Nhiễm điện tiếp xúc là gì

Câu 3 [trang 8 sgk Vật Lý 11 nâng cao]: Nêu sự khác nhau giữa sự nhiễm điện do tiếp xúc và nhiễm điện do hưởng ứng.

Lời giải:

Nhiễm điện do tiếp xúcNhiễm điện do hưởng ứng

- Là hiện tượng nhiễm điện xảy ra khi có sự tiếp xúc giữa các vật.

- Có sự trao đổi điện tích giữa các vật.

- Là hiện tượng nhiễm điện xảy ra khi các vật tiến đến gần nhau nhưng không tiếp xúc.

- Không có sự trao đổi điện tích giữa các vật.

Các bài giải bài tập Vật Lí 11 nâng cao Bài 1 Chương 1 khác:

Trả lời câu hỏi C giữa bài

Trả lời Câu hỏi [trang 8]

Giải Bài tập [trang 8]

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k5: fb.com/groups/hoctap2k5/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Ở lớp 9 ta đã biết có thể làm nhiễm điện bằng cách cho nó tiếp xúc với một vật đã nhiễm điện, hoặc đưa nó lại gần vật nhiễm điện. Những vât kim loại, những lớp chất lỏng hoặc luồng khí có thể nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc, do hưởng ứng.

Có 3 cách nhiễm điện một vật: cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng

- Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác. 

- Một vật có thể nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc với vật nhiễm điện khác hoặc do hưởng ứng.

Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác, có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện. 

Ví dụ: mảnh phim nhựa có mảnh tôn ở trên, dùng mảnh len cọ xát nhiều lần vào mảnh phim nhựa này, chạm bút thử điện vào mảnh tôn thấy đèn bút thử điện sáng. 

 

2. Cách làm cho vật nhiễm điện

* Làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. 

Ví dụ: thước nhựa cọ xát vào vải khô, vải khô cọ xát vào tóc

- Cách kiểm tra vật nhiễm điện là đưa vật cần kiểm tra tới gần:

+ Các vụn giấy hoặc các vật nhỏ nhẹ, nếu:

  • các vật nhỏ nhẹ bị hút => vật kiểm tra bị nhiễm điện
  • Các vật nhỏ nhẹ không bị hút => vật không bị nhiễm điện 

+ Có hiện tượng phóng điện không?

  • Có hiện tượng phóng điện => vật bị nhiễm
  • Không có hiện tượng phóng điện => vật không bị nhiễm điện

* Tiếp xúc:

- Giữa một vật nhiễm điện và một vật không bị nhiễm điện. Khi cho hai vật này tiếp xúc với nhau [không phải cọ sát hay tạo lực ma sát] mà chỉ đơn giản để thật gần nhau hoặc đặt chồng chéo lên nhau thì vật còn lại sẽ bị nhiễm điện cùng dấu với vật bị nhiễm điện.

* Hưởng ứng:

Ví dụ: khi cho một quả cầu kim loại tích điện lại gần một vật dẫn thì đầu xa quả cầu nhiễm điện cùng dấu với quả cầu, đầu gần quả cầu thì nhiễm điện trái dấu.

Giải thích:

- Trong các vật dẫn, electron chuyển động hỗn loạn. Khi đưa một quả cầu nhiễm điện [giả sử nhiễm điện dương] lại gần nó sẽ xảy ra tương tác Cu-lông.

- Các electron sẽ bị hút về phía điện tích dương, dẫn đến một đầu của vật dẫn tập trung electron nên tích điện âm, đầu kia bị mất bớt electron nên tích điện dương. 

Ta thấy rằng bất kỳ vật nào trung hòa về điện khi tiếp xúc gần với vật bị nhiễm điện thì hai đầu của vật trung hòa điện tích sẽ bị nhiễm điện tích trái dấu nhau, đầu nào gần vật nhiễm điện thì đầu đó có điện tích trái dấu với vật nhiễm điện. 

Hiện tượng này được gọi là nhiễm điện do hưởng ứng hay còn gọi là cảm ứng tĩnh điện.

Một vật có thể từ không mang điện sang trở thành vật mang điện tích dương. Điện tích âm khi bị tác động bởi cọ sát, tiếp xúc hay hưởng ứng. 

 

3. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng 

A. đẩy các vật khác

B. hút các vật khác

C. vừa hút vừa đầy các vật khác

D. không hút, không đẩy các vật khác

Đáp án đúng là B

Câu 2: Có thể làm cho nhiễm điện cho một vật bằng cách?

A. cọ xát vật

B. nhúng vật vào nước đá

C. cho chạm vào nam châm

D. nung nóng vật

Đáp án đúng là A

Câu 3. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?

A. các vật đều có khả năng nhiễm điện

B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện

C. nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện

D. có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát

Đáp án đúng là B

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây liên quan tới sự nhiễm điện?

A. thanh nam châm hút một vật bằng sắt

B. Trái Đất hút các vật ở gần nó

C. hiện tượng sấm sét

D. giấy thấm hút mực

Đáp án đúng là C

Câu 5. Sau một thời gian hoạt động, ta thấy cánh quạt dính nhiều bụi. Hãy giải thích hiện tượng này?

Hướng dẫn giải

Do cánh quạt cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và có khả năng  hút các vật nhỏ nhẹ như bụi. Do đó, cánh quạt bị dính nhiều bụi. 

Câu 6. Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô, khi chải tóc không bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra. Hãy giải thích hiện tượng này?

Hướng dẫn giải

Do khi lược cọ xát với tóc thì bị nhiễm điện. Do đó, lược có khả năng  hút và kéo các sợi tóc thẳng đứng

Câu 7. Lược bị nhiễm điện tác dụng lực hút vào vật nào trong các vật sau?

A. vụn giấy

B. quả cầu kim loại

C. dòng nước nhỏ chảy từ vòi

D. cả ba vật trên

Đáp án đúng là D

Câu 8. Vào mùa đông, khi chải tóc bằng lược nhựa, thường xảy ra hiện tượng nào trong các hiện tượng sau?

A. lược nhựa bị nhiễm điện

B. tóc bị nhiễm điện

C. cả tóc và lược đều nhiễm điện

D. cả tóc và lược đều không nhiễm điện

Đáp án đúng là C

Câu 9. Các chất ở trạng thái nào có thể bị nhiễm điện?

A. trạng thái rắn

B. trạng thái lỏng

C. trạng thái khí

D. cả ba trạng thái trên

Đáp án đúng là D

Câu 10. Bụi bám vào cán quạt điện vì?

A. khi quạt chạy nhanh bụi bị cuốn vào do vậy bụi bám lại

B. cánh quạt cọ xát với không khí bị nhiễm điện và hút bụi

C. cánh quạt quay tạo ra những vòng xoáy hút bụi

D. khi quạt quay gió thổi phía trước ép bụi vào cánh quạt

Đáp án đúng là B

Câu 11. Vào những ngày thư thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

A. trời nắng

B. hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí

C. gió mạnh

D. không mưa, không nắng

Đáp án đúng là B

Câu 12. Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò [tác dụng] của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là?

A. xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không

B. xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không

C. những vật thử, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không

D. tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hau không sáng

Đáp án đúng là C

Câu 13. Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do?

A. bộ phần điện của xe bị hư hỏng

B. thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện

C. do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động

D. do ngoài trờ sắp có cơn dông

Đáp án đúng là B

Câu 14. Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Giải thích tại sai có hiện tượng đó?

A. ròng rọc và dây kép bị nhiễm điện do cọ xát

B. ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát

C. nhiệt độ trong phòng thí nghiệm khi ấy tăng lên

D. do cọ xát mạnh

Đáp án đúng là A

Câu 15. Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh polietilen đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử đinệ sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút là ì sao?

A. trong bút đã có điện

B. ngón tay chạm vào đầu bút

C. mảnh polietilen đã bị nhiễm điện do cọ xát

D. mảnh tôn nhiễm điện

Đáp án đúng là C

Câu 16. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào là sai?

A. các vật đều có khả năng nhiễm điện

B. Trái Đất hút dược các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện

C. nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện

D. có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát

Đáp án đúng là 

Câu 17. Chọn câu trả lời đúng: thanh thủy tin sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng?

A. hút được mảnh vải khô

B. hút được mảnh nilong

C. hút được mảnh len

D. hút được thanh thước nhựa

Câu 17. Chọn câu trả lời đúng: một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do?

A. sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồn không khí bốc lên cao

B. sự cọ xát mạnh giữa các luồn không khí

C. gió làm cho đám mây bị nhiễm điện

D. cả ba câu đầu sai

Câu 18. Chọn câu giải thích đúng: Ở xứ lạnh vào mùa đông, một người đi tất [vớ] trên một sàn nhà được trải thảm, khi đưa tay vào gần các tay nắm cửa bằng kim loại thì nghe thấy có tiếng lách tách nhỏ và tay người đó bị giật. Hãy giải thích vì sao?

A. vì khi người đi trên thảm, có sự cọ xát với thảm nên bị nhiễm điện

B. do hiện tượng phóng điện giữa người và tay nắm cửa

C. chỉ có câu A đúng

D. cả hai câu A và B đều đúng

Trên đây là bài viết về Vật nhiễm điện là gì? Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? của Luật Minh Khuê gửi đến bạn đọc mang tính chất tham khảo. Xin trân trọng cảm ơn!. 

Chủ Đề