Nhận định thị trường chứng khoán 2022

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích lược một số nhận định của các công ty chứng khoán về diễn biến cho phiên giao dịch 13/5/2022.

Tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải so với tài sản

[CTCK Tân Việt - TVSI]

Theo TVSI, với đà giảm mạnh và sốc như phiên giao dịch hôm nay khi đóng cửa ở mức thấp nhất cho thấy, đà giảm điểm dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến phiên giao dịch sắp tới. Thanh khoản luôn duy trì ở mức thấp với lực cầu quá mỏng dẫn đến hiệu ứng bán tháo khi quay đầu giảm điểm, phần nào cho thấy dòng tiền vẫn ngại rủi ro và chưa nhập cuộc, mặc dù về mặt định giá cơ bản là rất hấp dẫn. Tâm lý toàn thị trường đang ở mức hoảng loạn và mức độ hiệu ứng khi giảm điểm là quá mạnh với nhiều cổ phiếu sẵn sàng bị bán bằng mọi giá. Khi tâm lý tiêu cực bao trùm như hiện tại thì các mốc hỗ trợ thường không còn nhiều ý nghĩa.

TVSI cho rằng, nhà đầu tư nên tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải so với tài sản [50%/tài sản] và chỉ nên tập trung vào những mã cổ phiếu cơ bản tăng trưởng trong dài hạn để tích lũy tài sản cho các mục tiêu trung và dài hạn. Các hành động trading ngắn hạn hiện tại vẫn rất rủi ro khi xu hướng tạo đáy của chỉ số đang ngày một tiêu cực hơn.

Nhận định chứng khoán ngày 13/5/2022: Đang trong xu hướng dò đáy. Hình minh họa.

VN-Index vẫn đang trong xu hướng dò đáy

[CTCK BIDV – BSC]

Sau hai phiên tăng điểm nhẹ, VN-Index lại quay trở lại xu hướng bán tháo trong phiên giao dịch hôm nay. Đà giảm điểm tăng mạnh trong phiên chiều với tâm lý lo sợ lan tỏa trong thị trường. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía tiêu cực khi chỉ có 1/19 ngành tăng điểm.

Về khối ngoại, họ tiếp tục bán ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Tâm lý lo sợ, lực cầu thấp và thanh khoản yếu cho thấy VN-Index vẫn đang trong xu hướng dò đáy và có thể tiếp tục đi tìm điểm cân bằng mới tại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.

Mức độ rủi ro cho những giao dịch ngắn hạn khá cao

[CTCK Đông Á - DAS]

Ảnh hưởng bởi viễn cảnh liên tục tăng lãi suất từ FED và quan ngại về chỉ số lạm phát toàn cầu, thị trường chứng khoán thế giới đang có những phiên giao dịch tiêu cực, giảm với biên độ rộng.

Đối với thị trường chứng khoán trong nước, nỗi lo ngại về lạm phát và các biện pháp kiểm soát tín dụng bất động sản cho thấy giai đoạn tiền rẻ đã qua, thanh khoản thị trường bị co hẹp, VN-Index thiếu thông tin hỗ trợ để phục hồi. Với biến động giảm liên tục như hiện nay, mức độ rủi ro cho những giao dịch ngắn hạn khá cao.

VN-Index sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm

[CTCK KB Việt Nam - KBSV]

VN-Index trải qua một nhịp giảm điểm giằng co trong phiên trước khi lao dốc mạnh về cuối phiên. Áp lực bán gia tăng tại vùng giá thấp khiến cho chỉ số đánh mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng 126x và một lần quay xuống kiểm định lại vùng đáy ngắn hạn.

Trong kịch bản tiêu cực, VN-Index sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm trong phiên tiếp theo và điều chỉnh xuống vùng hỗ trợ sâu hơn quanh 1.200-1.220 điểm nhằm tìm kiếm lực cầu bắt đáy.

Nhà đầu tư được khuyến nghị nâng dần tỷ trọng cho các vị thế ngắn hạn tại vùng hỗ trợ nhưng cần khống chế tỷ trọng ở mức vừa phải, tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro.

Hạn chế lướt sóng

[CTCK MB - MBS]

Thị trường trong nước có phiên giảm mạnh trên 4% lần thứ 3 trong vòng chưa đầy 2 tuần giao dịch. Thanh khoản thị trường tăng so với phiên hôm qua khi nhà đầu tư phải hạ giá bán để gặp lực cầu bắt đáy. Áp lực giảm phiên này diễn ra trên diện rộng với 222 cổ phiếu đóng cửa ở mức giá sàn trên toàn thị trường, đẩy chỉ số VN-Index về gần mức đáy ở phiên 10/5. Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE tăng lên mức 14.000 tỷ đồng so với mức 10.294 tỷ đồng ở phiên hôm qua và mức bình quân 14.200 tỷ đồng ở tuần trước.

Ngày mai, lượng cổ phiếu bắt đáy ở phiên 10/5 sẽ về tài khoản cho vòng T+3 đầu tiên, với việc hơn 220 cổ phiếu đóng cửa ở mức giá sàn, vòng bắt đáy này nhiều khả năng sẽ gặp nhiều rủi ro so với nhịp nảy hồi cuối tháng 4 vừa qua. Ở thời điểm hiện tại, chỉ số VN-Index đã giảm gần 300 điểm, tương đương mất hơn 19% kể từ đầu tháng 4.

Tuy vậy, mức thiệt hại ở mặt bằng cổ phiếu lớn hơn nhiều, đó cũng là một trong số nguyên nhân khiến số lượng cổ phiếu đóng cửa ở mức giá sàn tăng nhanh trong phiên chiều nay. Nhà đầu tư nên hạn chế lướt sóng khi biến động của thị trường đang tăng lên, không bình quân giá xuống và hạ tỷ trọng margin về mức an toàn.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Phiên giao dịch ngày 13/5/2022: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao ...

Tin tức chứng khoán 17h hôm nay 12/5/2022: PTI, DIG, MWG, HDC, PGC, BWE

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán nổi ...

Chứng khoán phiên chiều 12/5: Hơn 220 mã giảm sàn toàn thị trường, VN-Index rơi gần 63 điểm

VN-Index có phiên rớt mạnh lần thứ 2 chỉ trong nửa đầu tháng 5, tháng được coi là “Sell in May”. Trước đó trong tháng ...

Nhà đầu tư theo dõi bảng giá chứng khoán. [Ảnh: Hứa Chung/TTXVN]

Trước sự biến động mạnh của thị trường chứng khoán trong thời gian qua, đặc biệt là phiên bán tháo ngày 25/4, các chuyên gia của Công ty cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn.

Theo VinaCapital, chỉ số VN-Index ngày 25/4 giảm 68,3 điểm về mức 1.310,9 điểm, là một trong những phiên giảm mạnh nhất trong 2 năm qua.

Như vậy tính từ đầu năm 2022 đến nay, VN-Index đã giảm 12,5%. Việc giảm điểm này chủ yếu là do tâm lý nhà đầu tư không mấy lạc quan từ một số sự kiện và thông tin không tích cực.

Cụ thể, vụ việc của Tập đoàn FLC với cáo buộc thao túng và che giấu thông tin chứng khoán và Tập đoàn Tân Hoàng Minh với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến việc phát hành trái phiếu, huy động tiền của các nhà đầu tư thông qua các công ty thành viên của Tập đoàn khiến các nhà đầu tư lo lắng việc điều tra sẽ được mở rộng sang các công ty khác, nhất là đối với các công ty bị nghi ngờ về thao túng giá cổ phiếu và các công ty có tình hình tài chính không tốt, không minh bạch trong việc phát hành trái phiếu.

Hàng loạt các cổ phiếu mang tính chất đầu cơ, đã tăng nóng từ giữa năm 2021 trong khi kết quả kinh doanh không có chuyển biến tích cực đồng loạt bị bán tháo và giảm mạnh.

Điều đó dẫn đến việc bán giải chấp cổ phiếu [margin call] trên diện rộng trong những ngày qua. Ngay cả những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt cũng bị đem ra bán giải chấp để trả tiền vay mua chứng khoán, ảnh hưởng đến toàn thị trường chung.

[Hơn 650 mã cổ phiếu tăng giá, VN-Index lên thẳng một mạch 30 điểm]

Bên cạnh đó, tình hình vĩ mô không có nhiều hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán trong thời gian qua. Chẳng hạn, xung đột giữa Nga và Ukraina làm gián đoạn nguồn cung về một số loại hàng hóa cơ bản, đẩy nguy cơ lạm phát lên cao. Tại Mỹ, lạm phát tháng 3/2022 đã lên tới 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cao sẽ khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ [Fed] tiếp tục tăng mạnh lãi suất. Một số chuyên gia dự báo Fed sẽ còn tăng lãi suất thêm 6 lần trong năm 2022. Ngoài ra, tình hình dịch COVID-19 bùng phát tại một số nơi ở Trung Quốc, lệnh phong tỏa ở Thượng Hải cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới.

Một nguyên nhân nữa tác động đến thị trường là thị trường chứng khoán thế giới diễn biến không tích cực trong 2 ngày qua. Chỉ số S&P 500 của Mỹ giảm 2,8% trong ngày 22/4 do lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng.

Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 4,9% trong ngày 25/4 do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Tính từ đầu năm, chỉ số S&P 500 đã giảm 10,4%, còn chỉ số CSI 300 giảm 22,8%.

Với diễn biến của thị trường vừa qua, các chuyên gia của VinaCapital cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn với mức P/E năm 2022 là 11,5 lần, thấp hơn hẳn so với mức trung bình 5 năm gần nhất [14,5 lần].

“VincaCapital tự tin thị trường có thể vượt qua những sự kiện tiêu cực trong ngắn hạn và diễn biến tích cực hơn trong phần còn lại của năm 2022, vì nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ sau dịch COVID-19, với GDP được dự báo tăng khoảng 6,5% trong năm 2022. Đặc biệt, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang được dự báo sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trung bình 20% trong năm 2022, theo cập nhật mới nhất của Bloomberg,” VinaCapital nhận định.

Các chuyên gia của VinaCapital cũng cho rằng, khi thị trường chứng khoán biến động ngắn hạn, thay vì bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông thì nhà đầu tư nên thật bình tĩnh và thấy đó là một cơ hội tiềm năng để đầu tư thêm với giá rẻ hơn.

Trước đó, VinaCapital cũng cho rằng, việc điều tra, xử lý những vi phạm trên thị trường chứng khoán, tuy có ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, nhất là đối với các cổ phiếu thuộc diện đầu cơ tăng nóng, song về dài hạn sẽ là yếu tố tích cực cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Việc xử phạt nghiêm minh sẽ làm tăng niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài đang nhắm đến triển vọng nâng hạng chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.../.

H.Chung [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề