Nhóm máu A truyền được cho nhóm máu nào vì sao

Mỗi nhóm máu có đặc tính riêng và không phải nhóm máu nào cũng tương thích với nhau. Chúng ta cần hiểu rõ về các nhóm máu và đặc tính của nó ra sao. Vậy nhóm máu nào tốt nhất? Nhóm máu tiết lộ điều gì về bản thân chúng ta?

Tìm hiểu chung về các nhóm máu

Nhóm máu là nhóm các tế bào hồng cầu, được xác định bởi một loại khoáng nguyên tồn tại trên bề mặt các tế bào hồng cầu. Mối nhóm máu có đặc tính riêng, do đó việc bạn hiểu rõ về các nhóm máu là rất quan trọng. 

Có khoảng hơn 30 hệ nhóm máu khác nhau, nhưng các hệ nhóm máu chính là ABO và Rh. Máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại nhóm kia. Do đó, khi truyền máu cần tuân thủ nguyên tắc an toàn miễn dịch truyền máu, không truyền máu có kháng nguyên tương ứng với kháng thể có ở người nhận. 

Kháng nguyên là bất kỳ chất nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng.

Kháng thể là các phân tử quan trọng mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sản sinh ra để giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập bên ngoài như vi khuẩn và virus.

Có những nhóm máu nào?

Chúng ta vẫn thường thấy nhất là các nhóm máu được phân loại theo hệ thống ABO. Phân loại theo hệ nhóm máu ABO thì sẽ có 4 nhóm máu: A, B, O, AB.

Các nhóm máu phân loại theo hệ nhóm máu ABO

Nhóm máu A

Nhóm máu này đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương.

Người có nhóm máu A có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu A hoặc những người có nhóm máu AB. Nhóm máu này có thể nhận truyền máu của những người nhóm máu O.

Nhóm máu B

Nhóm máu B này chứa các kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu và kháng thể A trong huyết tương. Đây là một nhóm máu khá hiếm, chỉ đứng sau nhóm máu AB.

Người nhóm máu B có thể hiến cho những người có cùng nhóm máu B, người có nhóm máu AB và an toàn để nhận truyền máu của những người nhóm máu O.

Nhóm máu AB

Đây là một nhóm máu rất hiếm, có rất ít người mang nhóm máu này. Nhóm AB đặc trưng bởi sự hiện diện của cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu và không có kháng thể trong huyết tương. 

Người mang nhóm máu AB có thể nhận máu từ bất kỳ ai mang nhóm máu nào. Tuy nhiên, những người có nhóm máu AB này chỉ có thể hiến máu cho người cùng nhóm máu AB với mình.

Nhóm máu O

Nhóm O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu A đặc trưng bởi có cả kháng thể A và B trên huyết tương nhưng không có kháng nguyên nào trên tế bào hồng cầu. 

Người có nhóm máu O có thể hiến cho tất cả những người thuộc nhóm máu khác nhưng lại chỉ có thể nhận được bởi những người có cùng nhóm máu O. 

Khả năng cho và nhận của các nhóm máu

Tìm hiểu về nguyên tắc truyền máu

Nguyên tắc truyền máu là một trong những điều cần tuân thủ để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Cần tuân thủ các nguyên tắc truyền máu sau:

Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau.

Cần xác định nhóm máu của người cho và người nhận, cần làm phản ứng chéo đó là trộn hồng cầu của người nhận với huyết tương của người cho và ngược lại. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì mới được truyền máu đó cho người nhận. 

Trong trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà không có máu cùng nhóm mà bắt buộc phải truyền nhóm máu khác thì phải tuân theo nguyên tắc: Hồng cầu của người cho không bị ngưng kết với huyết thanh người nhận, chỉ được truyền lượng máu rất ít với tốc độ chậm. 

Nhóm máu tiết lộ điều gì thú vị về cơ thể bạn?

Bạn có biết rằng bạn thuộc nhóm máu nào sẽ tiết lộ những điều nhất định về cơ thể bạn.

1. Nhóm máu và tính cách

Người có nhóm máu A thường có tính cách điềm đạm, yêu nghệ thuật và là những người rất đáng tin cậy.

Người có nhóm máu B tính cách mạnh mẽ, có ý chí và rất độc lập.

Người nhóm máu AB thường hay dè chừng trước mọi việc nhưng rất khi đã làm việc họ rất có trách nhiệm và hay quan tâm đến người khác. 

Những người mang nhóm máu O năng động, tự tin và sáng tạo. Họ ưa thích hoạt động nhiều. 

Nhóm máu cũng ảnh hưởng đến tính cách của con người

2. Nhóm máu ảnh hưởng đến chế độ ăn uống

Nếu bạn sử dụng nhóm máu O thì bạn nên bổ sung trong thực đơn của mình những thực phẩm giàu protein như thịt, cá. Ngược lại những người nhóm máu A lại nên có chế độ ăn uống hợp lý, ăn ít thịt hoặc không ăn và bổ sung nhiều rau quả. 

Người thuộc nhóm máu B nên tránh ăn thịt gà. Người nhóm máu AB nên ăn nhiều hải sản hoặc thịt nạc. 

3. Nhóm máu và hôn nhân

Một số nhóm máu kết hợp với nhau sẽ gây ra những hậu quả về mặt sức khỏe cho đứa con sinh ra sau này. Vì thế việc nhận biết nhóm máu là rất quan trọng. Người nhóm máu A không nên có ý định sinh con với người nhóm máu B.

4. Nhóm máu và bệnh Gout

Nhóm máu A có thể  phá vỡ carbohydrates trong cơ thể hiệu quả tới mức gần như đề kháng với bệnh gút. Tuy nhiên, những  người thuộc nhóm máu O thì ngược lại. Cơ thể gặp khó khăn hơn trong việc phá vỡ các carbohydrates và do đó nguy cơ mắc gút cũng cao hơn.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin về nhóm máu, nguyên tắc truyền máu và nhóm máu nào tốt nhất để có những quyết định đúng đắn với sức khỏe của mình.

Trong khi phần lớn máu người được tạo thành từ những phần cơ bản giống nhau, tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá ra máu người có rất nhiều máu khác nhau. Có tám nhóm máu khác nhau và các loại này được xác định bởi gen mà bạn thừa hưởng từ bố mẹ.

Vì thế, việc biết bạn thuộc nhóm máu nào và các đặc tính của nó ra sao là rất quan trọng.

Vì sao có nhiều nhóm máu khác nhau? Các nhóm máu được phân loại như thế nào? Bài viết sau sẽ lý giải về điều đó.

Mỗi một nhóm máu mang những đặc trưng riêng biệt, trong thực hành truyền máu, ngoài những tiêu chuẩn xét nghiệm nhằm phát hiện, ngăn ngừa các virus lây lan qua đường truyền máu thì chúng ta còn cần phải thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản về an toàn miễn dịch đó là không để cho các kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau; đặc biệt là nhóm máu hệ ABO và Rh[D] là cực kỳ quan trọng vì nếu truyền máu không phù hợp có thể sẽ gây ra các tai biến trầm trọng, thậm chí có thể đưa đến tử vong.

Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo các kháng nguyên riêng biệt trên hồng cầu. Hiện nay khoa học phát hiện có khoảng trên 30 hệ nhóm máu khác nhau, nhưng hệ nhóm máu ABO và Rh[D] là cực kỳ quan trọng do có tính sinh miễn dịch cực mạnh.

Khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu [kháng nguyên trên hồng cầu người cho] gây tác hại cho cơ thể; do đó cần phải phân loại nhóm máu và truyền máu phù hợp theo nguyên tắc an toàn miễn dịch truyền máu, đó là không truyền máu có kháng nguyên tương ứng với kháng thể có ở người nhận.

1. Kháng thể và kháng nguyên là gì?

1.1/ Kháng nguyên là gì?

Hiểu một cách tổng quát thì kháng nguyên là "bất kỳ chất nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng". Một phân tử kháng nguyên thường gồm hai phần:

Một phần có bản chất protein, có trọng lượng phân tử phân tử tương đối lớn, cần thiết để có được khả năng sinh kháng thể.

Một phần có trọng lượng phân tử nhỏ hơn, bản chất có thể là gluxit hoặc lipit, gọi là hapten. Đây là phần mang tính đặc hiệu với kháng thể, kết hợp được với kháng thể nhưng không có khả năng sinh kháng.

1.2/ Kháng thể là gì?

Kháng thể nói chung là các phân tử quan trọng mà hệ thống miễn dịch của chúng ta sản sinh ra để giúp bảo vệ cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập bên ngoài như vi khuẩn và virus. Kháng thể kháng hồng cầu bản chất cũng là các globulin miễn dịch hiện diện trong huyết tương, chúng thuộc các nhóm IgM, IgG và ít hơn nữa là IgA.

2. Các hệ thống nhóm máu

Có bốn nhóm máu chính và tám loại máu khác nhau. Các bác sĩ gọi đây là Hệ thống nhóm máu ABO.

Hệ thống nhóm máu ABO được sử dụng để xác định các loại kháng nguyên khác nhau trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương. Ứng dụng của hệ thống này nhằm xác định loại máu, từ đó những người bệnh cần được truyền máu thì sẽ được truyền loại máu phù hợp và an toàn.

Có bốn nhóm máu hệ ABO:

2.1/ Nhóm máu A

Nhóm máu A được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu, và kháng thể B trong huyết tương.

Những người có nhóm máu A có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu A, hoặc những người mang nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có nhóm máu A cũng có thể nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.

2.2/ Nhóm máu B

Nhóm máu B được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, và kháng thể A trong huyết tương.

Những người có nhóm máu B có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB. Ngoài ra, những người có máu B cũng có thể an toàn nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.

2.3/ Nhóm máu AB

Nhóm máu này không phổ biến. Nhóm máu AB được đặc trưng bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương.

Những người có nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai. Tuy nhiên, vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB, những người có nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.

2.4/ Nhóm máu O

Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu O không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Kết quả là những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên.

Một số tế bào hồng cầu có yếu tố Rh, còn được gọi là kháng nguyên RhD.

Nếu các tế bào hồng cầu chứa kháng nguyên RhD, chúng là RhD dương tính, nếu không thì là RhD âm tính. Điều này dẫn đến có tám nhóm máu chính trong hệ thống nhóm máu ABO/RhD.

Bốn nhóm máu chính là A, B, O hoặc AB và mỗi loại có thể dương tính hoặc âm tính. Ở Hoa Kỳ có tỷ lệ nhóm máu như sau:

  • 30% nhóm máu A +
  • 6% nhóm máu A-
  • 9% nhóm máu B +
  • 2% nhóm máu B-
  • 4% nhóm máu AB +
  • 1% nhóm máu AB-
  • 39% nhóm máu O +
  • 9% nhóm máu O-

Khoảng 82% dân số ở Hoa Kỳ có máu dương tính với RhD. Nhóm máu hiếm nhất là AB âm tính.

Ở Việt Nam, tỷ lệ này là: nhóm O khoảng 42,1%, nhóm B khoảng 30,1%, nhóm A khoảng 21,2% và nhóm AB khoảng 6,6%. Có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ [hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần] nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- [hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-].

3. Nguyên tắc truyền máu

Nhóm máu được phát hiện vào năm 1901 bởi nhà khoa học người Áo tên là Karl Landsteiner. Trước đó, các bác sĩ nghĩ rằng tất cả máu đều giống nhau nên dẫn đến tình trạng rất nhiều người đã chết sau khi được truyền máu. Bây giờ các chuyên gia đã biết rằng nếu bạn trộn máu từ hai người từ các nhóm máu khác nhau thì máu trộn đó sẽ bị vón cục, có thể gây tử vong. Đó là do người được truyền máu có kháng thể chống lại các tế bào của máu người hiến, gây ra phản ứng độc [tên tiếng Anh là toxic reaction].

Để việc truyền máu được an toàn và hiệu quả, phương án tốt ấn là người hiến và người nhận phải có cùng nhóm máu. Những người có nhóm máu A có thể lấy máu nhóm A một cách an toàn và những người có nhóm máu B có thể nhận được nhóm máu B. Tốt nhất khi người hiến và người nhận là có cùng nhóm máu và máu của họ đã được kiểm tra thông qua xét nghiệm chéo và định nhóm máu. Nhưng trên thực tế, người hiến máu có thể không phải lúc nào cũng cùng nhóm với người nhận, do đó có thể truyền nhóm máu tương thích giữa người nhận và người cho. Nhóm máu O được gọi là nhóm máu "cho phổ thông” tức là có thể cho được tất cả các nhóm nhưng chỉ nhận được máu cùng nhóm O. Nhóm máu AB là nhóm máu "nhận phổ thông” tức là nhận được tất cả các nhóm nhưng chỉ cho được người cùng nhóm máu AB. Người có nhóm máu A có thể máu nhóm O hoặc A, người có nhóm B có thể nhận máu nhóm O hoặc B.

4. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhận nhầm nhóm máu?

      Rất tồi tệ. Phản ứng truyền máu tán huyết cấp có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi truyền máu và thường xảy ra trong quá trình truyền máu. Bệnh nhân có thể cảm nhận được những phản ứng này. Các triệu chứng có thể xảy ra như cảm giác nóng tại chỗ truyền máu, cảm giác ớn lạnh, sốt, và đau ở lưng, hai bên sườn…. Những phản ứng liên quan đến hầu hết các tán huyết nội mạch; các hồng cầu của máu truyền vào bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận ngay trong lòng mạch máu. Các phản ứng đồng loạt có thể gây ra sốc và đưa đến tử vong nhanh chóng.

5. Tại sao bạn cần biết về nhóm máu của mình?

Biết được nhóm máu rất quan trọng vì khi bạn gặp nguy hiểm, các bác sĩ phải biết bạn ở nhóm máu nào [mà lúc đó thời gian rất cấp bách, đặc biệt khi gặp tai nạn hoặc bị thương ở chiến trường] mới có thể tiếp máu cho bạn. Vì thể, bạn phải biết chắc chắn mình thuộc nhóm máu nào từ trước.

Bên cạnh đó, trước đây trong điều tra tội phạm, người ta cũng phân tích vết máu trên hiện trường với máu của nghi can để so sánh, xem nghi can đó có thể là tội phạm không. Nhưng phương pháp đó cho thấy không đủ độ tin cậy mà chỉ dùng sơ bộ để loại trừ nghi can. Hiện nay, phương pháp phân tích ADN chính xác hơn rất nhiều vì nếu cùng nhóm máu có thể có nhiều người.

Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ khăng khít giữa nhóm máu và các bệnh liên quan đến sức khỏe.

[Nguồn tham khảo: Webmd.com]

Dịch vụ xét nghiệm máu tại Phòng khám Đa khoa Biển Việt

Thực hiện xét nghiệm máu tại PKĐK Biển Việt khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm nhờ:

Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, thực hiện xét nghiệm máu tổng quát và đọc kết quả khách quan, chính xác, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Hệ thống trang thiết bị hiện đại: Phòng khám được trang bị thiết bị y tế hiện đại như máy xét nghiệm tiên tiến, máy siêu âm màu;… hỗ trợ tốt cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Tại phòng thí nghiệm, mẫu máu sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc thử nghiệm với các hóa chất, tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm sẽ được các bác sĩ giải thích và tư vấn cụ thể nếu người bệnh có vấn đề về sức khỏe.

Liên hệ  02435420311 hoặc Hotline 0812217575 để được đăng ký!

Video liên quan

Chủ Đề