Nhà nghỉ được mở cửa chưa Hà Nội

Hà Nội - Một số nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn quận Cầu Giấy cố tình mở cửa đón khách, vi phạm Chỉ thị 17 của TP Hà Nội. Hành vi này sẽ bị xử lý ra sao?

Như báo Tuổi trẻ Thủ đô đưa tin, trong khi cả TP Hà Nội đang căng mình chống dịch Covid-19, các cơ sở kinh doanh không thiết yếu như khách sạn, nhà nghỉ phải tạm dừng hoạt động, tuy nhiên, hoạt động thuê phòng vẫn công khai diễn ra ở chuỗi nhà nghỉ King’s Hotel, Mai Villa, Hotel Hoàng Tử trên địa bàn quận Cầu Giấy. Khách đến thuê phòng ra vào thoải mái, không phải đo thân nhiệt và khai báo thông tin trên một tờ giấy theo cách khó tin, "muốn viết gì cũng được".

Trả lời phóng viên, đại diện pháp luật của chuỗi Hotel Hoàng tử cho biết do không hiểu rõ quy định của pháp luật nên vẫn mở cửa cho khách thuê phòng. Còn Chánh văn phòng UBND quận Cầu Giấy cho biết quận đã chỉ đạo kiểm tra, làm rõ những khách sạn, nhà nghỉ cho thuê phòng trái phép trong thời gian giãn cách.

Trao đổi pháp lý về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương, Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự cho biết việc các khách sạn, nhà nghỉ vẫn mở cửa trong thời điểm Thủ đô thực hiện lệnh giãn cách là vi phạm chỉ thị 17 của UBND TP Hà Nội.

Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương, Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự

Nội dung chỉ thị 17/CT-UBND 2021 ngày 23/7/2021 của UBND Thành phố Hà Nội quy định rõ:

"Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ

Đóng cửa, tạm dừng hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ trừ các trường hợp sau: Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho Nhân dân trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cở sở dịch vụ khám chữa bệnh, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp [như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...], chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội. Hoạt động tang lễ: chỉ tổ chức nghi lễ trong phạm vi gia đình, không quá 20 người, không tổ chức các đoàn viếng."

Như vậy, Loại hình kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn không nằm trong trường hợp được hoạt động.

Nếu các nhà nghỉ, khách sạn trên vẫn cố tình mở cửa nhận khách thì sẽ bị xử phạt căn cứ theo khoản 5 Điều 4; điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế: "Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 thì bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức."

Mức xử phạt hành chính đối với các nhà nghỉ, khách sạn cố tình vi phạm chỉ thị 17 là 40.000.000 đồng.

"Ngoài ra, nếu các khách sạn, nhà nghỉ kể trên làm lây lan dịch bệnh thì cơ quan chức năng có thể xem xét thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ, thậm chí khởi tố hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng." - Luật sư Phương nói thêm.

Nhóm phóng viên TTPL

Hà Nội nới lỏng thêm một số lĩnh vực, hoạt động từ 6h00 ngày 14/10. Ảnh: VGP

Dịch vụ ăn, uống được phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi

Chiều 13/10, UBND TP. Hà Nội ban hành Công điện số 21/CĐ-UBND nhằm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới

Theo đó, từ 6h00 ngày 14/10/2021, UBND TP. Hà Nội điều chỉnh một số hoạt động trên địa bàn Thành phố, cụ thể:

Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường; thường xuyên tự đánh giá nguy cơ và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; khuyến khích làm việc trực tuyến.

Xe buýt, xe taxi được hoạt động theo công suất và hướng tuyến do Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, bảo đảm các quy định của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế và các quy định phòng, chống dịch.

Các bảo tàng, công viên được mở cửa đón khách trở lại với số lượng không quá 10 người/đoàn, bảo đảm khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.

Khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú được hoạt động trở lại không quá 50% công suất, đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh lưu trú và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định và hướng dẫn của ngành du lịch.

Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống [trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi] được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi và phải bảo đảm khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn, chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm 02 mũi vaccine phòng COVID-19; yêu cầu khách hàng thực hiện quét mã QR.

Các hoạt động và cơ sở kinh doanh phải bảo đảm biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, thực hiện nghiêm 5K, cài đặt và quét mã QR theo quy định của Bộ Y tế và Thành phố gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ và các cá nhân tham gia.

Triển khai kế hoạch tiêm vaccine cho người dưới 18 tuổi

UBND TP. Hà Nội giao Sở Y tế chủ trì phối hợp các sở, ngành của Thành phố và các địa phương trên cơ sở quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế kịp thời tham mưu báo cáo UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố.

Xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch, từ các địa phương khác; người nhập cảnh [bao gồm trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine]; người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú/lưu trú, làm việc để phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất theo quy định.

Sở Y tế cũng được giao triển khai kịp thời kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dưới 18 tuổi và tiêm tăng cường khi có hướng dẫn và phân giao vaccine của Bộ Y tế.

Sở Giao thông vận tải được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, quy định tạm thời của Bộ Giao thông vận tải và chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố để hướng dẫn, tổ chức hoạt động liên quan vận tải, vận chuyển hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy hoạt động vận tải hành khách, giao thông, vận tải liên tỉnh, lưu thông hàng hóa trên địa bàn Thành phố phù hợp điều kiện phòng, chống dịch bệnh bảo đảm “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Các quận, huyện, thị xã giám sát, theo dõi sức khỏe và xét nghiệm virus SARS-CoV-2 theo quy định và hướng dẫn của ngành y tế đối với những người cư trú trên địa bàn khi trở về từ địa phương, khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao [được công bố tại trang thông tin điện tử của Bộ Y tế]; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Chủ động phối hợp Sở Y tế bảo đảm xử lý nhanh, kịp thời kiểm soát dịch bệnh trong mọi tình huống trên địa bàn; tăng cường thực hiện các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 và công tác kiểm tra, giám sát tại các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ trên địa bàn và các khu vực có nguy cơ khác.

Bên cạnh đó, hoàn thành kế hoạch tiêm vaccine mũi 2, ưu tiên tiêm vaccine cho người trên 50 tuổi, công nhân các khu/cụm công nghiệp, lực lượng vận chuyển, người làm việc tại các khu vực nguy cơ lây nhiễm cao như trung tâm thương mại, siêu thị,… theo hướng dẫn của ngành Y tế. 

Nguồn: Chinhphu.vn

Nhảy đến nội dung

Nhiều hoạt động dịch vụ ở Hà Nội được mở lại - người dân không được chủ quan

Thứ Tư, 06:00, 22/09/2021

Từ ngày 21/9, Hà Nội bỏ quy định kiểm soát giấy đi đường của người dân, theo ghi nhận của PV, tại các ngã tư, nút giao cắt, tình trạng ùn ứ, cục bộ đã xảy ra. Tại tuyến đường Trường Chinh - Láng, các phương tiện giao thông di chuyển chậm, do có lưu lượng ôtô chiếm số lượng lớn nên người đi xe máy buộc phải len lỏi qua các khe nhỏ giữa các phương tiện mới di chuyển được. Còn tại các khu vực như Nguyễn Trãi, Ngã Tư Sở, Cầu Giấy, cầu vượt Nguyễn Chí Thanh… lượng  người tham gia giao thông đông hơn mọi ngày.

Anh Đỗ Mạnh Hùng, Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, một người dân tham gia giao thông cho biết: “Nếu thực hiện đúng như Chỉ thị 15 quy định thì rất tốt. Nhưng tôi thấy, mọi người ra đường đông như thế này thì chưa chắc đã an toàn. Mỗi người dân phải chú ý tuân thủ 5K, tránh tiếp xúc chỗ đông người và cần thiết thì mới ra đường. Nếu người ra đường quá đông sẽ có nguy cơ lây lan dịch bệnh”.

Nhiều hoạt động dịch vụ ở Hà Nội được mở lại nhưng người dân không được chủ quan để giữ vững thành quả chống dịch.

Tại các cửa hàng cắt tóc, gội đầu trên nhiều tuyến phố, ngay từ sáng sớm, người người xếp hàng giãn cách để được phục vụ. Ông Nguyễn Văn Thành ở quận Hoàn Kiếm cho biết, sau gần 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội, việc Thành phố phép nới lỏng các dịch vụ thiết yếu là một dấu hiệu tốt để cuộc sống trở lại bình thường.

“Rất phấn khởi, ai cũng phấn khởi. Sau 2 tháng giãn cách, đến khi nới lỏng, thành phố nới lỏng, được đi cắt tóc thấy người nhẹ nhõm, sảng khoái. Tuy nhiên, cần tuân thủ giãn cách và nguyên tắc 5K”, ông Thành nói.

Nhiều chủ cửa hàng cắt tóc cho biết, ngay từ khi thành phố phát đi thông báo được hoạt động trở lại đều thấy phấn khởi, vui mừng. Anh Hoàng Minh Tuấn, Chủ cửa hàng cắt tóc trên phố Phủ Doãn, Quận Hoàn Kiếm cho hay, cửa hàng sẽ thực hiện nghiêm quy định của Thành phố trong phòng, chống dịch Covid-19 để những thành quả đạt được trong thời gian qua không bị “uổng phí”; quy định 5K, sử dụng dịch vụ phải khai báo y tế bằng mã QR sẽ luôn được chú trọng thường xuyên tại cửa hàng.

Khách hàng đến cần phải khai báo y tế, đảm bảo 5K...

Tại các cửa hàng ăn uống, mặc dù được mở cửa hoạt động từ ngày 16/9 vừa qua, nhưng nhiều cửa hàng cũng mới hoạt động trở lại.

Chị Lê Thị Thu Hà, chủ cửa hàng ăn trên quận Hoàn Kiếm cho biết, cửa hàng bán cho thực khách mang về và cũng như đẩy mạnh bán hàng qua các ứng dụng công nghệ để hạn chế tập trung đông người.

“Mã QR kiểm soát được dịch bệnh, nhất là khách đến mua thì ai có bệnh thì phát hiện ra ngay. Mình phải duy trì 5K, giãn các mỗi người 2m, sát khuẩn. Nhắc nhở cách nhau 2m. Dịch bệnh vẫn chưa hết, vẫn còn nguy cơ, do đó, mình cũng phải đề phòng cho bản thân và tất cả mọi người”.

 Việc thành phố từng bước mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dần đưa cuộc sống trở lại “bình thường mới” được nhiều chuyên gia đánh giá là điều kiện cần thiết để người dân quay lại cuộc sống bình thường, vừa chống dịch, vừa lao động sản xuất. Mặc dù vậy, để những thành quả chống dịch được duy trì, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa khôi phục sản xuất kinh doanh thì rất cần sự tự giác, chủ động chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là nguyên tắc 5K của mỗi người dân trên địa bàn Thành phố./.

VOV.VN - Bắt đầu từ 12h trưa nay [16/9], 19 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng [tính từ ngày 6/9] được hoạt động một số loại hình kinh doanh. Lác đác có một số hàng ăn mở cửa trở lại với tâm thế vừa bán vừa...nghe ngóng tình hình.

VOV.VN - Bắt đầu từ 12h trưa nay [16/9], 19 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng [tính từ ngày 6/9] được hoạt động một số loại hình kinh doanh. Lác đác có một số hàng ăn mở cửa trở lại với tâm thế vừa bán vừa...nghe ngóng tình hình.

VOV.VN - Bắt đầu từ 12h trưa nay [16/9], 19 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng [tính từ ngày 6/9] được hoạt động một số loại hình kinh doanh. Lác đác có một số hàng ăn mở cửa trở lại với tâm thế vừa bán vừa...nghe ngóng tình hình.

VOV.VN - Bắt đầu từ 12h trưa nay [16/9], 19 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội chưa ghi nhận ca nhiễm trong cộng đồng [tính từ ngày 6/9] được hoạt động một số loại hình kinh doanh. Lác đác có một số hàng ăn mở cửa trở lại với tâm thế vừa bán vừa...nghe ngóng tình hình.

VOV.VN - Rất đông hộ kinh doanh hàng quán ở “vùng xanh” huyện Gia Lâm [Hà Nội] không giấu được niềm vui khi được mở cửa hoạt động trở lại sau gần 2 tháng đóng cửa.

VOV.VN - Rất đông hộ kinh doanh hàng quán ở “vùng xanh” huyện Gia Lâm [Hà Nội] không giấu được niềm vui khi được mở cửa hoạt động trở lại sau gần 2 tháng đóng cửa.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề