Nội dung nào sau đây thuộc ý nghĩa của Công nghệ nhân giống bằng Công nghệ nuôi cấy mô tế bào

Nuôi cấy mô tế bào có cả nuôi cấy mô tế bào người, động vật. Nhưng trong bài này, Sumo Nhật Việt sẽ chia sẻ với các bạn những ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào thực vật.

1. Nuôi cấy mô tế bào là gì?

Nuôi cấy mô tế bào hay còn gọi là nuôi cấy mô tế bào thực vật. Có thể hiểu là tổng hợp các kĩ thuật được sử dụng để nuôi cấy, duy trì mô tế bào trong điều kiện vô trùng. 

Dựa trên tính toàn năng của tế bào thực vật. Nghĩa là mọi tế bào đều sẽ có cùng hệ gen và có khả năng sinh sản vô tính. Từ đó, chúng có thể được nuôi cấy để tạo ra cơ thể mới.

Nuôi cấy mô tế bào là gì?

Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên sự nhân đôi và phân ly của các nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân [hiểu nôm na là nó nhân bản lên, từ 01 tế bào tạo nên 02 tế bào y hệt nhau về bộ gen – hay còn gọi là nhiễm sắc thể].

2. Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào thực vật

Công nghệ cấy mô tế bào thực vật đã có từ rất lâu rồi. Trên thực tế, nó đã thực sự chứng minh được ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của chúng ta hiện nay. Đó là những ý nghĩa nào?

Phương pháp nuôi cây cấy mô tế bào thực vật có thể nhân giống số lượng lớn trong thời gian ngắn. Cây con mang đặc tính tốt giống hệt cây mẹ.

==> Click xem ngay: Quy trình nhân giống cây cấy mô – Bật mí cho bạn

2.1 Sản xuất lượng giống lớn cho quy mô công nghiệp

Hiện nay việc áp dụng công nghệ trong xản xuất dần được phổ biến. Đời sống nâng cao, năng xuất lao động tăng.

Lấy ví dụ trong nông nghiệp. Trước đây, mỗi lao động chỉ có thể lao động, sản xuất trên một vài nghìn mét vuông đã vất vả quanh năm ngày tháng. Còn hiện nay, một lao động cùng với máy móc, thiết bị có thể làm công việc trên cả chục ha mỗi ngày.

Các lao động phân bổ sang các ngành khác. Rồi thay vì sản xuất 1-2 vụ trên năm, nhiều địa phương chuyển sang canh tác các nông sản thay phiên trồng- thu hoạch quanh năm.

Nhu cầu giống cây càng ngày càng lớn, đặc biệt nhu cầu giống cho các quy mô công nghiệp tăng mạnh.

Sản xuất lượng giống khoai tây lớn bằng công nghệ nuôi cấy mô

Việc chủ động áo dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật tại Việt Nam giúp tiết kiệm chi phí về giống lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Trước đây [khoảng 2013] Việt Nam phải nhập hàng nghìn tấn giống khoai tây đạt tiêu chuẩn từ Hà Lan, Đức, Australia, giá xấp xỉ 0,8 USD/kg. Như vậy, chi phí mỗi năm khoảng 800.000 USD cho 100.000 tấn khoai giống. Chưa kể đến 70% các giống đang sử dụng được nhập theo con đường không chính thức có chất lượng kém.

Nhờ công nghệ nuôi cấy mô tế bào, 1 củ khoai tây, sau 8 tháng nhân giống được 2 tỷ mầm, đủ trồng cho 40ha.  Một chồi dứa sau 1 năm tạo được 116649 cây. Như vậy, công nghệ này có ý nghãi to lớn đối với việc sản xuất giống theo quy mô công nghiệp.

2.2 Giống cây đồng nhất về phẩm chất

Đối với các giống cây có đặc tính quý, thì việc lưu giữ các đặc tính này cho các cây con rất có ý nghĩa. Đây cũng là ưu điểm lớn của phương pháp nhân giống này.

Giả sử với hoa phong lan, có rất nhiều giống phong lan khác nhau. Tùy thuộc vào vẻ đẹp, mùi thơm của nó có những giá trị khác nhau về mặt kinh tế cũng như độ quý hiếm.

Nhân giống phong lan bằng nuôi cấy mô

Tuy nhiên, nếu theo tự nhiên, vệc phân ly, thụ phấn tạo quả, hạt của lan có thể sẽ khiến cây con không còn giữ được những đặc tính quý như cây mẹ nữa. Thực tế, nguồi trông lan hiện nay có phương pháp ươm kie hay giâm cành cùng là một cách để nhân giống tạo cây con có đặc tính y hệt mẹ. Tuy nhiên, nhược điểm là tạo ra số lượng không nhiều. Đặc biệt đối với lan, thời gian sinh trưởng chậm, có thể nhân giống được một vườn lan sẽ cần rất rất nhiều thời gian.

Sử dụng biện pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật là giải pháp tối ưu lúc này. Giúp nhân đưuọc các cây con y hệt cây mẹ, với số lượng lớn trong thời gian ngắn hơn.

2.3 Sản xuất cây giống sạch bệnh

Ngoài hai ý nghĩa bên trên, việc nhân giống trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào giúp chúng ta kiểm soát dịch bệnh cây giống tốt hơn.

Mô hình trồng sắn sạch bệnh

Những cây con sạch bệnh được lựa chọn và đưa ra ngoài môi trường tự nhiên để sản xuất. Điều này sẽ giúp hạn chế rủi ro thiệt hại kinh tế do giống nhiễm bệnh.

Giống mía chống chịu sâu bệnh

Ngày nay, kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào đã phát triển hơn. Chúng ta có thể tác động vào tê bào thực vật và tạo ra những giống cây trồng có khả năng chống chịu bệnh, chống chịu với điều kiện thời tiết tốt hơn. Giúp cây khỏe mạnh, năng xuất cao khi được đưa ra sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.

2.4 Bảo tồn các nguồn giống quý hiếm

Một số giống cây quý dần cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng cho sự khai thác quá mức của con người. Công nghệ nuôi cấy mô tế bào có thể trở thành công cụ giúp nhân giống, bảo tồn các giống cây này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Cũng như có thể được nhân rộng sản xuất để phục vụ con người.

3. Học nuôi cấy mô tê bào thực vật ở đâu?

Kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật có nhiều ý nghĩa như vậy. Không có lý gì chúng ta không phổ biến rộng rãi hơn. Để góp phần nâng cao cuộc sống của chúng ta nói riêng. Những người hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, và người dân Việt Nam nói chung.

Đội ngũ nhà khoa học tại Sumo Nhật Việt

Hiện nay, kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào tại Sumo Nhật Việt rất phát triển. Chúng tôi luôn chào đón, chia sẻ cho các bạn đam mê và muốn tìm hiểu kĩ thuật này. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô tê bào. Còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

Hotline: 0962 567 869

Website: //sumonhatviet.com

Email:

Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 học kì 1

Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Phần 3 vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm có kèm theo đáp án do VnDoc đăng tải, hỗ trợ học sinh củng cố lý thuyết, làm quen với các dạng bài tập Công nghệ 10 khác nhau, từ đó giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Bài tập trắc nghiệm môn Công nghệ kì 1

Câu 1: Sự chuyển hóa TB chuyên hóa → TB phôi sinh, có khả năng phân chia mạnh mẽ là:

A. Sự phân chia TB.

B. Sự phân hóa TB

C. Sự phản phân hóa TB

D. Sự nảy mầm

Câu 2: Từ một tế bào, làm thế nào phát triển thành nhiều loại tế bào thực hiện chức năng khác nhau?

A. Phải trải qua quá trình phân hóa và phản phân hóa.

B. Cho sinh sản vô tính

C. Cho sinh sản hữu tính

D. Cho sinh sản vô tính và phải trải qua quá trình phân hóa và phản phân hóa.

Câu 3: Ý nghĩa của nuôi cấy mô, TB là:

A. Các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền.

B. Có trị số nhân giống thấp.

C. Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền.

D. Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu.

Câu 4: Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô, TB có đặc điểm:

A. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền

B. Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền

C. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền

D. Hệ số nhân giống cao.

Câu 5: Vật liệu nuôi cấy mô tế bào thường là mô chưa phân hóa trong các đỉnh sinh trưởng của rễ, thân, lá là những tế bào của:

A. Tế bào của mô phân sinh.

B. Tế bào phôi sinh.

C. Tế bào chuyên hóa.

D. Tế bào mô mềm.

Câu 6: Sơ đồ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào?

A. Chọn vật liệu nuôi cấy → khử trùng → tạo chồi → tạo rễ → cấy cây vào môi trường thích ứng → trồng cây trong vườn ươm.

B. Chọn vật liệu nuôi cấy → khử trùng → tạo rễ → tạo chồi → cấy cây vào môi trường thích
ứng → trồng cây trong vườn ươm.

C. Chọn vật liệu nuôi cấy → tạo rễ → tạo chồi → khử trùng → cấy cây vào môi trường thích
ứng → trồng cây trong vườn ươm.

D. Chọn vật liệu nuôi cấy → tạo chồi → tạo rễ → khử trùng → cấy cây vào môi trường thích
ứng → trồng cây trong vườn ươm.

Câu 7: Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, phân cắt đỉnh sinh trưởng của vật liệu nuôi cấy thành các phần tử nhỏ thuộc khâu nào?

A. Chọn vật liệu nuôi cấy.

B. Tạo chồi.

C. Khử trùng.

D. Tạo rễ.

Câu 8: Trong quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, ý nghĩa của việc cấy
cây vào môi trường thích ứng để:

A. cây phát triển rễ.

B. cây thích nghi dần với đ.kiện tự nhiên.

C. cây thích ứng với đ.kiện khí hậu bất thuận

D. cây ra cành.

Câu 9: Trong môi trường tạo rễ có bổ sung chất kích thích sinh trưởng:

A. Chất dinh dưỡng.

B. Các chất auxin nhân tạo [α NAA và IBA].

C. Các chất auxin nhân tạo [NAA và IBA].

D. Các nguyên tố vi lượng.

Câu 10: Trong qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào khi chồi đã đạt tiêu chuẩn kích thước thì cần:

A. Đưa vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo.

B. Khử trùng để lọai bỏ tác nhân gây bệnh.

C. Đưa cây ra vườn ươm.

D. Bổ sung chất kích thích sinh trưởng.

Câu 11: Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào là:

A. Điều khiển sự phát triển hình thái của TB một cách định hướng

B. Dựa vào sự phân hóa và phản phân hóa

C. Nuôi cấy TB trong điều kiện thích hợp

D. Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường đặc biệt

Câu 12: Các lọai cây lâm nghiệp thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô:

A. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, trầm hương.

B. Cây keo lai, bạch đàn, mía, tùng, trầm hương.

C. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, thông, tùng.

D. Cây keo lai, bạch đàn, thông, tùng, trầm hương.

Câu 13: Những loại cây không được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô?

A. Lúa chịu mặn, kháng đạo ôn

B. Mía, cà phê

C. Hoa lan, cẩm chướng

D. Trinh nữ

Câu 14: Keo đất là gì?

A. Là những phần tử có kích thước > 1 micromet, không tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.

B. Là những phần tử có kích thước < 1micromet, không tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.

C. Là những phần từ có kích thước > 1micromet, tan trong nước.

D. Là những phần tử có kích thước < 1micromet, tan trong nước.

Câu 15: Những phần tử có kích thước < 1micromet, không hòa tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù là:

A. Limon.

B. Sét.

C. Keo đất.

D. Keo dương.

Câu 16: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào?

A. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bất động → lớp ion khuếch tán.

B. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion bất động.

C. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion khuếch tán → lớp ion bất động.

D. Ở giữa nhân keo → lớp ion quyết định điện → lớp ion bù → lớp ion khuếch tán.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 10 phần 3. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập môn Công nghệ lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục Toán lớp 10, Ngữ văn lớp 10, Tiếng Anh lớp 10...

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu liên quan trong chương trình học lớp 10

  • Mời bạn làm online: Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Phần 3
  • Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Phần 2
  • Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 10 - Phần 4
  • Trắc nghiệm Địa lý 10
  • Trắc nghiệm Lịch sử 10
  • Trắc nghiệm Sinh học 10

Video liên quan

Chủ Đề