Những đồ dùng cần chuẩn bị khi đi du học

Phần lớn chúng ta khi bắt đầu ra nước ngoài học tập hay sinh sống thường đặt ra rất nhiều câu hỏi về những thứ cần chuẩn bị, mang theo khi xuất ngoại. Do sự giới hạn về khối lượng hành lý ký gửi và xách tay khi đi máy bay, nên chúng ta không thể mang theo tất cả những gì mình muốn. Dưới đây là gợi ý những thứ cần mang theo khi lần đầu ra nước ngoài học tập.

Giấy tờ:

Hộ chiếu có visa của nước sẽ đến, bản sao dịch và công chứng giấy tờ cá nhân [giấy khai sinh, hộ khẩu…], bản sao dịch và công chứng bằng cấp [bằng, bảng điểm, giấy chứng nhận…], bản gốc bảo hiểm quốc tế, vé máy bay.

Tiền:

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn cần mang theo bao nhiêu tiền. Với những người được học bổng toàn phần [cả sinh hoạt phí và học phí] thì chỉ cần mang theo một số lượng tiền đủ dùng cho sinh hoạt phí 1-2 tháng đầu [khi chưa được nhận học bổng], mua tài liệu sách vở, làm thẻ cư trú và đóng ký túc xá/ thuê nhà… tháng đầu. Còn những người đi du học tự túc hoặc học bổng một phần thì có thể mang tiền học phí và sinh hoạt phí… cả kỳ hoặc cả năm học. Hiện nay ở nước ta có rất nhiều ngân hàng có thẻ Master Card hoặc Visa Card mà bạn có thể rút tiền ở nước ngoài, nên chúng ta nên đến các ngân hàng lớn ở Việt Nam, nhờ họ tư vấn dịch vụ thích hợp, tiết kiệm để ta có thể mở tài khoản và rút tiền ở nước ngoài do người nhà gửi từ Việt Nam. Cách làm này an toàn hơn, và vì chúng ta cũng không thể mang theo một khoản tiền mặt lớn vào nước khác khi nhập cảnh mà không khai báo. Bạn nên đổi một ít tiền mà nước sẽ đến đang dùng để tiện mua đồ, đi xe bus… trong những ngày đầu tiên khi đến, số tiền còn lại là đô-la Mỹ hoặc Euro, sau khi đến nơi nếu cần tiền, bạn có thể đổi sau.

Tài liệu học tập:

Sách vở, bút, máy tính xách tay [nếu có]… chỉ mang những đồ thật quan trọng và cần thiết, vì bạn có thể mua ở nước ngoài và có những sách không dùng đến. Tùy theo ngành học, bạn có thể mang theo một vài cuốn sách chuyên ngành bằng tiếng Việt sát với ngành học nhất, để phòng khi giai đoạn đầu, ngoại ngữ chưa tốt, lên giảng đường chưa bắt kịp bài giảng của thầy, đọc sách tiếng họ chưa hiểu thì còn có tài liệu tham khảo. Nên mang theo vở, bút vì thường những thứ này ở nhà rẻ hơn ở nước ngoài.

Đồ ăn:

Cần chuẩn bị ít đồ ăn sẵn [như mì tôm, phở gà, bánh mì ruốc…] có thể ăn trong 2 - 3 ngày đầu khi mới sang, chưa biết chỗ ăn hoặc vào đúng dịp cuối tuần/ ngày lễ. Ở các nước châu Âu, cuối tuần/ ngày nghỉ hầu hết các cửa hàng, siêu thị sẽ đóng cửa, nên bạn sẽ không mua được đồ ăn.

Khi đi xa, bạn sẽ rất nhớ đồ ăn Việt. Tùy từng quốc gia mà có thể có hoặc không có người Việt sinh sống, nên có thể hoặc không có quán ăn Việt, cũng như các thực phẩm châu Á, do đó, bạn nên mang theo nhiều đồ khô như mì, miến, mộc nhĩ, nấm hương, ngũ vị hương, xả, quế, ớt khô, bánh đa nem… để có thể tự làm các món ăn Việt khi thèm. Mắm là thứ rất khó mua khi ở nước ngoài, nếu có thể, bạn nên mang theo 1-2 chai, chai nhựa càng tốt, cuốn vào giấy báo, rồi để trong hành lý ký gửi.  Nhiều người nước ngoài rất thích các đồ ăn Việt, điển hình là nem rán, phở, chả nướng… những thứ bạn có thể tự làm với những đồ khô mang theo và mua nguyên liệu ở nước sở tại. Qua ẩm thực, bạn vừa giới thiệu, quảng bá được hình ảnh đất nước, lại vừa tạo được thiện cảm và thiết lập các mối quan hệ mới tốt đẹp cho công việc và cuộc sống khi ở nước ngoài.

Nên mang một ít gạo vì có thể lúc đầu bạn không tìm được chỗ mua gạo. Tùy từng nơi đến, mà bạn có thể cần mang theo một nồi cơm điện nho nhỏ, vì nhiều nơi bạn sẽ không tìm được nơi bán.

Vật dụng:

Bạn chỉ nên mang theo những quần áo và giày dép cần thiết, đủ dùng trong 1 - 3 tháng đầu, sau đó khi quen, bạn có thể tự đi mua và có thể chọn những hàng giảm giá vào các mùa nhất định trong năm. Vì thực tế, đồ dùng ở Việt Nam không phù hợp với thời tiết và phong cách ở nước mình sẽ đến. Cần chú ý đến đồ mùa đông, nhất là sang những nước có mùa đông băng giá. Nhiều bạn khi ra nước ngoài, mang quá nhiều quần áo, giày dép, do đó thừa cân trong hành lý ký gửi, phải trả rất nhiều tiền cước, nhưng lại không dùng đến vì ở đó, mọi người không mặc như mình hoặc không phù hợp với thời tiết. Kinh nghiệm của những người khi sống/ ra nước ngoài nhiều là nên hạn chế quần áo, giày dép, thay vào đó là mang theo nhiều đồ ăn Việt.

Đồ dùng cá nhân:

Khăn mặt, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội… nên mang theo một lượng nhỏ đủ dùng trong vài tuần hoặc một tháng đầu. Khi quen bạn có thể tự mua ở đó. Có những đồ dùng có thể không phù hợp với thời tiết, độ ẩm ở nước bạn sẽ sang.

Thuốc:

Cần mang theo những loại thuốc thông thường như thuốc cảm, thuốc đau đầu, thuốc ho, thuốc đi ngoài, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi… có hạn càng lâu càng tốt và đủ dùng thậm chí 1-2 năm. Vì bạn nhớ rằng khi ra nước ngoài là mình phải tự chăm sóc bản thân, sống độc lập và “không được phép” ốm, vì ốm sẽ rất khổ khi bạn… chỉ có một mình.

Phương tiện liên lạc: Điện thoại, một cái sim quốc tế [nếu có]

Quà:

Bạn nên mang theo những món quà nhỏ nhưng mang đậm bản sắc Việt để tặng cho giáo sư, bạn bè người nước ngoài. Quà có thể là đồ lưu niệm hoặc đồ ăn, nhưng cần phải đảm bảo chất lượng, nhãn mác rõ ràng và gọn nhẹ. Những đồ lưu niệm như tranh thêu, tranh Đông Hồ, khăn lụa Hà Đông… thường được các du học sinh lựa chọn khi mang ra nước ngoài. Bạn có thể chỉ mua tranh, còn khung sẽ mua ở siêu thị bên nước đó cho đỡ nặng. Những đồ ăn, đồ uống như bánh pía, mứt sen, hoa quả khô, chè sen, cà phê… cũng được nhiều người lựa chọn. Nếu được nên chọn những thứ có cả nhãn mác tiếng Anh.

QMI EDUCATION: Bạn đang chuẩn bị đi du học nước ngoài nhưng chưa biết phải chuẩn bị tư trang hành lí như thế nào cho đủ ? Bạn lo lắng cho chuyến đi du học sắp tới bởi đây là lần đầu tiên bạn đi nước ngoài? Hãy để Du học QMI chia sẻ kinh nghiệm cũng như gợi ý về những đồ dùng giúp bạn có thể chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình.

->>XEM THÊM: //duhocfpt.edu.vn/xin-duoc-chuc-mung-ban-nguyen-thi-thuy-linh-da-nhan-duoc-visa-du-hoc-phap/

I. LIST ĐỒ DÙNG

Giấy tờ cần thiết

– Hộ chiếu [passport], visa và vé máy bay

– Bảo hiểm quốc tế

– Thư nhận học, thư thông báo được cấp học bổng, biên lai đóng học phí.

– Bản gốc / bản sao có công chứng, các học bạ / bảng điểm, bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh, ảnh thẻ.

– Các giấy tờ xác minh nhân thân như bằng lái hoặc chứng minh thư

– Sổ theo dõi sức khỏe, các chứng từ bệnh án,  [nếu có].

Đồ dùng học tập

– Máy tính cá nhân: laptop

– Từ điển [nếu có]: nếu sử dụng điện thoại smartphone thì k cần thiết mang từ điển

– Balo, sách vở, bút viết, bút nhớ,…

Đồ dùng cá nhân và vật dụng thiết yếu

– Quần áo, giày dép, túi xách, mỹ phẩm, phụ kiện như kính [đối với các bạn cận], dây buộc tóc,…: các bạn chỉ nên mang quần áo, giày dép vừa đủ dùng.

– Nhu yếu phẩm: như bàn chải, kem đánh răng, khăn, chăn, son giữ ẩm, kem chống nứt da, kim chỉ…. Với con gái cần có băng vệ sinh.

– Thuốc men: Mang theo một số loại thuốc cần thiết như đau bụng, giảm đau, vitamin, thuổc cảm, thuốc đau bao tử, thuốc trị côn trùng cắn,…

– Đồ dùng điện tử : máy CD, máy chụp hình, điện thoại di động [có lưu những số điện thoại quan trọng],  máy sấy tóc, bàn ủi, máy cạo râu, đồng hồ đeo tay, đồng hồ báo thức, sạc, ổ chuyển điện thế [tùy theo nước sở tại],…

– Đồ ăn [nếu cần]

Tài chính

– Tiền mặt hoặc thẻ tín dụng nhưng tốt nhất nên sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm hàng hóa, chỉ cần cầm theo ít tiền mặt [tiền lẻ] để sử dụng trong các trường hợp cần thiết như: đi tàu điện ngầm, xe bus,…

II. NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG

* Hành lý

– Hành lý ký gửi:

+ Tùy theo từng hãng hàng không  mà trọng lượng ký gửi khác nhau.

+ Hành lý ký gửi nên để:

1, Quần áo và đồ dùng cá nhân không có giá trị lớn

2, Đồ dùng học tập: Sách vở, balo, bút,…

3, Các loại thuốc cần dùng

4, Tuyệt đối không nên mang những sp, đồ ăn có mùi như: nước mắm, mắm tôm, sạc dự phòng…

– Hành lý xách tay

+ Trọng lượng mang tối đa trong hành lý xách tay của hầu hết các hãng hàng không là 7 kg. Tuy nhiên, nhiều TH vẫn có thể đc dư 2-3 kg

+ Hành lý ký gửi nên để:

1, Đồ ăn như: mỳ tôm,  bim bim, bánh kẹo, các loại gia vị,..

2, Trong TH đồ dùng cá nhân nhiều không để hết hành lý ký gửi có thể san hành lý.

3, Các loại giấy tờ như: CMT, sổ sức khỏe [ nếu có], bảng điểm, học bạ, bằng tốt nghiệp,..

4, Nên mua thêm 1 túi đeo để đựng những đồ khác như: passport, vé máy bay, bảo hiểm, điện thoại… để tiện lấy khi cần, sạc dự phòng bắt buộc để trong hành lý xách tay.

-> Laptop đeo lưng sẽ không tính vào hành lý xách tay hoặc ký gửi

* Tài chính

– Tiền mặt, thẻ tín dụng. Tiền nên cất trong người ở những nơi kín đáo như: trong tất, trong giày,.. để tránh TH mất cắp. Trong TH nhân viên an ninh sân bay yêu cầu cởi đồ ktra thì phải để ý tiền của mình.

– Không nên để quá nhiều tiền mặt hoặc những loại tiền có mệnh giá lớn trong người. Tốt nhất là sử dụng thẻ ngân hàng.

LƯU Ý:

– Khi đi du học nước ngoài, hộ chiếu/ visa là 2 vật dụng vô cùng quan trọng. Vì thế, hãy thật cẩn thận với 2 đồ này phòng TH mất.

– Những đồ có giá trị lớn như: tiền, điện thoại, ipad, đồng hồ đắt tiền,… KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ VÀO HÀNH LÝ KÝ GỬI mà phải để trong người hoặc hành lý xách theo lên máy bay. Nếu không rất dễ xảy ra tình trạng mất cắp.

– Những vật dụng như: nồi cơm, xoong, nồi, chảo,.. nếu k cần thiết k cần mang vì có thể sang đó mua hoặc xin lại của những anh chị đã  học xong. Nếu chưa quen khẩu vị, nên mang theo ít gia vị quê hương để nấu ăn.

– Nếu có điều kiện nên để sang bên đó mua đồ mà không phải đem từ nhà. Như vậy sẽ tiết kiệm diện tích hành lý, tránh xảy ra tình trạng vali cồng kềnh khó di chuyển.

Thông tin liên hệ:

->>> Đăng ký tư vấn 

QMI EDUCATION

Inbox: m.me/DuhocQuangMinh

Tel: 024 3869 1999

Hotline: 0914 154 668

Mail:

VP tại Hà Nội: số 14 Trung Yên 3, Cầu Giấy, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề