng thức nghệ thuật của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động thành phố cảng. Những buổi hoà nhạc các chương trình biểu diễn – liên hoan nghệ thuật; những ngày hội văn hoá công nhân lao động, của các lực lượng vũ trang, của người cao tuổi, hội cựu chiến binh, thanh niên, thiếu nhi góp phần làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của người dân Hải Phòng.

Nhà hát thành phố – một di tích lịch sử văn hoá đáng tự hào của thành phố cảng, chứng kiến bao thời khắc huy hoàng của lịch sử Hải Phòng thời chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ CNH – HĐH nhằm xây dựng một thành phố trung tâm đô thị cấp quốc gia văn minh, giàu đẹp.

Video liên quan

Chủ Đề