Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Chỉ tiêu định tính đầu tiên và quan trọng nhất là uy tín của Ngân hàng. Một ngân hàng có uy tín sẽ có khả năng thu hút nhiều khách hàng. Đồng thời, nếu một ngân hàng có số lượng khách hàng đông đảo và là những khách hàng có uy tín thì đó là một dấu hiệu cho thấy hiệu quả tín dụng của ngân hàng là khả quan. Ngoài ra, ngân hàng phải thực sự trở thành bạn của khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với khách hàng. Ngân hàng cũng có thể là người cung cấp các thông tin bổ ích về thị trường, về tiến bộ khoa học công nghệ cho khách hàng.

Thứ hai là sự nỗ lực của khách hàng vay vốn:

– Bảo đảm sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tức là hoạt động tín dụng phải mang lại cho ngân hàng thu nhập đủ để trang trải các chi phí liên quan và có lãi, hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro.

– Khách hàng phải tuân thủ đúng các nguyên tắc vay vốn. Mục đích sử dụng vốn vay đã kí kết trong hợp đồng tín dụng [HĐTD] đã được cả hai bên phân tích và đánh giá kĩ lưỡng cả về hiệu quả, tính khả thi cũng như mức độ phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội chung của ngành, địa phương và của cả nước. Ngoài ra, sự năng động, nhạy bén trong kinh doanh của khách hàng và sự giúp đỡ hiệu quả của ngân hàng sẽ tạo điều kiện để khách hàng đạt lợi nhuận cao nhất và đó chính là điều kiện để khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Và tiêu chí cuối cùng là sự ổn định của nền tài chính quốc gia. Sự ổn định của nền tài chính – tiền tệ quốc gia giúp nâng cao năng lực sản xuất, năng lực công nghệ cho doanh nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống dân cư.

Tóm lại: Có thể nói hiệu quả Tín dụng ngân hàng là một chỉ tiêu rất tổng hợp được nhìn nhận từ ba góc độ: ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Các chỉ tiêu trên chỉ là những căn cứ để đánh giá hiệu quả Tín dụng ngân hàng một các khái quát. Để có thể kết luận chính xác hơn cần phải dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thể.

2. Chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận:

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/Tổng dư nợ tín dụng: phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng, cho biết một đồng dư nợ cho vay mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại càng lớn.

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/Tổng dư nợ ngân hàng: đánh giá tầm quan trọng của hoạt động Tín dụng ngân hàng trong mối quan hệ với toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Tỉ lệ này cao chứng tỏ hầu hết lợi nhuận của ngân hàng có được là từ hoạt động cho vay.

Chỉ tiêu về Dư nợ cho vay [Dư nợ cho vay/Tổng tài sản]: Chỉ tiêu này cho biết tương quan so sánh về quy mô cho vay so với tổng tài sản của ngân hàng. Tỉ lệ này cao chứng tỏ các khoản cho vay chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng.

Chỉ tiêu về Thu nợ [Doanh số thu nợ/Tổng dư nợ bình quân]: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ qua các thời kì. Tốc độ tăng doanh số thu nợ cao chứng tỏ công tác thu nợ của ngân hàng đang được tiến hành tốt. Ngược lại nếu tốc độ này thấp thì có thể do doanh số cho vay giảm sút hoặc công tác thu nợ gặp khó khăn.

Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là những khoản nợ đến kì trả nợ hoặc hết thời hạn vay vốn với thời gian được gia hạn thêm [nếu có] nhưng khách hàng vẫn chưa trả được.

Tỉ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ: Dư nợ quá hạn được xác định theo phân loại nợ do Ngân hàng Nhà nước [NHNN] quy định, ngoại trừ các khoản nợ khoanh theo quyết định của Chính phủ và nợ tồn đọng cũ được xử lí theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 6/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉ lệ nợ quá hạn càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao. Nếu tỉ lệ này của ngân hàng nhỏ hơn 5% thì rất tốt. Ngược lại, tỉ lệ này quá lớn thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh vì nguy cơ mất vốn cao, làm mất khả năng thanh toán và thu nhập.

Tỉ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ: Theo quyết định 493/225/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỉ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Trong đó, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 tại điều 6 và 7 theo quy định này.

Tiêu chí vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đánh giá, cho điểm theo các nhóm chỉ tiêu tại Điều 7 Thông tư 52/2018/TT-NHNN:

[1] Nhóm chỉ tiêu định lượng:

  1. Tỷ lệ an toàn vốn;
  1. Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1.

[2] Nhóm chỉ tiêu định tính:

  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về ban hành, rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung, báo cáo Quy định nội bộ về đánh giá chất lượng tài sản có và tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định;
  1. Tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định;
  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp;
  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn.

Tiêu chí, nhóm chỉ tiêu dùng để tính điểm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Chất lượng tài sản của tổ chức tín dụng

Tiêu chí chất lượng tài sản được đánh giá, cho điểm theo các nhóm chỉ tiêu tại Điều 8 Thông tư 52/2018/TT-NHNN, điểm a, b khoản 3 Điều 1, Điều 2 Thông tư 23/2021/TT-NHNN gồm:

[1] Nhóm chỉ tiêu định lượng:

  1. Tỷ lệ nợ xấu, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được và nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu so với tổng nợ cộng thêm các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được;
  1. Tỷ lệ nợ nhóm 2 so với tổng nợ;
  1. Tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng của các khách hàng có dư nợ cấp tín dụng lớn so với dư nợ cấp tín dụng đối với tổ chức kinh tế, cá nhân;
  1. Tỷ lệ nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5;
  1. Tỷ lệ dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư [không bao gồm dự phòng rủi ro đã trích lập liên quan đến trái phiếu đặc biệt khi bán nợ cho VAMC] so với tổng số dư chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư [không bao gồm số dư trái phiếu đặc biệt khi bán nợ cho VAMC];
  1. Tỷ lệ dư nợ tín dụng để đầu tư, kinh doanh bất động sản so với tổng dư nợ tín dụng [không bao gồm dư nợ tín dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác].

[2] Nhóm chỉ tiêu định tính:

  1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động cấp tín dụng;
  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về ban hành, rà soát, sửa đổi, bổ sung và báo cáo quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro;
  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

đ] Tuân thủ các quy định pháp luật về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi;

  1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành;
  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về hạn chế và giới hạn cấp tín dụng;
  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý rủi ro tín dụng.

Quản trị điều hành trong tổ chức tín dụng

Tiêu chí quản trị điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đánh giá, cho điểm theo các nhóm chỉ tiêu tại Điều 9 Thông tư 52/2018/TT-NHNN:

[1] Nhóm chỉ tiêu định lượng: Tỷ lệ chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động.

[2] Nhóm chỉ tiêu định tính:

  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu;
  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về giới hạn góp vốn, mua cổ phần;
  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Ban điều hành và các quy định pháp luật khác về quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro [không bao gồm quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thanh khoản, quản lý rủi ro thị trường] của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

đ] Tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm toán độc lập;

  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về chế độ thông tin, báo cáo;
  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về tiền tệ, ngân hàng khác ngoài các quy định đã được đề cập tại các chỉ tiêu định tính quy định tại Điều 7, 8, 10, 11, 12 Thông tư này và Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 2 Điều này.

Kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 52/2018/TT-NHNN, kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đánh giá, cho điểm dựa trên các chỉ tiêu:

[1] Nhóm chỉ tiêu định lượng:

  1. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu bình quân;
  1. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản bình quân;
  1. Thu nhập lãi cận biên [NIM];
  1. Số ngày lãi phải thu.

[2] Nhóm chỉ tiêu định tính: Tuân thủ quy định pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Khả năng thanh khoản của tổ chức tín dụng

Tiêu chí khả năng thanh khoản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đánh giá, cho điểm theo các nhóm chỉ tiêu sau đây tại Điều 11 Thông tư 52/2018/TT-NHNN:

[1] Nhóm chỉ tiêu định lượng:

  1. Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng tài sản bình quân;
  1. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn;
  1. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;
  1. Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có số dư tiền gửi lớn so với tổng tiền gửi.

[2] Nhóm chỉ tiêu định tính:

  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;
  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về ban hành, rà soát, sửa đổi, bổ sung và báo cáo quy định nội bộ về quản lý thanh khoản và tuân thủ các quy định pháp luật khác về quản lý rủi ro thanh khoản.

Mức độ nhạy cảm của tổ chức tín dụng đối với rủi ro thị trường

Tiêu chí mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được đánh giá, cho điểm theo các nhóm chỉ tiêu sau đây tại Điều 12 Thông tư 52/2018/TT-NHNN:

[1] Nhóm chỉ tiêu định lượng:

  1. Tỷ lệ tổng trạng thái ngoại tệ so với vốn tự có riêng lẻ bình quân;
  1. Tỷ lệ chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm lãi suất so với Vốn chủ sở hữu.

[2] Nhóm chỉ tiêu định tính:

  1. Tuân thủ giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật;
  1. Tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý rủi ro thị trường.

Như vậy, tổ chức tín dụng. chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính điểm xếp hạng dựa trên các chỉ tiêu đã nêu, bao gồm: vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản và mức độ nhạy cảm trước các rủi ro của thị trường.

Chủ Đề