Nhà máy thủy điện yaly nằm ở tây nguyên

Nằm giữa núi rừng Tây Nguyên, hồ thủy điện được bao quanh bởi rừng cây hùng vĩ, điều này giúp cho cảnh quan thiên nhiên của nơi đây tuyệt đẹp với non nước hữu tình, du khách đến đây có cảm giác như mình thật nhỏ bé giữa khung cảnh bao la đất trời.

Thủy điện Yaly nằm giữa núi rừng Tây Nguyên

Có thể bạn chưa biết thì đập thủy điện Yaly Gia Lai chính là nơi cung cấp nguồn sáng lớn nhất cho cả Tây Nguyên.

Hãy cùng Lữ hành Việt Nam khám phá nét đặc sắc của thủy điện Yaly nhé!

Bên dòng sông Sê San rộng lớn quanh năm nước chảy dạt dào, chính là công trình thủy điện Yaly, thuộc địa bàn xã Yaly, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai.

Yaly chính là công trình thủy điện lớn thứ hai của nước ta, chỉ sau thủy điện Sông Đà. Được xây dựng vào năm 1993, sau ba năm nhà máy đi vào hoạt động và trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Tây Nguyên, là nơi cung cấp điện chính cho đồng bào Tây Nguyên. Lòng hồ thủy điện rộng tới 64.5km2, với công suất 720 MW, cùng bốn tổ máy, Yaly sản xuất lượng điện lên tới 3.650 triệu KWh mỗi năm.

Đập thủy điện Yaly Gia Lai chính là nơi cung cấp nguồn sáng lớn nhất cho cả Tây Nguyên

Đặc biệt, công trình thủy điện gắn liền với thác Yaly – một trong những thác nước lớn nhất ở Việt Nam với độ cao lên tới 42 mét. Đến với công trình này, du khách có thể ghé qua thác Yaly để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tráng lệ của thác nước này.

Với phong cảnh nên thơ, trữ tình, Yaly trở thành điểm du lịch Gia Lai hấp dẫn du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Thủy điện Yaly là điểm du lịch Gia Lai hấp dẫn du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng

Khám phá vẻ đẹp của phố núi Gia Lai

2. Hướng dẫn cách đi đến thủy điện Yaly

Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố Pleiku của tỉnh Gia Lai, bạn đi theo quốc lộ 14 hướng tới Kontum, đến km số 15 sẽ nhìn thấy biển chỉ dẫn “Thủy điện Yaly, 22km”, hãy rẽ trái, đi khoảng 22 cây số nữa là tới được thủy điện Yaly. Con đường đi đến đập thủy điện rất đẹp, bạn sẽ được ngắm nhìn núi đồi trập trùng, cao nguyên bát ngát, xen lẫn với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn. Đặc biệt là cảnh đẹp nên thơ của sông Sê San, con sông xanh biếc, uốn lượn như một dải lụa vắt ngang qua các khe núi, trôi lững lờ bên những cánh rừng rậm rạp.

Cổng vào nhà máy thủy điện Yaly

Càng vào gần công trình thủy điện, con đường đi càng đẹp hơn, đường trải nhựa êm ru, phẳng kỳ, hai bên đường là cánh rừng cao su rộng lớn, thấp thoáng đâu đó là những ngôi nhà của người dân, cảnh đẹp đến nao lòng.

Men theo con đường quanh co dẫn sâu vào nhà máy, hai bên đường là các khóm cây anh đào nở hoa hồng nhạt tuyệt đẹp, cảnh tượng vô cùng lãng mạn, thư thái và bình yên.

3. Khám phá vẻ đẹp của thủy điện Yaly giữa khung cảnh thiên nhiên rộng lớn

Thấy thoáng từ xa xa, công trình thủy điện Yaly hiện lên trước mắt thật nguy nga và đồ sộ, khiến người ta có cảm giác vô cùng choáng ngợp.

Từ cổng chính của nhà máy, bạn có thể phóng tầm mắt ra xa để nhìn toàn cảnh hồ chứa nước rộng lớn. Ngoài vai trò tích trữ nước dùng cho việc phát điện, lòng hồ bao la còn là nơi sinh sống của rất nhiều loài thủy sinh nước ngọt, và mỗi khi bình minh lên, ánh mặt trời ló dạng, ấy cũng là lúc những đàn cò, le le, diệc từ đâu bay về đây để kiếm mồi và bắt đầu một ngày mới cho nơi đây.

Đi giữa con đường dẫn vào nhà máy chính, nhìn ra xa xa, hồ Yaly thật mênh mang và bao la, đâu đó một vài chiếc tàu cano rẽ róng đi giữa mặt nước, mang đến vẻ đẹp bình yên vô cùng.

Khung cảnh hồ Yaly thật mênh mang và bao la

Tiến gần tới đập xả nước, bạn sẽ được chiêm ngưỡng thác nước khổng lồ từ trên cao chảy xuống, đặc biệt là vào những dịp xả lũ. Đập xả lũ gồm có 6 van cửa, mỗi van cửa rộng tới 15m, sức nước chảy mạnh tung bọt trắng xóa, đôi khi còn được thấy cả dải cầu vồng tuyệt đẹp.

Chiêm ngưỡng thác nước khổng lồ từ đập xả lũ

Đập dâng của thủy điện dài 1.190m, cao 69m, thân đập được thiết kế uốn lượn theo hình vòng cung để giữ được dáng hình của thác nước Yaly huyền thoại. Từ trên con đập, phóng tầm mắt ra xa xăm, bạn còn nhìn thấy được núi Ngọc Lĩnh bao phủ bởi màu xanh ngút ngàn của cây cối, đất trời thì vô hạn, còn con người thì thật bé nhỏ.

Thân đập được thiết kế uốn lượn theo hình vòng cung để giữ được dáng hình của thác nước Yaly huyền thoại

Đừng bỏ lỡ chuyến tham quan cung điện ngầm dưới lòng đất. Thực chất đây là con đường ngầm dài tới 600 mét xuyên qua lòng núi của công trình thủy điện hiện đại này. Dưới lòng đất là gian máy ngầm, chính là nơi đặt bốn tổ máy khổng lồ cùng hệ thống quạt thông gió hoạt động suốt ngày đêm. Trải nghiệm đi dưới cung điện ngầm trong âm thanh ồn ã của máy máy thật sự rất đặc biệt.

Đến thủy điện Yaly, bạn nhớ tham quan cung điện ngầm dưới lòng đất nhé!

Hoàng hôn và cảnh đêm trên thủy điện Yaly cũng là những khoảnh khắc rất đáng để trải nghiệm. Từ trên công trình, bạn cũng có thể nhìn xuống toàn cảnh núi rừng Tây Nguyên, vào hoàng hôn hay những ngày không có nắng, mây khói Tây Nguyên giăng giăng khắp lối tạo nên một khung cảnh phiêu lãng như tiên cảnh.

Hoàng hôn và cảnh đêm trên thủy điện Yaly cũng là những khoảnh khắc rất đáng để trải nghiệm

Bên cạnh việc tham quan nhà máy thủy điện chính, bạn có thể ngồi tàu cano để chiêm ngưỡng cảnh đẹp sông Sê San. Chuyến tàu xuất phát từ hạ lưu của thủy điện Yaly, xuôi dòng sông Sê san trong 30 phút, bạn có thả hồn phiêu lãng vào mây gió, tận hưởng sự thanh bình của thiên nhiên, cũng như ngắm cảnh sông nước núi rừng Tây tuyệt đẹp…

Chiêm ngưỡng cảnh đẹp thanh bình của sông Sê San

Kết

Check in thủy điện Yaly, du khách sẽ trầm trồ khi được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên rộng lớn gắn với công trình kỳ vĩ do bàn tay và khối óc con người gây dựng nên. Choáng ngợp trước cảnh quan núi rừng hùng vĩ bao nhiêu, ta lại càng khâm phục biết bao công sức của những người đã xây dựng nên công trình nhà máy thủy điện này.

Nếu có dịp du lịch Gia Lai, nhất định hãy ghé thăm công trình thủy điện khổng lồ này nhé!

Ảnh: Sưu tầm Internet

Moon [Tổng hợp] - luhanhvietnam.com.vn

Dòng thác Yaly trở thành đại công trường trong những năm 1993-1997. [ảnh tư liệu Khắc Bộ]

Chuyện kể về nàng Ly

30 năm trước, những con nước hùng vỹ trên 2 con sông Krông B'Lah và hệ thống sông Sê San thuộc ranh giới 2 tỉnhKon TumvàGia Laiđổ về dòng thác hùng vỹ bậc nhấtTây Nguyên. Dòng thác ấy vào những năm 1950, người ta từng đo chiều cao lên đến 42m.

Trong ký ức của mình, ông Rơ Châm Krí [76 tuổi, già làng Jrai của làng Vân, thị trấn Ia Ly, Chư Păh, Gia Lai] bồi hồi nhớ lại, cái tên thác Yaly vốn có nhiều tên gọi khác nhau, nhiều người thường quen gọi ngọn thác này với cái tên Jrai Ly hoặc Yaly, Ia Ly. Những già làng của vùng Yaly này từ các làng Vân, làng Mun, làng B’loi [Thị trấn Ia Ly], các làng của xã Ia Xia, xã Ia Phí [huyện Chư Pah, Gia Lai] và xã Yaly [huyện Sa Thầy, Kon Tum] vẫn thường kể lại câu chuyện về huyền thoại Nàng Ly. Trong tiếng Gia Rai, Ya [hay Ia] có nghĩa là nước, Ly là tên một người con gái.

Các già làng kể lại rằng, ngày xưa ở vùng đất này khô hạn, người dân thiếu nước sống khổ sở, đói khát. Một lãnh chúa ở vùng đất này biết một nguồn nước ngọt mang lòng yêu thương một cô gái xinh đẹp tên là nàng H’Ly. Lãnh chúa vì quá si mê nàng H’Ly nên đã tiết lộ nguồn nước quý giá đó cho cô. Vị lãnh chúa vùng đất này nói nếu nàng tiết lộ bí mật này cho dân làng thì nàng sẽ phải chết. Biết được sự thật này nhưng nàng H’Ly vẫn không giữ bí mật đó cho riêng mình và gia đình. Nàng H’Ly đã nhận lấy bi kịch cho mình khi chỉ cho dân làng nơi nguồn nước quý giá. Mái tóc của cô gái trẻ H’Ly đã biến thành thác nước Yaly chảy suốt đêm ngày cùng vĩ thanh của nó mang đến sự ấm no, sung túc cho các buôn làng trên vùng đất bazan đầy nắng gió này…

Vẻ đẹp của thác Yaly

Các làng xung quanh đại công trình này cũng lưu truyền một chuyện kể khác về mối tình của nàng Ly và một chàng trai. Nàng H’Ly là con gái của trưởng làng, nổi tiếng với vẻ xinh đẹp cùng tấm lòng nhân hậu, yêu thương mọi người. Đến tuổi cập kê, H’Ly được cánh đàn ông trong làng theo đuổi trong đó có 2 người cùng yêu nàng say đắm là chàng Rốc và chàng Rit. Tuy vậy, 2 người có hoàn cảnh vô cùng khác nhau. Chàng Rốc tuy khoẻ mạnh, can trường nhưng gia đình lại quá nghèo, không hề tương xứng với nàng H’Ly. Còn chàng Rit là con nhà giàu có, giỏi giang nhưng lại không được nàng H’Ly ưng thuận.

Cha của nàng đề nghị tổ chức một cuộc thi thố để cả 2 cùng trổ tài. Sau nhiều thử thách mà vẫn không chọn được người thắng cuộc, trưởng làng đành đưa ra lời thách đố cuối cùng “Ai dám vượt sông mang về cho ta con cọp dữ, người đó sẽ được con ta chọn để bắt làm chồng”. Chàng Rit run sợ rồi lặng lẽ bỏ cuộc. Trong khi chàng Rốc không ngần ngại mà lao thẳng xuống dòng Sê San đang gào thét. Thế rồi ngày qua ngày, chàng Rốc vẫn chưa quay trở lại. Nàng H’Ly đều đặn mỗi ngày đến nơi 2 người tạm biệt. Đến cuối cùng, nàng kiệt sức và ra đi tại nơi đó. Nước mắt nàng hóa thành ngọn thác Yaly vẫn còn chảy siết đến tận ngày nay.

Thác Yaly hùng vỹ xưa kia giờ đã thành một đại công trình trên đất Tây Nguyên. Song huyền thoại về một mối tình thuỷ chung, son sắt giữa nàng H’Ly và chàng Y Rốc vẫn làm say đắm con tim mỗi người thợ điện đang ngày đêm khai thác dòng nước mắt ấy và với mỗi du khách đến với Yaly.

“Người Sông Đà” viết tiếp huyền thoại

Trong ký ức của những người già tại các buôn làng quanh thác Yaly, ngọn thác huyền thoại ấy không chỉ là nguồn nước mang lại sự sống, là tiếng gọi của Yang trời Yang đất mỗi mùa ning nơng [mùa lễ hội], là lời gọi của tổ tiên và không bao giờ được xúc phạm hay làm vấy bẩn ngọn thác hùng vỹ ấy. Việc chặn dòng nước để làmthủy điệnlà một điều gì đó quá lớn lao ngoài sức tưởng tượng của những người Jrai nơi vùng đất này. Vốn sùng bái thiên nhiên, việc bắt dòng nước phát điện là một điều gì đó như đụng chạm đến đất trời. Người Gia Rai nơi đây chưa biết đến “cái điện” là gì và để làm gì, nên việc chặn dòng nước lại để phát điện gần như là điều không tưởng.

Ông Rơ Châm Vân - người Jrai ở làng Bloi [thị trấn Ialy] kể lại: “Cán bộ vào từng làng vận động người dân, chỉ ra tương tai phát triển cho cả vùng, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, giúp con em đồng bào nơi đây phát triển hơn, được học hành...người làng thủa ấy không mấy người tưởng tượng ra, nhưng rồi các già làng đứng ra nói chuyện, người làng đều hiểu và đồng thuận. Công trình lớn quá, người Kinh về làm đông quá, tiếng máy tiếng người rồi ánh điện sáng rực cả một vùng trời đêm!”.

30 năm trước, công trình đại thủy điện ở Tây Nguyên bắt đầu được từng bước xây dựng. Những con đường trải nhựa được mở ra để máy móc, vật liệu chuyển vào. Hàng chục ngàn công nhân từ miền Bắc, miền Nam, miền Trung và cả con em các buôn làng ở xung quanh nơi này rầm rập vào tiến độ.

Hàng chục ngàn công nhân, mà hầu hết đều là “người Sông Đà” đã đến Yaly để xây dựng thủy điện. Ông Đăng Văn Giỡ [72 tuổi] người công nhân một đời làm thủy điện kể lại, ông từng tham gia xây dựng thủy điện Thác Bà, rồi sau đó tiếp tục theo công trình để xây dựng thủy điện Sông Đà [Hòa Bình] gần 10 năm, rồi tới năm 1991 ông lại tiếp tục từ Sông Đà vào Yaly để xây dựng thủy điện. Trong ký ức của ông 30 năm trước, vùng đất Yaly này heo hút gió và nắng, nằm gần biên giới Việt – Campuchia.

Ông Đặng Khắc Bộ, hiện là Tổ trưởng tổ Du Lịch Nhà máy thủy điện Yaly cho biết, tuyến đập Yaly nằm ngay phía thượng lưu thác có chiều dài 1.160 mét, chiều cao lớn nhất 65 mét, là loại đập đá đổ có lõi bằng đất sét.

Ngày 4/11/1993, công trình Thuỷ điện Yaly được khởi công xây dựng trong niềm vui hân hoan của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ông Đặng Văn Giỡ, cựu công nhân xây dựng công trình thủy điện này kể lại, vào mùa khô năm 1993-1994 hàng ngàn công nhân vẫn qua sông bằng cầu phao, mùa lũ đi bằng phà. Nhưng đến năm 1995 có thể đi từ bờ trái sang bờ phải bằng cầu cứng tạm lắp qua kênh dẫn dòng bờ phải. Mùa khô năm 1997 sau khi đã đắp đập lấp kênh thì dỡ cầu phao, giao thông đôi bờ đi qua tuyến đập được đắp bằng hàng triệu khối đá. Nhưng khó nhất, phức tạp nhất vẫn là công tác đào hầm tuyến năng lượng. Công tác đào hầm chính là đường găng của tiến độ thi công công trình.

Các cán bộ, kỹ sư vận hành các tổ máy thủy điện Yaly hiện tại.

Chỉ trong vài năm, một khối lượng công việc khổng lồ đã hoàn thành, tổ máy số 1 đã phát điện vào ngày 7/5/2000, tổ máy số 1 của nhà máy thủy điện lớn đầu tiên trên sông Sê San đã hòa lưới điện quốc gia, ngày 12/12/2001, tổ máy cuối cùng phát điện và ngày 27/4/2002 khánh thành công trình, hòa vào lưới điện Quốc gia, thắp sáng cả vùng Tây nguyên rộng lớn, hoàn thành sứ mệnh "Khơi nguồn vàng trắng sông Sê San thành dòng điện sáng cho đất nước".

Sau gần 7 năm thi công, đương đầu với thời tiết khắc nghiệt và địa hình hiểm trở, hàng vạn công nhân, kỹ sư, chuyên gia, cán bộ quản lý trên công trường đã biến cả vùng thác Yaly hoang sơ thành một công trình vĩ đại. Nhưng, vẫn có 32 cán bộ công nhân viên đã nằm lại với dòng nước thủy điện này. Họ chính là những người đổ xương máu vì dòng điện cho Tây Nguyên. Họ chính là niềm tự hào của những người làm thủy điện Sông Đà. Họ là những huyền thoại mới trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Thủy điện Yaly trở thành điểm tham quan hấp dẫn tại Gia Lai.

Hơn 30 năm từ khi bắt đầu khảo sát và xây dựng thủy điện Yaly, bây giờ thủy điện Yaly không chỉ là công trình thủy điện lớn bậc nhất Tây nguyên, mà còn là điểm tham quan hấp dẫn của tỉnh Gia Lai. Và có rất nhiều người công nhân xây dựng thủy điện năm xưa đã ở lại, góp phần xây dựng lên thị trấn Ialy ngày càng đổi mới khang trang hơn.

Hiện Công ty Thủy điện Yaly đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện I bắt đầu phương án mở rộng quy mô Nhà máy Thủy điện Yaly thêm 2 tổ máy với công suất 180 MW/tổ máy, nâng tổng số tổ máy lên con số 6 với tổng công suất 1.080MW. Theo tính toán, việc mở rộng quy mô Nhà máy Thủy điện Yaly sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng thiếu điện thường diễn ra vào các tháng mùa khô ở Tây Nguyên. Mặt khác, doanh thu từ việc bán điện cũng sẽ tăng thêm khoảng hơn 765 tỷ đồng/năm.

Trải nghiệm làng chài Sê San

Video liên quan

Chủ Đề