Những đối tượng không được tiêm vaccine

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhóm các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm: 

- Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, …

- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- Đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.

- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Như vậy, với quy định này, bạn thuộc đối tượng trì hoãn tiêm chủng. Bạn cần tuân thủ 5K để giảm nguy cơ mắc Covid-19. Bạn sẽ được sắp xếp tiêm chủng trong thời gian sớm nhất khi có đủ điều kiện.

Những đối tượng không được tiêm vaccine

Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả thực hiện chiến dịch tiêm chủng mở rộng Vắc xin phòng chống Covid-19

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn mới nhất với những người có tiền sử dị ứng, mắc bệnh nền điều trị ổn định, trên 65 tuổi... thay vì bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị thì nay có thể tiêm ở điểm lưu động và cố định.

Nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng gồm:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người trên 65 tuổi.

- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg; Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

Tại công văn 6202 Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký ban hành yêu cầu các địa phương cần đẩy nhanh tốc độ bao phủ tiêm chủng, Bộ trưởng nhấn mạnh các địa phương tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn; ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3355 của Bộ Y tế.

Tại văn bản số 3309 của Bộ Y tế ban hành ngày 23/6 nêu rõ việc tiêm liều bổ sung (liều này không phải mũi 3) cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu;

Người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư) hoặc được cấy ghép tế bào gốc (trong vòng 2 năm qua); 

Người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (ví dụ hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao.

Những đối tượng không được tiêm vaccine

Bộ Y tế nêu rõ: Người trên 18 tuổi đã mắc COVID-19, tiêm vaccine mũi bổ sung ngay sau khi hồi phục; Đồng thời đối tượng tiêm mũi 4 cũng được mở rộng hơn.

- Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell) hoặc vaccine Sputnik V.

- Vaccine tiêm là loại vaccine cùng với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA; hoặc vaccine Astrazeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm (Vero cell).

- Khoảng cách: tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

- Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

- Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo qui định.

Mở rộng đối tượng tiêm mũi 4 vaccine phòng COVID-19

Trong hướng dẫn tại Quyết định 2357/BYT-DP, Bộ Y tế cho biết, đối tượng tiêm là: Người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thểvừa đến thể nặng; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, tại hướng dẫn mới ban hành ngày 23/6, Bộ Y tế đã mở rộng đối tượng tiêm mũi 4 gồm: Người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Thời gian qua, việc tiêm chủng mũi 3 và mũi 4, tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi còn chậm, Bộ Y tế đã nhiều lần có văn bản 'thúc' các địa phương đẩy nhanh tiêm chủng cho các đối tượng theo hướng dẫn.

Tính đến ngày 24/6, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 ở nước ta đã được tiêm là 228.484.003 liều, trong đó số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 203.805.978 liều: Mũi 1 là 71.496.001 liều; Mũi 2 là 68.848.476 liều; Mũi 3 là 1.509.068 liều; Mũi bổ sung là 14.971.853 liều; Mũi nhắc lại lần 1- mũi 3 là 44.135.874 liều; Mũi nhắc lại lần 2 - mũi 4 là 2.844.706 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.745.641 liều: Mũi 1 là 8.970.678 liều; Mũi 2 là 8.611.007 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 163.956 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là 6.932.384 liều: Mũi 1 là 5.519.397 liều; Mũi 2 là 1.412.987 liều.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, hiện chưa có bất cứ một bằng chứng khoa học nào khẳng định vaccine phòng COVID-19 ảnh hưởng lâu dài tới sức khoẻ người dân, trong khi hiệu lực của vaccine giảm tương đối nhanh. Vì vậy, để duy trì hiệu quả bảo vệ, cần phải tiêm mũi 3, mũi 4 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Thái Bình

Theo Quyết định 2995/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/6/2021 về việc Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19, người được tiêm chủng được phân làm 4 nhóm: (1) Nhóm đủ điều kiện tiêm chủng; (2) Nhóm thận trọng tiêm chủng; (3) Nhóm trì hoãn tiêm chủng và (4) Nhóm chống chỉ định tiêm chủng.

Nhóm 1: Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng

Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc-xin. Vắc-xin phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên.

Không thuộc các đối tượng được quy định tại nhóm 2, 3 và 4.

Nhóm 2: Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người trên 65 tuổi.

- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:

+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.

+ Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg.

+ Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có).

Lưu ý: do chiến dịch tổ chức tại các điểm tiêm tại cộng đồng nên người trên 65 tuổi sẽ hoãn tiêm chờ các đợt tiêm chủng tiếp theo.

Nhóm 3: Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.

- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, …

- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.

- Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Nhóm 4: Chống chỉ định

- Tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào.

- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Những đối tượng không được tiêm vaccine

Tải file tại đây!

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC)

Thiết kế: Thiên Hồng - Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y dược TP.HCM

Những người có tiền sử có phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vaccine và người dưới 18 tuổi được khuyến cáo không nên tiêm vaccine này.

Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) về tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo tạm thời về việc sử dụng vaccine phòng Covid-19 của Oxford/AstraZeneca (AZD1222). Theo đó, WHO đưa ra khuyến cáo về từng đối tượng cần ưu tiên tiêm, những đối tượng nào không nên tiêm và phụ nữ mang thai nên tiêm hay không?

Ai cần được tiêm vaccine phòng Covid-19 trước?

Trong khi nguồn cung ứng vaccine còn hạn chế, khuyến cáo đưa ra là cần ưu tiên tiêm phòng cho cán bộ y tế là những người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh và người cao tuổi, bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên.

Các nước có thể tham khảo Lộ trình ưu tiên của WHO và Khung giá trị của WHO làm tài liệu hướng dẫn cho quá trình lựa chọn các nhóm đối tượng ưu tiên.

Còn những ai khác có thể được tiêm phòng vaccine?

Theo khuyến cáo, tiêm vacine phòng Covid-19 được dành cho những người có bệnh lý nền do họ được xác định là có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, trong đó có các bệnh như béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và đái tháo đường.

Mặc dù cần phải tiến hành thêm nghiên cứu trên những người đang chung sống với HIV hoặc mắc bệnh tự miễn hoặc những người bị suy giảm miễn dịch, những người này, nếu nằm trong các nhóm được khuyến cáo tiêm vaccine, có thể được tiêm phòng vaccine sau khi được cung cấp thông tin và tư vấn.

Việc tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể được dành cho những người đã từng mắc Covid-19. Nhưng những cá nhân này có thể hoãn việc tiêm phòng Covid-19 khoảng sáu tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2 để trao cơ hội cho những người khác cần gấp hơn.

Việc tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể được dành cho phụ nữ đang cho con bú nếu họ thuộc nhóm ưu tiên được tiêm. WHO không khuyến cáo ngưng cho con bú mẹ sau tiêm phòng Covid-19.

Phụ nữ mang thai có cần phải tiêm phòng?

Việc mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ bị Covid-19 nặng hơn nhưng hiện tại có rất ít số liệu đánh giá tính an toàn của vaccine trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ mang thai có thể được tiêm phòng vaccine nếu lợi ích của việc tiêm phòng ở phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vaccine.

Vì lý do này, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phối nhiễm với virus SARS-CoV-2 (thí dụ, cán bộ y tế) hoặc người mắc bệnh nền tăng nguy cơ mắc bệnh nặng, có thể được tiêm vaccine phòng bệnh sau khi được cán bộ y tế tư vấn.

Những ai được khuyến cáo không tiêm vaccine này?

Những người có tiền sử có phản ứng dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vaccine thì không nên tiêm.

Vaccine này không khuyến cáo dùng cho người dưới 18 tuổi nhưng còn phải chờ kết quả của các nghiên cứu tiếp theo.

Liều tiêm theo khuyến cáo như thế nào?

Liều khuyến cáo là hai liều, tiêm bắp (0.5ml mỗi liều) các liều, cách nhau 8 – 12 tuần. Theo WHO, cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ khả năng bảo vệ lâu dài sau liều đơn.

Vaccine có an toàn không?

Ủy ban Tư vấn Toàn cầu về An toàn vaccine – là một nhóm các chuyên gia cung cấp hướng dẫn độc lập và có cơ sở khoa học chặt chẽ cho WHO về chủ đề sử dụng vaccine an toàn – đã nhận và đánh giá các báo cáo về sự cố an toàn nghi ngờ có khả năng gây ảnh hưởng quốc tế.

Theo khuyến nghị của SAGE, WHO đã duyệt đưa hai phiên bản vaccine AstraZeneca/Oxford Covid-19 vào danh sách sử dụng khẩn cấp vào ngày 15-2-2021, cho phép vaccine này được triển khai trên toàn cầu thông qua cơ chế COVAX. vaccine này do AstraZeneca-SK Bioscience (Hàn Quốc) và Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất.

Bộ Y tế Việt Nam cũng đã phê duyệt có điều kiện đối với vaccine này để sử dụng khẩn cấp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vào ngày 1-2-2021.

Vaccine có hiệu lực như thế nào?

Vaccine AZD1222 phòng chống Covid-19 có hiệu lực 63,09% trên những người nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng.

Khoảng cách giữa các liều dài hơn trong khoảng thời gian từ 8 đến 12 tuần có liên quan đến hiệu quả vaccine cao hơn.

Vaccine có hiệu quả đối với biến thể mới của virus?

SAGE đã đánh giá mọi dữ liệu hiện có về hiệu lực của vaccine trong bối cảnh xuất hiện các biến thể gây lo ngại. Hiện tại SAGE khuyến cáo sử dụng vaccine AZD1222 theo Lộ trình Ưu tiên của WHO, thậm chí ngay cả khi các biến thể của virus đã xuất hiện ở quốc gia đó. Các nước cần đánh giá rủi ro và lợi ích và cân nhắc tình hình dịch tễ trong nước.

Các phát hiện ban đầu cho thấy nhu cầu cấp bách cần phải có cách tiếp cận phối hợp trong giám sát và đánh giá sự xuất hiện các biến thể virus và tác động tiềm ẩn của chúng đối với hiệu quả vaccine. Khi có số liệu mới, WHO sẽ cập nhật các khuyến cáo phù hợp.

Vaccine có phòng ngừa được việc mắc và lây truyền bệnh?

Chưa có nhiều số liệu về tác động của vaccine AZD1222 đối với việc lây truyền hay phóng thích virus.

Trong thời gian này, chúng ta cần duy trì và tăng cường các biện pháp y tế công cộng đã được chứng minh hiệu quả: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc, rửa tay, vệ sinh hô hấp và ho, tránh nơi đông người, và bảo đảm thông thoáng khí.