Nhà máy xử lý chất thải rắn tỉnh cao bằng

[TN&MT] - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an tỉnh Cao Bằng vừa tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với nữ Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Bảo Lạc [Cao Bằng].

Cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an tỉnh Cao Bằng tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hoàng Thị Xuyến, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Bảo Lạc [Cao Bằng].

Ngày 12/7, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam; đồng thời tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với nữ Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Bảo Lạc là Hoàng Thị Xuyến [SN 1974], trú tại tổ 6, thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc [Cao Bằng], do liên quan đến các sai phạm trong quá trình thực hiện thanh, quyết toán các khoản ngân sách phục vụ các công trình xây dựng trên địa bàn huyện.

Cùng ngày, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an tỉnh Cao Bằng cũng đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và tiến hành khám xét nơi làm việc đối với Quan Thanh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thành Tâm Cao Bằng để điều tra về hành vi mua bán trái phép các hóa đơn xăng, dầu.

Quá trình khám xét chỗ ở, nơi làm việc của 2 bị can, cơ quan điều tra thu giữ nhiều giấy tờ, tài liệu có liên quan đến các hành vi sai phạm.

Hiện, lực lượng chức năng đang tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 967/TTr-STNMT ngày 04 tháng 4 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phân loại, xử lý, tái chế chất thải tập trung và phân tán trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, với các nội dung như sau:

1. Tên đề án

Đề án phân loại, xử lý, tái chế chất thải tập trung và phân tán trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi thực hiện

2.1. Mục tiêu

a] Mục tiêu chung

- Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách, cơ chế quản lý đồng bộ, kịp thời đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương về công tác quản lý chất thải.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của cộng đồng, đơn vị, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường; từng bước xã hội hóa công tác thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; hình thành ngành nghề hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý môi trường phát triển theo cơ chế thị trường.

- Góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu về bảo vệ môi trường theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.

b] Mục tiêu cụ thể

- Chất thải rắn sinh hoạt:

+ Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị được thu gom, vận chuyển, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đạt 90 % [Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX].

+ Đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%.

+ Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đạt 60%.

+ Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình, cá nhân được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 30%.

+ 100% các Trung tâm thương mại, siêu thị có sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường và thay thế khoảng 80% túi nilon khó phân hủy.

+ Tỷ lệ bãi chôn lấp rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường đạt trên 80% và đầu tư, đưa vào hoạt động 10 lò đốt chất thải sinh hoạt.

+ 100% tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền, phổ biến quy trình phân loại thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

- Chất thải rắn công nghiệp:

+ Tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường đạt 100%.

+ Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đạt 90%.

- Chất thải rắn nông nghiệp:

+ Tỷ lệ chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi, gia súc, gia cầm phải được thu gom, xử lý bằng bể biogas hoặc sản xuất thành phân compost và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đạt 80%.

+ Tỷ lệ phụ phẩm nông nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế đạt 90%.

+ Tỷ lệ bao bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp phải được thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định đạt 50 %.

- Chất thải y tế:

Tỷ lệ chất thải rắn y tế được phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường đạt 100%.

- Chất thải rắn xây dựng và bùn thải:

+ Các huyện, Thành phố bố trí ít nhất 01 bãi tập kết, xử lý chất thải rắn xây dựng phát sinh; 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, trong đó 60% được tái sử dụng hoặc tái chế thành các sản phẩm, vật liệu tái chế bằng công nghệ phù hợp.

+ Phấn đấu đến năm 2025, 80% bùn bể tự hoại thu gom của các đô thị được xử lý đảm bảo môi trường.

2.2. Đối tượng và phạm vi thực hiện

- Đối tượng: Các cơ quan liên quan đến công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn và tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có phát sinh chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh Cao Bằng.

3. Sự cần thiết xây dựng Đề án

- Bảo vệ môi trường là nội dung quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống hết sức được quan tâm theo xu hướng phát triển của xã hội.

- Kiểm soát, quản lý, xử lý chất thải rắn ngày càng phát sinh theo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.

- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn, đưa ra mục tiêu, giải pháp tổng thể, thống nhất về quản lý chất thải rắn, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời gian tới.

4. Nội dung Đề án

Nội dung Đề án phân loại, xử lý, tái chế chất thải tập trung và phân tán trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, bao gồm 4 phần:

- Phần mở đầu: Đánh giá sự cần thiết xây dựng đề án; căn cứ pháp lý; phạm vi, đối tượng của đề án.

- Phần I: Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng:

- Phần II: Mục tiêu, quy trình, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong giai đoạn năm 2021-2025

- Phần III: Tổ chức thực hiện Đề án: Giao trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể triển khai thực hiện Đề án cho các cơ quan liên quan.

[Có Đề án chi tiết kèm theo]

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi và công khai Đề án phân loại, xử lý, tái chế chất thải tập trung và phân tán trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Chủ Đề