Động chỉ hay nếu nhận thức chúng về bảo vệ bí mật nhà nước bí mật quân sự

Suốt hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giữ gìn bí mật của tổ chức cách mạng. Người nhiều lần căn dặn cán bộ, đảng viên, chiến sỹ phải nâng cao cảnh giác, giữ gìn bí mật của cơ quan, tổ chức và của Đảng, Nhà nước.

Trong bài “Giữ bí mật”[1] đăng trên báo Sự Thật, số 97, ngày 30-7-1948 với bút danh A.G, Người nhấn mạnh: Trong chiến tranh, giữ bí mật là điều quan trọng nhất bởi ta dò được tin tức của địch thì ta thắng và ngược lại, địch dò được tin tức ta thì địch thắng ta. Người viết: “Ta biết giữ bí mật, thì bọn Việt gian mật thám khó mà hoạt động, ta biết giữ bí mật, thì dù địch có trăm tai, ngàn mắt, cũng không dò được tin tức của ta. Vì vậy, biết giữ bí mật, tức là đã nắm chắc một phần thắng lợi trong tay ta”.

Bác đã phân tích và chỉ ra nguyên nhân của tình trạng lộ, lọt bí mật là do trong lúc nước nhà đang kháng chiến, nhiều nhân viên, công nhân, bộ đội và nhân dân ta chưa biết giữ bí mật. Các cơ quan, đoàn thể và các cơ quan chức năng lại chưa biết dùng cách giáo dục, hướng dẫn mọi người giữ bí mật. Đây là một khuyết điểm. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các cơ quan, tổ chức cần phải cấp tốc ra sức sửa chữa khuyết điểm này, bằng cách: các đơn vị bộ đội, cơ quan, trường học, chợ búa, hàng quán v.v. cần phải dán những khẩu hiệu

giữ bí mật. Những người phụ trách cần phải hàng ngày dặn dò nhân viên của mình giữ bí mật. Các bộ máy tuyên truyền, các báo chí, phải thường nhắc đến vấn đề giữ bí mật. Cuộc thi đua ái quốc cũng phải chú trọng đến vấn đề giữ bí mật… Như vậy, để kháng chiến và giữ gìn những thành quả của cách mạng thì mọi tổ chức, cá nhân đều phải nêu cao tinh thần và thực hiện nghiêm túc việc giữ bí mật. Đây là công việc thường xuyên, ở mọi lúc, mọi nơi và là trách nhiệm của toàn xã hội, không chỉ của riêng ai.

Trong bài “Phải giữ bí mật”[2] đăng trên báo Sự Thật, số 134, ngày 1-6-1950 [ký tên X.Y.Z.], Hồ Chủ tịch một lần nữa đặt ra vấn đề “phải giữ bí mật”, Người yêu cầu mỗi người phải coi việc giữ bí mật là một nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc, đối với Chính phủ.

Trong bài viết “Giữ bí mật”[3], ký tên C.B, ngày 10-1-1952 Hồ Chủ tịch tiếp tục đề cập tới việc phải hết sức giữ bí mật, nhất là trước hoạt động tình báo, thăm dò tin tức của địch. Người đặt ra câu hỏi: Vì sao tình báo của địch hoạt động được? và khẳng định: đó là do sơ hở của ta trong việc giữ bí mật thông tin. Người viết: Tình báo địch hoạt động như thế nào? Nó nghe ngóng tin tức, tìm tòi tài liệu quân sự, chính trị, kinh tế của ta… và vì sao tình báo hoạt động được, vì do ta sơ suất, kém cẩn thận, không biết giữ bí mật. Cụ thể là những khuyết điểm như nói năng không cẩn thận, bô lô ba la, bạ gì nói đấy, viết lách không cẩn thận. Tài liệu giấy tờ để lung tung, ai cũng có thể có xem, có thể thấy. Khi viết thư cho bầu bạn, cho người nhà, thì viết cả công việc… của cơ quan, của bộ đội. Các báo chí thì kém cẩn thận trong việc đăng tin tức và trong lời bình luận… Người nêu lên cách giữ bí mật, chống lại tình báo địch bằng cách phải dựa vào sức quần chúng. Nhưng trước khi dựa vào quần chúng thì mọi cán bộ và chiến sĩ phải làm gương mẫu trong việc giữ bí mật rồi tiến tới tuyên truyền giáo dục cho nhân dân giữ bí mật. Người yêu cầu: Chúng ta phải xem giữ bí mật là một việc rất cần thiết và rất quan trọng trong công cuộc kháng chiến. Cán bộ và chiến sĩ phải làm gương mẫu giữ bí mật. Chính quyền và đoàn thể cần có kế hoạch tuyên truyền và giáo dục nhân dân giữ bí mật. Chúng ta đã đánh thắng địch trên mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, chúng ta phải kiên quyết đánh thắng địch trên mặt trận tình báo bằng cách tuyệt đối giữ bí mật.

Ngày 1-2-1956, giữa lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta đang bị kẻ địch phá hoại, không thực hiện nghiêm túc Hiệp định Giơ-ne-vơ đã được ký kết, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có bài viết “

Phải giữ bí mật của Nhà nước”[4] đăng trên báo Nhân Dân. Người viết: giữ bí mật của Nhà nước là nhiệm vụ của toàn dân, đặc biệt là nhiệm vụ của cán bộ các cơ quan, các đoàn thể. Công tác bảo mật, phòng gian nói chung và giữ gìn bí mật các văn kiện, tài liệu của Nhà nước nói riêng đang đặt ra cho toàn dân, cho các cơ quan, các đoàn thể nhiệm vụ rất nặng nề vì kẻ địch đã dùng mọi thủ đoạn đê hèn để đánh cắp văn kiện bí mật của ta về chính trị, kinh tế, quốc phòng... để phá hoại ta về mọi mặt. Người chỉ ra những khuyết điểm của không ít cán bộ khi vẫn chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và xem nhẹ việc ấy. Những khuyết điểm như: không cẩn thận trong việc viết, in, gửi, quản lý và kiểm tra văn kiện bí mật; mang văn kiện bí mật về nhà xem; xem văn kiện bí mật ở chỗ đông người; ghi chép những việc bí mật vào sổ tay thường của mình; hay ba hoa, đưa việc bí mật nói với vợ con, bầu bạn; ở quán cơm, rạp hát, công viên, tiệm hớt tóc... cũng đưa việc trong cơ quan ra nói; khi viết thư riêng, hoặc viết bài cho báo chí, cũng nói đến việc bí mật... Những sai lầm trên dù chủ quan hay khách quan cũng đều làm hại cho cách mạng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh - chính trị của đất nước. Hồ Chủ tịch phê phán như thế là các cán bộ đó đã vô tình mà giúp cho địch. Bác còn chỉ ra một số đối tượng do bản lĩnh không vững vàng nên cũng đã tiết lộ bí mật cho địch. Người viết: “Cũng có một số ít người, vì lập trường không vững, chí khí ươn hèn, bị tiền tài, ăn uống, gái đẹp quyến rũ, mà sa vào cạm bẫy của địch, tiết lộ bí mật cho địch”. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giữ bí mật của Nhà nước là một bộ phận trong cuộc đấu tranh với địch”, “Cũng như mọi công việc khác, việc phòng gian bảo mật cần phải dựa vào lòng yêu nước và lực lượng của nhân dân. Chúng ta phải tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu thấu, để nhân dân giúp sức vào công việc này”. Người yêu cầu các cơ quan và các đoàn thể cần phải xem trọng giáo dục, nghiêm chỉnh chấp hành và thường xuyên kiểm tra công tác này.

Trong bài viết “

Cảnh giác” đăng trên báo Nhân Dân, số 2107, ngày 23-12-1959, thêm một lần nữa Bác nhấn mạnh: Giữ nước càng phải cảnh giác để ngăn ngừa bọn đế quốc và bè lũ tay sai phá hoại thành quả cách mạng, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Trong thời kỳ kháng chiến, nhân dân ta cũng như cán bộ và bộ đội ta đều biết nâng cao cảnh giác. Nhưng từ hoà bình trở lại, thì tinh thần cảnh giác có phần kém sút. Đó là một khuyết điểm lớn cần được sửa chữa ngay.

Hơn 50 năm trôi qua kể từ những bài huấn thị của Bác và nhất là sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả trong việc giữ gìn và bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, việc giữ bí mật có lúc, có nơi vẫn còn lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Trong tình hình hiện nay, trước hàng loạt âm mưu, thủ đoạn tinh vi của địch thì loạt bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc giữ bí mật là lời nhắc nhở nghiêm khắc với mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên.

ThS. Nguyễn Thị Thu Trang

-----------------------
[1] Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2011, tập 5, tr.581-582.
[2] Sách đã dẫn [Sđd], tập 6, tr.389-391.
[3] Sđd, tập 7, tr.278-281.
[4] Sđd, tập 10, tr.262-263.

Ngày nay, họ còn chú trọng sử dụng đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên lành nghề, đội ngũ tin tặc đánh cắp, thu thập thông tin, tài liệu mật; tối ưu hóa tính năng của các phương tiện khoa học công nghệ hiện đại để tiến hành các hoạt động đánh cắp thông tin, tài liệu mật. Tháng 6 - 2013, Edward Snowden, cựu nhận viên Cơ quan Tình báo Mỹ [CIA] đã công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về những bí mật trong hoạt động theo dõi người dân, nghe lén điện thoại các tòa đại sứ, kiểm soát và đánh cắp thông tin trên internet của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ [NSA]. Đây là một trong những sự kiện nổi bật, gây sốc đối với nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới. Thủ đoạn sử dụng phương tiện thông tin hiện đại thu thập, đánh cắp thông tin, tài liệu được coi là một trong những biện pháp tích cực nhất trong hoạt động tình báo hiện nay. Một số cơ quan đặc biệt nước ngoài còn lợi dụng đường lối đối ngoại mở rộng của Đảng, Nhà nước ta để tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp, đánh cắp bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, phá hoại ta từ bên trong. Chúng đẩy mạnh hoạt động khai thác, thu thập thông tin tình báo bằng nhiều thủ đoạn, kể cả “mỹ nhân kế”, vật chất, tiền bạc… để tiếp cận, móc nối, lôi kéo, mua chuộc và khống chế người có vị trí quan trọng, hoặc những người thường xuyên tiếp xúc, sử dụng, xử lý những thông tin, tài liệu mật. Ngoài ra, chúng còn sử dụng nhân viên đội lốt phóng viên báo chí, nhân viên các tổ chức phi chính phủ, đoàn đàm phán, quan hệ hợp tác với nước ta để thu thập tin tức tình báo, phục vụ những mục đích khác nhau. Có thể khẳng định rằng, âm mưu, thủ đoạn hoạt động thu thập bí mật Nhà nước, bí mật quân sự của các thế lực thù địch, phản động diễn ra thường xuyên, rất quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Để đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn hoạt động đó, không để lộ, lọt bí mật Nhà nước trong bối cảnh nước ta tiếp tục hội nhập, quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng, cần chú trọng những giải pháp căn bản. Một là, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, thực hiện các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý, giữ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, trọng tâm là: Chỉ thị 48-CT/TW, ngày 14-2-2005 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng, bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới”; Pháp lệnh 30/2000/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội [khóa X] về “Bảo vệ bí mật Nhà nước”; Chỉ thị 13/2008/CT-TTg, ngày 11-4-2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường bảo vệ bí mật Nhà nước trong tình hình mới”... Qua đó, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch trong lĩnh vực này; không mơ hồ, mất cảnh giác, vô tình tiếp tay cho địch. Chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động câu móc, cài cắm người vào nội bộ các cơ quan, tổ chức của ta để thu thập tin tức bí mật. Hai là, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ đơn vị an toàn tuyệt đối. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan cơ mật, trọng yếu phải chấp hành nghiêm quy định, quy trình về tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, bảo đảm cán bộ, nhân viên có lý lịch trong sạch, quan điểm chính trị vững vàng và có trình độ chuyên môn cao. Đồng thời, thường xuyên quản lý, nắm chắc tình hình chính trị, tư tưởng, các mối quan hệ của cán bộ, nhân viên cả trong đơn vị, gia đình và địa phương, địa bàn, nhất là đội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên làm việc, tiếp xúc với người nước ngoài, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm quy định, vô tình hay cố ý làm lọt, lộ thông tin bí mật. Cùng với đó, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần chủ động phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương nơi đóng quân, nhất là phối hợp với lực lượng an ninh Quân đội, Công an theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, nắm chắc tình hình hoạt động của các đối tượng trên địa bàn, có biện pháp chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động thu thập bí mật quân sự, câu móc vào nội bộ ta hoặc những sơ hở, thiếu sót của ta trong công tác giữ gìn bí mật nói chung và quản lý công văn, tài liệu, quản lý, khai thác sử dụng mạng, các vật mang tin điện tử... nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do kẻ địch tác động thu thập đánh cắp thông tin, tài liệu mật. Ba là, các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và có biện pháp ngăn ngừa, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế, sai sót trong công tác bảo mật. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, bổ sung hoàn thiện các quy chế, quy định của cơ quan về công tác bảo vệ bí mật quân sự cho phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị. Làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật Nhà nước. Bốn là, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cũng như các phương tiện bảo mật phù hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, nhất là các cơ quan Đảng, chính quyền, các ngành cơ yếu, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ cao…

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về nghiệp vụ quản lý, trang thiết bị kỹ thuật, bảo đảm tốt kinh phí nghiệp vụ và có chế độ, chính sách phù hợp cho cán bộ, nhân viên, những người trực tiếp làm công tác cơ mật. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng quản lý đội ngũ phóng viên, báo chí trong việc thực hiện Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”; chấp hành quy chế quản lý, sử dụng tài liệu mật, đưa tin, không để lộ, lọt bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, đưa thông tin sai lệch, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.

Video liên quan

Chủ Đề