Nhà nước xhcn đầu tiên được thành lập ở

Chỉ trong ba tháng sau khi Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, bộ máy nhà nước chuyên chính vô sản được thiết lập và từng bước hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương; giai cấp công nhân và quần chúng lao động Nga từ thân phận nô lệ, bị áp bức, bóc lột trở thành người làm chủ xã hội, giành chính quyền về tay mình, tổ chức cải tạo và xây dựng xã hội mới. Những lý tưởng về giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người và nhân loại đã thành hiện thực.

Sự ra đời của Nhà nước Xô viết là yếu tố trụ cột để thiết lập nền dân chủxã hội chủ nghĩa [XHCN] đầu tiên trong lịch sử, được xây dựng trên cơ sở hệ thống các Xô viết từ Trung ương đến địa phương, liên hệ chặt chẽ với các tổ chức quần chúng lao động. Nét nổi bật của hình thức tổ chức chính quyền mới này là sự hài hòa giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp, dẫn đến sự thống nhất hành động giữa các cơ quan trong Nhà nước Xô viết.

Người dân và lực lượng khởi nghĩa diễu hành tại Saint Petersburg chào mừng thành công của Cách mạng Tháng Mười, ngày 7-11-1917.Ảnh tư liệu

Nhà nước Xô viết đã tiến hành từng bước việc xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa [TBCN], xác lập quan hệ sản xuất và hệ thống kinh tế mới XHCN; đã ban hành một loạt sắc lệnh quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của giai cấp tư sản; thành lậpHội đồng Kinh tế quốc dân tối cao; ban hànhSắc luật Quốc hữu hóa toàn bộ nền đại công nghiệp,Sắc luật Ruộng đất; thành lậpỦy ban Bần nông ở nông thôn. Nhữngsắc lệnh, sắc luậtkịp thời và kiên quyết của chính quyền Xô viết đãtạo cơ sở pháp lý và vật chất để tiến hành công nghiệp hóa, điện khí hóa, cải tạo, phát triển kinh tế nông thôn.

Đặc biệt, Nhà nước Xô viết đã thực hiện những bước đi quá độ để khôi phục và phát triển nền kinh tế quốc dân.Sau Cách mạngThángMười, trước sự chống phá của thù trong, giặc ngoài, V.I.Lênin vàNhà nước Xôviết đã thi hànhchính sáchkinh tế “cộng sản thời chiến”, sau đó chuyển sang Chính sách kinh tế mới [NEP]để phát triển nền sản xuất công nghiệp và dần cải tạo nông nghiệp.Thực chất của NEP làchuyển từ nền kinh tế nhà nước nắm quyền về mọi mặt, bao cấp, sang một nền kinh tế hàng hóa thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau.NEP đã khai thông con đường quá độ từ CNTB lên CNXH ở Liên Xô, tiến tớithủ tiêucác giai cấp bóc lột, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.Chỉ trong 4 năm [1921-1925] thực hiện NEP, nền kinh tế phát triển nhanh, nhân dân Xô viết đã hoàn thành thắng lợinhững nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ khôi phục kinh tế. Đời sống nhân dân được cải thiện, liên minh công-nông được củng cố. Những thành tựu đó đã minh chứng cho dự báo từ trước của V.I.Lênin: “Nước Nga XHCN sẽ ra đời từ trong lòng nước Nga của chính sách kinh tế mới”.

V.I.Lênin cũng trực tiếp soạn thảo “Đề cương về cách mạng văn hóa” trong tình cảnh khó khăn lớn nhất của cuộc cách mạng văn hóa ở nước Nga là rất nhiều dân tộc ít người trong đế quốc Nga trước đó có hơn 90% dân cư không biết chữ và sự chống phá quyết liệt của kẻ thù.Đảng và Nhà nước Xô viết đã thi hành mọi biện pháp nhằm nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, nhanh chóng đào tạo một đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa XHCN.Hội đồng Dân ủyđã ra Sắc luật “Về việc tách nhà thờ khỏi nhà nước, tách trường học khỏi nhà thờ” và Chỉ thị “Về việc thanh toán nạn mù chữ trong nhân dân Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga”.Đảng và Nhà nước Nga đã ưu tiên cho phát triển giáo dục phổ thông, bảo đảm cho tất cả người cần lao của Nga được hưởng “nền giáo dục phổ thông đầy đủ và miễn phí”; được bảo đảm quyền ngôn luận, báo chí và tụ họp cũng như tự do tôn giáo.

Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã mở đầu một giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn hóa các dân tộc Xô viết dưới ánh sáng Chủ nghĩa Mác và tư tưởng V.I.Lênin; trở thành tài sản chung của nhân loại tiến bộ.Đảng và Nhà nước Xô viếtcũngxác lập hệ thống chính sách xã hội,bảo đảm chongười lao động, mọingười dânđược thụ hưởng những thành quả chính đáng của Cách mạng Tháng Mười, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo động lực để họ yên tâm lao động, cống hiến.

Để tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc,V.I.Lênin và Đảng Bolshevik đặt lên hàng đầu vai trò lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng, sự quản lý của Nhà nước Xô viết; tập hợp, huy động mọi tiềm lực vật chất và tinh thần, động viên cao nhất tinh thần cách mạng của quần chúng công nông, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, Tổ quốc XHCN. Về đối ngoại,ngay từ khi ra đời, Nhà nước Xô viết đã xây dựng“Sắc luật hòa bình”-vănkiện đầu tiên trong lịch sử về chính sách đối ngoại, thể hiện rõ nguyên tắc dân chủ và quyền tự quyết của các dân tộc trong quan hệ quốc tế cũng như thái độ dứt khoát của những người cộng sản đối với việc phản đối chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

Cách mạng Tháng Mười Nga khai sinh ra CNXH hiện thực là một quá trìnhlogic, biện chứng giữa lý luận khoa học và thực tiễn đấu tranh cách mạng của quần chúng công nông, do chính đảng tiền phong lãnh đạo. Mặc dù mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước, cùng không ít khó khăn, thách thức trên con đường xây dựng CNXH ở một số nước hiện nay, nhưng sự ra đời của CNXH hiện thực vẫn còn nguyên giá trị.

Đại tá, TSLÊ XUÂN THỦY[Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị]

Cách mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tất yếu lịch sử. Tính tất yếu này được quy định bới những mâu thuẫn nội tại phát sinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa.

Những nội dung liên quan:

Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Mục lục:

1. Tính tất yếu lịch sử

Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định rằng, Cách mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tất yếu lịch sử. Tính tất yếu này được quy định bới những mâu thuẫn nội tại phát sinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa. Chính trong lòng xã hội tư bản đã chứa đựng các yếu rố làm tiền đề cho sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa: tiền đề về kinh tế, chính trị và xã hội.

a. Những tiền đề về kinh tế

Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và cứu vãn nền kinh tế. Để bảo vệ sở hữu tư nhân của các nhà tư sản và để thu được nhiều giá trị thặng dư giai cấp tư sản đã ra sức duy trì các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa theo kiểu truyền thống, chính vì thế nó càng thúc đẩy mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Với sự tập trung tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ cao, công nhân gia tăng về mặt số lượng với trình độ tay nghề cao. Lực lượng sản xuất ở trình độ cao này đòi hỏi phải có sự cải biến về quan hệ sản xuất cho phù hợp, sự cải biến này phải được thực hiện thông qua một cuộc cách mạng xã hội, cuộc cách mạng này tất yếu dẫn đến sự thay thế kiểu nhà nước tư sản bằng kiểu nhà nước mới – Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

b. Tiền đề về xã hội

Đặc điểm của quan hệ sản xuất là yếu tố quyết định đặc điểm của nhà nước. Với đặc điểm quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư tối đa đã quy định bản chất của nhà nước tư sản là nhà nước chuyên chính tư sản.

Sự tích luỹ và tập trung tư bản đã đẩy phần đông giai cấp công nhân đi vào con đường bần cùng hoá. Mâu thuẫn giữa lao động làm thuê và tư bản ngày càng trở nên gay gắt, sự bất công trong xã hội cùng với những chính sách phản động, phản dân chủ đã đưa xã hội tư bản tới sự phân chia sâu sắc.
Mặt khác, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với nền đại công nghiệp đã làm tăng đội ngũ công nhân lên đông đảo. Đội ngũ này không chỉ đông về số lượng mà còn phát triển cả về chất lượng và thêm vào đó là tính tổ chức kỷ luật cao do nền sản xuất công nghiệp tạo thành. Chính điều này đã làm cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp tiên tiến trong xã hội và có vai trò lịch sử của mình là phải đứng lên lãnh đạo cách mạng vô sản, thủ tiêu nhà nước tư sản, thiết lập nhà nước của mình.

c. Tiền đề tư tưởng – chính trị

Giai cấp công nhân có vũ khí tư tưởng và lý luận sắc bén là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nhận thức đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của xã hội. Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở lý luận để giai cấp công nhân tổ chức và tiến hành cách mạng, xây dựng nhà nước và xã hội của mình.

Trong cuộc đấu tranh này hạt nhân lãnh đạo thuộc về các đảng cộng sản là đội quân tiên phong của giai cấp vô sản, lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng và trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng vô sản.

Ngoài những tiền đề về kinh tế – xã hội, tư tưởng, chính trị chung của cả thế giới, ở mỗi nước với đặc thù riêng của mình có những yếu tố ảnh hưởng đến cách mạng vô sản. Vì thế, ở những quốc gia khác nhau, cách mạng vô sản diễn ra ở những thời điểm khác nhau là không hoàn toàn giống nhau về hình thức. Cách mạng vô sản diễn ra nhanh hay chậm là do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến, đó là những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng và yếu tố thời đại, yếu tố dân tộc…

2. Cách mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước vô sản

Những tiền đề về kinh tế, chính trị và tư tưởng mới là những nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng vô sản. Nhưng cách mạng vô sản nổ ra như thế nào hay nói cách khác là giai cấp vô sản sẽ tiến hành cách mạng vô sản như thế nào để đưa cách mạng đến thành công lại là một vấn đề khác.

Về vấn đề này Lênin nhận định: “Vấn đề của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền”. Mục đích của giai cấp vô sản là sau khi làm cách mạng vô sản lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản thì thiết lập luôn nhà nước của mình, nhà nước của giai cấp vô sản.

Trên thực tế giai cấp thống trị không bao giờ tự nguyện dời bỏ địa vị thống trị của mình cùng với những đặc quyền, đặc lợi mà mình đang chiếm giữ, vì vậy giai cấp vô sản muốn lật đổ chính quyền tư sản, thiết lập chính quyền vô sản thì buộc phải thông qua con đường bạo lực cách mạng. Bạo lực cách mạng có thể là khởi nghĩa vũ trang, cũng có thể là khởi nghĩa vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.

Về bản chất, cách mạng vô sản phải khác hẳn với các cuộc cách mạng trước đó. Nếu các cuộc cách mạng trước làm hoàn thiện bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị là thiểu số trong xã hội thì cách mạng vô sản phải đập tan bộ máy nhà nước cũ, thiết lập bộ máy nhà nước mới của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội. Nhận thức về vấn đề này, Đảng ta ngay từ Hội nghị trung ương lần thứ VIII [năm 1941] đã xác định: ”Cách mạng Việt Nam muốn dành được thắng lợi thì nhất thiết phải vũ trang khởi nghĩa dành chính quyền và sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một Chính phủ cách mạng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính phủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do quốc dân đại hội cử lên”.
Về vấn đề phá bỏ bộ máy nhà nước cũ sau khi giành chính quyền:

– Cần thiết phải thủ tiêu ngay bộ máy quân sự quan liêu bao gồm những công cụ bạo lực của nhà nước tư sản cũ như quân đội, cảnh sát, nhà tù, toà án, viện kiểm sát cùng với bộ máy nhà nước từ trung ương xuống đến địa phương và đồng thời ngăn cấm hoạt động của các tổ chức phản động khác là chỗ dựa cho chính quyền tư sản cũ.

– Xoá bỏ những chế định pháp luật không còn phù hợp, bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản.

– Cùng với việc xoá bỏ bộ máy nhà nước tư sản phải chú ý phân biệt bộ máy hành chính quân sự – quan liêu với những tổ chức và cơ sở thực hiện chức năng xã hội như: ngân hàng, bưu điện, bệnh viện… và các chế định pháp luật xuất phát từ bản chất xã hội hoặc do nhượng bộ giai cấp vô sản như: quyền bình đẳng công dân trước pháp luật, chế định quyền bào chữa, chế định xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật của toà án.

– Song song với việc xoá bỏ bộ máy nhà nước và pháp luật tư sản thì giai cấp vô sản phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và pháp luật của giai cấp mình để bảo vệ thành quả mà giai cấp mình vừa dành được. Trấn áp sự phản kháng của giai cấp thống tị vừa bị lật đổ cùng những phần tử phản cách mạng khác.

Video liên quan

Chủ Đề