Nhà lý được thành lập vào năm

Nhà Lý là một trong những triều đại giữ được chính quyền lâu nhất so với những vương triều trước đây. Đã bao giờ bạn tự hỏi Nhà Lý được thành lập như thế nào chưa? Hãy để GiaiNgo giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé!

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Qua từng thời kỳ nước ta sẽ có một bước tiến nhất định. Một trong những triều đại đánh dấu bước ngoặt hào hùng của dân tộc ta đó chính là triều Lý. Vậy nhà Lý được thành lập như thế nào? Cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé!

Nhà Lý được hình thành vào năm nào?

Nhà Lý được thành lập vào tháng 10 Âm lịch năm 1009. Đây là thời điểm Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Từ đó mà triều đại Lý ra đời.


Được tài trợ

Năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt. Kể từ đây, nước Đại Việt ta như mở ra một kỷ nguyên mới rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam.

Nhà Lý đóng đô ở đâu?

Buổi đầu độc lập, nhà Lý đóng đô ở Hoa Lư. Đến tháng 7 âm lịch năm 1010, Lý Thái Tổ tiến hành dời đô từ Hoa Lư [Ninh Bình] về Đại La. Thành Đại La sau này được đổi tên thành Thăng Long [bây giờ là Hà Nội].


Được tài trợ

Các triều đại sau này như nhà Trần, nhà Hậu Lê,… cũng lấy Thăng Long làm kinh đô của đất nước.

Nhà Lý được hình thành trong hoàn cảnh như thế nào?

Sau khi Lê Hoàn mất [năm 1005], Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Long Đĩnh là một ông vua tàn bạo khiến cho trong triều, ngoài nội ai ai cũng căm giận.

Năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các con còn quá nhỏ. Sau đó các quan lại trong triều tôn tướng Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

Thuở nhỏ Lý Công Uẩn được nhận làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Văn. Sau này, khi lớn lên Lý Công Uẩn làm quan nhà Lê. Ông là người có học, có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.

Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đang giữ chức Điện tiền Chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư.

Nhận được sự tin tưởng cũng như sự giúp đỡ của Thiền sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn nhanh chóng lên ngôi vua. Từ đó, nhà Lý được thành lập.

Nhà Lý đã tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao?

Thời nhà Lý, bộ máy nhà nước được chia thành 02 cấp là ở trung ương và ở địa phương.

Tổ chức chính quyền trung ương:

  • Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
  • Các chức vụ quan trọng đều do những người thân cận nhà vua nắm giữ.
  • Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, quan võ.

Tổ chức chính quyền địa phương:

  • Nhà Lý đã chia nước ta thành 24 lộ, phủ [ở miền núi gọi là châu]. Đặt các chức tri phủ, tri châu.
  • Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý

Để có thể hình dung cụ thể và hiểu hơn về các cấp chính quyền ở thời nhà Lý thì hãy cùng GiaiNgo khám phá sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý nhé!

Qua sơ đồ trên bạn có thể thấy tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý ngày càng chặt chẽ hơn. Không những thế bộ máy còn quy cũ và chặt chẽ hơn. Mọi quyền lực đều nằm trong tay Vua.

Các đời vua nhà Lý

Bây giờ hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu thêm về các đời vua của nhà Lý nhé!

Nhà Lý trải qua 09 đời vua.

  • Lý Thái Tổ [1010 – 1028], tên húy Lý Công Uẩn.
  • Lý Thái Tông [1028 – 1054], tên húy Lý Phật Mã.
  • Lý Thánh Tông [1054 – 1072], tên húy Lý Nhật Tôn.
  • Lý Nhân Tông [1072 -1127], tên húy Lý Càn Đức.
  • Lý Thần Tông [1127 – 1138], tên húy Lý Dương Hoán.
  • Lý Anh Tông [1138 – 1175], tên húy Lý Thiên Tộ.
  • Lý Cao Tông [1175 – 1210], tên húy Lý Long Cán.
  • Lý Huệ Tông[1210 – 1224], tên húy Lý Hạo Sảm.
  • Lý Chiêu Hoàng [1224 – 1225], tên húy Lý Thiên Hinh Nữ.

Nhà Lý chấm dứt khi Lý Chiêu Hoàng bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225. Lúc đó, bà chỉ mới có 7 tuổi.

Ngôi vàng của triều Lý kể từ đây bắt đầu chuyển qua cho nhà Trần. Đây cũng là lý do vì sao đền bát đế ở làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh [quê gốc của dòng họ Lý] không thờ Lý Chiêu Hoàng.

Bạn có thấy lịch sử Việt Nam thú vị không nào? Vậy là chúng ta đã dễ dàng trả lời được câu hỏi Nhà Lý được thành lập như thế nào? Hãy theo dõi GiaiNgo để thu thập thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!

Cùng Toplời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào?"và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 7

Trả lời câu hỏi: Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào?

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.

- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

Kiến thức mở rộng về Sự thành lập của nhà Lý

I. Sự thành lập nhà Lý

1. Sự thành lập:

- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua.

- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La [nay là Hà Nội], đổi tên thành là Thăng Long.

2. Đôi nét về nhà Lý

- Trong thời đại của vương triều này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn hai trăm năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm, ngoài ra nhà Lý còn bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của mình. Trong nước, mặc dù các vua đều sùng báiđạo Phật, nhưng ảnh hưởng củaNho giáođã bắt đầu lớn dần, với việc mở các trường đại học đầu tiên làVăn miếu[1070] vàQuốc tử giám[1076], và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân làquý tộcra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm1075. Về thể chếchính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vàopháp luậthơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thànhĐại Lalàm thủ đô [sau làThăng LongtứcHà Nộingày nay] đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnhkinh tếvà lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước.

- Ở thời này có những sự kiện đáng nhớ củalịch sử Việt Nam: việc dời đô từHoa Lư, một nơi ở góc đông nam đồng bằng Bắc Bộ, thưa dân, hiểm trở raĐại La, rồi đặt tên mới làThăng Longtheo hình tượng con rồng, một hình tượng đặc thù của thời này; quốc hiệuĐại ViệtcủaViệt Namcó từ tháng 10 âm lịch năm1054và được duy trì đến đầuthế kỷ 19;Văn MiếuvàQuốc tử giám, biểu tượng của văn hiến Việt Nam, được xây dựng; và việc thi cử cũng như hệ thống pháp luật bằng văn bản bắt đầu có dưới triều đại này.

3. Bộ máy nhà nước thời Lý

- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

- Các chức vụ quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ. Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, võ.

-Ở các địa phương, nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ [ở miền núi gọi là châu], đặt các chức tri phủ, tri châu; giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.

II. Các đời vua nhà Lý

Người khởi đầu cho triều đại nhà Lý là Lý Công Uẩn. Dưới triều vua Lê Long Đĩnh, Lý Công Uẩn là một quan võ giữ chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, do có đức, có tài mà Lý Công Uẩn được một số thế lực trong triều đình tôn lên làm Vua. Triều đại nhà Lý trải qua 9 đời vua, trị vì đất nước trong thời gian 126 năm.

1/Vua Lý Thái Tổtên thật làLý Công Uẩn

2/Vua Lý Thái Tôngtên thật làLý Phật Mã

3/Vua Lý Thánh Tôngtên thật làLý Nhật Tôn

4/Vua Lý Nhân Tôngtên thật làLý Càn Đức

5/Vua Lý Thần Tôngtên thật làLý Dương Hoán

6/Vua Lý Anh Tôngtên thật làLý Thiện Tộ

7/Vua Lý Cao Tôngtên thật làLý Long Cán

8/Vua Lý Huệ Tôngtên thật làLý Hạo Sảm

9/Vua Lý Chiêu Hoàngtên thật làLý Phật Kim

- Từ năm 1225 thì triều đại nhà Lý chuyển giao sang triều đại nhà Trần.

* Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?

Mùa xuân năm 1010, một lần từ kinh đô Hoa Lư trở lại thăm quê nhà ở Cố Pháp [Bắc Ninh], Lý Thái Tổ có ghé qua thành cũ Đại La [nay là Hà Nội]. Vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no thì phải rời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này.

Video liên quan

Chủ Đề