Như thế nào là tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý

Cụ thể, UBND tỉnh đã phê duyệt 18 dự án đầu tư tăng cường năng lực khoa học và công nghệ, trong đó có 9 dự án đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp với mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu KHCN, phát hiện và phòng trừ dịch bệnh trong nông lâm nghiệp và thủy sản; thử nghiệm, sản xuất và chuyển giao kỹ thuật các giống cây trồng, vật nuôi. Các dự án còn lại là mua sắm thiết bị công nghệ nâng cao năng lực phục vụ công tác nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa; phục vụ công tác xét nghiệm, chẩn đoán dịch bệnh, kiểm tra an toàn thực phẩm và phục vụ công tác giáo dục đào tạo.

Theo đồng chí Trần Đức Lâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: Qua rà soát, kiểm tra cho thấy các dự án được thực hiện đều phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn này, bước đầu hình thành cơ sở vật chất thiết bị công nghệ hiện đại, đáp ứng công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ trên địa bàn tỉnh.

Các dự án nâng cao năng lực nghiên cứu KHCN ngành nông nghiệp đã giúp cho việc nghiên cứu chẩn đoán nhanh, sớm các mẫu dịch bệnh trong nông lâm nghiệp và thủy sản, cũng như nghiên cứu dịch bệnh, kiểm soát và xử lý, cảnh báo môi trường; nghiên cứu lai tạo con giống trong nông lâm nghiệp và thủy sản; đồng thời, nghiên cứu, phân tích, kiểm tra, kiểm nghiệm được các loại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kim loại nặng, hàm lượng Nitrat, thuốc kháng sinh, tăng trưởng, thuốc kích thích và vi sinh vật có hại, góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng nông sản và thủy sản.

Nghiên cứu lai tạo giống tại Trung tâm KH&SX lâm nông nghiệp

Cụ thể, Phòng thí nghiệm của Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh sau khi được đầu tư đi vào hoạt động đã được Bộ Khoa học & Công nghệ công nhận là Phòng thí nghiệm phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 đối với hai lĩnh vực Sinh, Hóa, trong đó có các phép thử về chẩn đoán dịch bệnh và phân tích các chỉ tiêu môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản. Gần đây nhất, Phòng thí nghiệm này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn và chỉ định Phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn về lĩnh vực giống thủy sản, thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn, chất phụ gia, chế phẩm sinh học, chất lượng nước dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Trong quá trình hoạt động, Phòng thí nghiệm đã làm tốt công tác cảnh báo và xử lý kịp thời, có hiệu quả công tác phòng trừ dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh; góp phần giảm thiểu rủi ro cho người nuôi trồng thủy sản, đồng thời giúp các trại sản xuất giống thủy sản trong tỉnh nâng cao chất lượng con giống thủy sản…

Bên cạnh đó, sau khi Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống lâm nông nghiệp tiếp nhận và triển khai Dự án đầu tư năng lực cung cấp cây giống chất lượng cao phục vụ chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Trung tâm đã phát triển mở rộng nghiên cứu và sản xuất cây giống nông, lâm nghiệp và hoa cao cấp các loại; hàng năm cung cấp cho tỉnh từ 4-6 triệu giống cây lâm nghiệp, 0,8-1 triệu cây giống hoa cao cấp các loại. Đặc biệt, Trung tâm đã chủ động được công nghệ sản xuất, trồng và cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh một số loại hoa trước phải nhập từ tỉnh khác hoặc nước ngoài về như lan Hồ Điệp, Ly, Cúc… Đây được coi là một mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất điển hình, thu hút nhiều doanh nghiệp và địa phương trong, ngoài tỉnh đến tham quan, học tập, nhân rộng mô hình.

Các dự án khác cũng phát huy hiệu quả như Dự án đầu tư tại Chi cục Bảo vệ thực vật đã thực hiện khảo nghiệm diện hẹp thuốc bảo vệ thực vật mới trong nhà lưới; qua đó, xác định được một số loại thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả cao trong phòng trừ dịch hại trên cây lúa nhằm khuyến cáo người dân sử dụng trong sản xuất phòng trừ dịch bệnh. Phòng thí nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng sau khi thực hiện dự án đầu tư trang thiết bị đã nâng cao năng lực nghiên cứu an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường lao động, chẩn đoán xét nghiệm bệnh nghề nghiệp… và được công nhận phòng VILAS phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005…

Nhằm vững bước vượt qua những thách thức của tình hình kinh tế hiện nay, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, Quảng Ninh xác định phát huy có hiệu quả tiềm năng thế mạnh, trong đó chọn khoa học và công nghệ là bước đột phá, tạo cú huých cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong năm 2012, Quảng Ninh đã chọn là năm KHCN, triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm tạo chuyển biến nhận thức trong bộ máy, hệ thống bắt đầu từ cấp ủy; đồng thời, thí điểm thực hiện và hoàn thiện cơ chế quản lý KHCN đặc thù, mang tính đột phá để thu hút cán bộ trong nước, chuyên gia nước ngoài. Đặc biệt, Quảng Ninh đã dành 4 - 5% ngân sách tỉnh cho hoạt động KH-CN, đây là mức cao nhất trong 63 tỉnh, thành phố cả nước.

Thông qua hiệu quả của những dự án tăng cường năng lực KHCN trong thời gian qua có thể khẳng định: Việc ứng dụng KHCN vào các lĩnh vực đã và đang trở thành động lực then chốt trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đây cũng chính là bước đột phá mang tính chiến lược, vững chắc để đưa Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2015, cán đích thành công trước cả nước 5 năm theo mục tiêu đã đề ra./.

Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lí là __________ của ngành chăn nuôi ở nước ta. [Chỉ được chọn 1 đáp án] A. Vai trò. B. Nhiệm vụ. C. Lợi ích. D. Mục đích.

Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo

[ĐCSVN] - Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa và tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước cho giáo dục trong thời gian qua đạt được một số kết quả quan trọng, đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ảnh minh họa. Nguồn: VA

Theo Bộ GD&ĐT, nguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân trong nước gồm: vốn của các nhà đầu tư thành lập cơ sở giáo dục, đào tạo bán công, tư thục; học phí và phí; từ hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, quyên góp, cho tặng… của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân...; Nguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân ngoài nước chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp thành lập cơ sở giáo dục, đào tạo 100% vốn nước ngoài; vốn liên doanh, liên kết giữa các cơ sở trong nước và ngoài nước; vốn không hoàn lại, vốn quyên góp, cho tặng dưới các hình thức khác nhau của của các tổ chức quốc tế, của chính phủ, phi chính phủ hoặc các công ty, tập đoàn kinh tế và các cá nhân nước ngoài...

Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ GD&ĐT quản lý 10 chương trình, dự án triển khai thực hiện trong giai đoạn 2015 - 2020 với tổng mức đầu tư là 17.986.760 triệu đồng, trong đó: ODA viện trợ là 172.147 triệu đồng, ODA vay và vay ưu đãi là 15.974.799 triệu đồng, vốn đối ứng là 1.766.237 triệu đồng. Đáng chú ý là dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông [77 triệu USD vốn vay Ngân hàng Thế giới] với mục tiêu hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng chương trình tổng thể và sách giáo khoa mới theo Nghị quyết số 88 của Quốc hội;

Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông [100 triệu USD vốn vay Ngân hàng Thế giới] nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp giáo dục;

Chương trình Phát triển giáo dục trung học giai đoạn 2 [100 triệu USD vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á] nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học và quản lý giáo dục ở cấp trung học, tăng cường định hướng giáo dục các ngành nghề kỹ thuật và hướng nghiệp cho học sinh trung học trong khi vẫn chú ý tăng cường tiếp cận giáo dục cho các đối tượng khó khăn như con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, trẻ em khuyết tật, di cư...

Trong năm qua, Bộ GD&ĐT đã hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu Giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016-2020 gửi các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau khi Thủ tướng phê duyệt Chương trình, Bộ sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ bố trí kinh phí triển khai.

Đồng thời, Bộ đã chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ và Quốc hội quyết định kế hoạch vốn trung hạn để giao kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ trung hạn 2017-2020 và kế hoạch năm 2017 cho các địa phương thực hiện.

Rà soát, ban hành cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư, khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hiện nay, Bộ đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho giáo dục và đào tạo nhằm tăng cường nguồn lực của xã hội đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn.

Một số địa phương đã ban hành chính sách khuyến khích, thúc đẩy xã hội hóa trên địa bàn tỉnh như: chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất; hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng; hỗ trợ lãi suất vay thương mại… như tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang, Tây Ninh, Ninh Thuận, Long An, Nghệ An, Phú Thọ…

Việc thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa đã góp phần tăng thêm nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho toàn ngành Giáo dục; phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập không chỉ đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập ngày càng tăng với chất lượng cao của những người có thu nhập cao trong xã hội mà còn góp phần tăng khả năng tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ giáo dục cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.

Hầu hết các cơ sở giáo dục ngoài công lập có uy tín đều đã và đang triển khai chính sách hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, con của thương binh, liệt sĩ, học sinh thuộc hộ nghèo để các em yên tâm theo học tại trường. Thêm nữa, các cơ sở giáo dục ngoài công lập đã góp phần giải quyết chỗ làm cho hàng nghìn giáo viên, nhân viên trên địa bàn với mức thu nhập và các chế độ, chính sách ưu đãi tương đương hoặc cao hơn mức thu nhập của các giáo viên tại trường công lập.

Tuy nhiên, cũng theo Bộ GD&ĐT, nguồn lực thu hút đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với tiềm năng; mức độ huy động nguồn lực giữa các vùng, miền và giữa địa phương khác nhau. Một số địa phương, ngành giáo dục chưa được tham gia quản lý nguồn lực đầu tư cho giáo dục, sự phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ nên có nơi việc đầu tư chưa hiệu quả. Một số cơ chế chính sách đưa ra chưa phù hợp với thực tế nên khó thực hiện.

Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tập trung rà soát cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả, bố trí hợp lý cho chi đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tăng cường xã hội hóa giáo dục, nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo.

Cùng với đó, tăng cường các giải pháp đẩy mạnh thu hút các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào giáo dục, trong đó khuyến khích thành lập các trường tư thục chất lượng cao.

Các địa phương thực hiện có hiệu quả xây dựng nhà công vụ, nhà bán trú cho giáo viên, học sinh để phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn./.

Mỹ Anh

TIN LIÊN QUAN

  • Khởi công Trạm radar sơ cấp, thứ cấp Nội Bài
  • ​Du lịch Đà Nẵng kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ sau diễn đàn phát triển đường bay châu Á
  • Ấn Độ đang gia tăng lượng tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam
  • VNPT phát sóng 5G VinaPhone phục vụ sự kiện vinh danh Top 7 Cộng đồng thông minh thế giới ICF
  • Hungary đề xuất giải pháp giúp Ukraine xuất khẩu ngũ cốc
  • Khai mạc Liên hoan Thể dục thể thao Phụ nữ Quân đội năm 2022
  • TP Hồ Chí Minh: Trao 65 giải thưởng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc

Video liên quan

Chủ Đề