Nhà nước XHCN có mang tính giai cấp hay không

Ta định nghĩa: “Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội” 1 Pháp luật ra đời cùng sự ra đời của nhà nước, gắn liền với nhà nước. Theo học thuyết Mác Lênin, pháp luật chỉ ra đời, tồn tại trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của xã hội đó. Nói đến bản chất của pháp luật trước hết phải nói đến tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không mang tính giai cấp.

Sở dĩ nói pháp luật có tính giai cấp bởi: Khi xã hội có sự phân chia con người thành các giai cấp, các lực lượng xã hội khác nhau thì bao giờ cũng có một giai cấp hay một lực lượng cầm  quyền, lãnh đạo xã hội. Ngay từ trong nguồn gốc ra đời, nhà nước và pháp luật là những hiện tượng không thể tách rời. Cùng với nhà nước, pháp luật cũng là một công cụ nằm trong tay giai cấp hay lực lượng đó để thực hiện và bảo vệ quyền quyền và địa vị thống trị cũng như lợi ích của lực lượng này. Nhà nước và pháp luật chỉ là sản phẩm của xã hội có giai cấp.

Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu sau:

– Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội. Theo nghĩa thông thường, ý chí được hiểu là “Khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đó”

2 .Ý chí là khả năng đặc thù của loài người vì các loài động vật khác chỉ hành động theo bản năng mà không có ý chí còn con người khi đã có khả năng nhận thức đầy đủ thì hành vi của họ luôn nhằm đạt tới một mục đích nhất định.

Các giai cấp thống trị lực lượng cầm quyền trong lịch sử đều theo đuổi mục đích củng cố và bảo vệ quyền thống trị của mình, chúng tìm mọi cách để đạt mục đích đó. Một trong những cách hiệu quả nhất là biến ý chí của chúng thành ý chí của nhà nước và từ ý chí của nhà nước sẽ thể hiện thành các qui định cụ thể của pháp luật, tức là thành các quy tắc xử sự có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoăc thực hiện trong toàn xã hội.

C. Mác và Ănghen khi nghiên cứu về pháp luật tư sản đã đi đến kết luận: Pháp luật tư sản chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung của nó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết định.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

3 Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp hoá thành ý chí của nhà nước. Ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do nhà nước cơ quan có thêm  quyền ban hành. Nhà nước ban hành và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện.

Xem thêm: Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản

– Pháp luật là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích của giai cấp thống trị. Mục đích của pháp luật trước hết là nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng tới các quan hệ xã hội phát triẻn theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị.

Pháp luật là sự thể chế hoá nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu, chính sách, đường lối chính trị của lực lượng cầm quyền, giúp cho lực lượng này thực hiện được quyền lãnh đạo của nó đối với toàn xã hội. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

Trong pháp luật có nhiều qui định thể hiện tính giai cấp của nó như: các qui định thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữ tài sản, quyền thống trị về chính trị và tư tưởng, quyền lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của lực lượng cầm  quyền; xác lập hệ tư tưởng thống trị trong xã hội…

Bản chất giai cấp là thuộc tính chung của bất kì kiểu pháp luật nào nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những nét riêng và cách biểu hiện riêng. Ví dụ: Pháp luật chủ nô công khai qui định quyền lực vô hạn của chủ nô, tình trạng vô quyền của nô lệ. Pháp luật phong kiến công khai qui định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến cũng như quy định các chế tài hà khắc dã man để đàn áp nhân dân lao động.

Trong pháp luật tư sản, bản chất giai cấp được thể hiện một cách then trọng, tinh vi dưới nhiều hình thức như quý định về mặt pháp lý những quyền tự do, dân chủ… nhưng thực chất pháp luật tư sản luôn thế hiện ý chí của giai cấp tư sản và mục đích trước hết nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp tư sản. Pháp luật XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhânvà nhân dân lao động, là công cụ để xây dựng một xã hội mới trong đó mọi người đều được sống tự do, bình đẳng, công bằng xã hội được đảm bảo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình “Lý luận nhà nước và pháp luât” – ĐH Luật HN, Nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội 2009, trang 66

[2] Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng 2002, trang 1167

Xem thêm: Đặc điểm giai cấp công nhân? Đặc điểm nào quan trọng nhất?

[3] Mác-Ănghen, Tuyển tập, Tập 1 Nxb Sự thật, Hà Nội 1980, trang 262, 263

Giáo trinh lý luận nhà nước và pháp luật – Đại học Luật Hà Nội. Nxb Công An nhân dân. Hà Nội 2009

Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Khoa Luật ĐH Quốc gia

Những nội dung cơ bản của môn học Lý luận về nhà nước và pháp luật – Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thị Hồi và Lê Vương Long [chủ biên] – nxb GTVT, Hà Nội 2008

Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Nguyễn Văn Động – Nxb Giáo dục, Hà Nội 2008

Hỏi đáp những tri thức cơ bản môn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – TS. Trần TháI Dương – Nxb Tư Pháp, Hà Nội 2004

Nhà nước là cụm từ mà chúng ta vẫn thường được nghe từ các phương tiện thông tin đại chúng hoặc đọc trên các báo, internet. Tuy nhiên trên thực tế nhà nước được định nghĩa như thế nào và bản chất của nhà nước là gì vẫn nhiều người chưa giải đáp được. Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

1. Bản chất của nhà nước là gì?

Bản chất là những cái bên trong của sự vật, sự việc, cái cốt lõi của sự vật gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của sự vật, sự việc đó. Từ đó, chúng ta liên tưởng được bản chất của nhà nước, đó là cốt lõi bên trong gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà nước.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Bản chất của nhà nước được thể hiện qua hai thuộc tính: Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Bản chất giai cấp của nhà nước

Nhà nước được sinh ra trong xã hội có giai cấp nên bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc. Tính giai cấp của Nhà nước được thể hiện qua việc nhà nước là công cụ thống trị trong xã hội. Nhà nước sinh ra là để thực hiện ý chí của giai cấp thống trị, củng cố và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Nhà nước thiết lập nên hệ thống pháp luật, các thiết chế xã hội, chính phủ, tòa án, quân đội… để duy trì trật tự xã hội theo ý muốn của giai cấp thống trị.

Bản chất xã hội của nhà nước

Ngoài bản chất giai cấp thì Nhà nước còn thể hiện bản chất xã hội của mình. Tính xã hội của Nhà nước hay còn được gọi là vai trò kinh tế – xã hội của Nhà nước. Bản chất này được thể hiện qua vai trò quản lý xã hội của Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, thiên tai… nhằm đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội.

Bản chất của Nhà nước trong tiếng Anh được hiểu là The nature of the state.

Tính xã hội và giai cấp là hai mặt cơ bản thống nhất, chúng luôn có mối quan hệ tương tác, gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm thể hiện bản chất của của bất kỳ nhà nước nào. Dù ở trong xã hội nào, bản chất của nhà nước cũng đều thể hiện ở hai mặt: Một mặt bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Đồng thời, mặt còn lại vẫn sẽ chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, mức độ và sự thể hiện của hai thuộc tính này sẽ có sự khác nhau ở từng nhà nước và ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Bởi nó phụ thuộc vào các yếu tố như: nhận thức của giai cấp cầm quyền, điều kiện kinh tế – xã hội…

Theo như lịch sử phát triển của nhà nước cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, của tri thức con người cho thấy, tính giai cấp trong bản chất của nhà nước thay đổi từ công khai thể hiện tới kín đáo hơn với vấn đề giai cấp và tăng dần vai trò, trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội.

Xem thêm: Nhà nước pháp quyền là gì? Vai trò, bản chất của nhà nước pháp quyền?

2. Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

Tương tự như những nhà nước khác, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng tồn tại bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

Bản chất giai cấp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cụ thể: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và giới trí thức”.

Bản chất của Nhà nước của dân, do dân và vì dân được thể hiện qua các đặc trưng sau:

Nhân dân là chủ thể tối cao của Nhà nước

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức. Quyền lực của Nhà nước Việt Nam không phụ thuộc vào bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào mà thuộc về toàn thể nhân dân. Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó hình thức cơ bản nhất là thông qua bầu cử để lập ra cơ quan đại diện cho quyền lực của mình.

Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực của mình thông qua việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như trực tiếp trình bày hoặc đưa ra ý kiến, kiến nghị của mình đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống suốt dọc chiều dài của đất nước. Các dân tộc anh em đoàn kết một lòng, đó là truyền thống lâu dài, là nguồn sức mạnh to lớn của đất nước mỗi khi có ngoại xâm. Ngày nay, tính dân tộc ấy lại càng được thể hiện rõ nét, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống hàng ngày và trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Xem thêm: Nguồn gốc của nhà nước là gì? Nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của nhà nước?

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.

Thực vậy, công dân có đầy đủ các quyền trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước. Công dân có quyền tự do, dân chủ trong việc quyết định những vấn đề sống còn của đất nước. Tuy nhiên, song song với quyền lợi thì công dân cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Đó là mối quan hệ được xác lập trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của nhau.

Tính chất dân chủ rộng rãi của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Về chính trị, nhà nước tạo ra cơ sở pháp lý, cụ thể là pháp luật để đảm bảo quyền tự do, dân chủ của công dân.

Trong lĩnh vực kinh tế – xã hội, “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”. Nền kinh tế thị trường là phương tiện để Nhà nước và xã hội thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Đối với vấn đề văn hóa – xã hội, Nhà nước chú trọng giải quyết các vấn đề xã hội như bệnh tật, giáo dục, thiên tai, tệ nạn xã hội, nghèo đói… Nhà nước cũng kiên quyết trừng trị các hành vi phá hoại, xâm hại đến an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Nhà nước thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.

Nhà nước mở rộng giao lưu văn hóa, hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau trên cơ sở đôi bên cùng có lợi đồng thời ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân trên toàn thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Xem thêm: Thất bại của nhà nước là gì? Nguyên nhân dẫn đến thất bại của nhà nước

3. Chức năng của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

Ta căn cứ vào tính chất chức năng phân thành:

  • Chức năng cơ bản
  • Chức năng không cơ bản.

Ta căn cứ vào thời gian thực hiện chức năng:

  • Chức năng lâu dài
  • Chức năng tạm thời

Ta căn cứ vào đối tượng của chức năng:

  • Chức năng đối nội [là chức năng cơ bản]
  • Chức năng đối ngoại.

Nhà nước có hai chức năng chính phân theo đối tượng là chức năng đối nội và chức năng đối ngoại, cụ thể:

Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước. Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế… la những chức năng đối nội của các nhà nước.

Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác. Ví dụ: phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối bang giao với các quốc gia khác…

Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn luôn phải xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng đối nội. Đồng thời, kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức nang đối nội.

Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong mỗi nhà nước, việc sử dụng ba hình thức hoạt động này cũng có những đặc điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nhìn chung có hai phương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế.

Trong các nhà nước bóc lột, cưỡng chế được sử dụng rộng rãi và là phương pháp chủ yếu để thực hiện các chức năng của nhà nước. Ngược lại, trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, thuyết phục là phương pháp cơ bản, còn cưỡng chế được sử dụng kết hợp và dựa trên cơ sở của thuyết phục và giáo dục. Các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước.

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa phương, bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp … Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao.

Vì vậy cần phân biệt chức năng nhà nước với chức năng của mỗi cơ quan nhà nước cụ thể. Chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của toàn thể bộ máy nhà nước, trong đó mỗi cơ quan khác nhau của nhà nước đều tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau. Chức năng của một cơ quan chỉ là những mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước.

Mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng nên chức năng của các nhà nước thuộc mỗi kiểu nhà nước cũng khác nhau và việc tổ chức bộ máy để thực hiện các chức năng đó cũng có những đặc điểm riêng. Vì vậy, khi nghiên cứu các chức năng của nhà nước và bộ máy nhà nước phải xuất phát từ bản chất nhà nước trong mỗi kiểu nhà nước cụ thể để xem xét.

Kết luận: Việc nghiên cứu bản chất của nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về mặt nhận thức và thực tiễn đối với công dân Việt Nam nói chung và đối với đội ngũ trí thức, nghiên cứu trẻ [nghiên cứu sinh, sinh viên, học viên…] nói riêng. Đây là cơ hội để chúng ta tìm hiểu và nắm vững bản chất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó củng cố niềm tin vào chế độ nhà nước và vào tương lai của đất nước “dân chủ– công bằng – văn minh – tiến bộ” trong tương lai gần.

Video liên quan

Chủ Đề