Đối tượng được bảo hiểm tiếng Anh là gì

Mục lục bài viết 1 1. Bảo hiểm hàng hóa là gì? 2 2. Bảo hiểm hàng hóa trong tiếng Anh là gì? 3 3. Bảo hiểm hàng hóa trong thương mại quốc tế? 3.1 3.1. Khái quát chung về bảo hiểm hàng hóa quốc tế 3.2 3.2. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa […]

Bảo hiểm không còn là thuật ngữ xa lạ với bất kỳ đối tượng nào nữa, nếu có thì chỉ khác nhau về đối tượng được bảo hiểm trong từng mối quan hệ khác nhau. Bảo hiểm hàng hóa được đặt ra khi tồn tại những rủi ro rất lớn tác động đến sự an toàn của hàng hóa trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là đối với thương mại quốc tế.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Bảo hiểm hàng hóa là gì?

– Bảo hiểm [Insurance]: Là một cam kết bồi thường về mặt kinh tế trong đó người được hưởng bảo hiểm phải có trách nhiệm phải đóng một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm đã được quy định. Ngược lại, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro được bảo hiểm gây nên.

– Người bảo hiểm là người ký kết hợp đồng bảo hiểm với người được bảo hiểm, nhận rủi ro tổn về phía mình và được hưởng một khoản phí bảo hiểm.

– Người được bảo hiểm là người có quyền lợi bảo hiểm được một công ty bảo hiểm đảm bảo. Người có quyền lợi bảo hiểm là người mà khi có sự cố bảo hiểm xảy ra thì dẫn họ đến một tổn thất, một trách nhiệm pháp lý hay làm mất đi của họ những quyền lợi được pháp luật thừa nhận. Ví dụ, người chủ hàng là người được bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa.

– Bảo hiểm hàng hóa là một cam kết bồi thường trong đó người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bị tổn thất, hư hỏng do rủi ro gây ra [những rủi ro này được quy định trong hợp đồng bảo hiểm]. Để được bảo hiểm, bạn phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm.

Không ai có thể đoán được trước những rủi ro, bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp bảo vệ và giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro mang lại như hàng hóa bị hư hỏng, cháy nổ, bão lụt, gió lốc, hàng hóa bị đâm vào vật thể khác… Việc mua bảo hiểm hàng hóa phải được thực hiện trước khi có những rủi ro xảy ra, có thể là trước khi hàng hóa được vận chuyển. Trên thực tế, bảo hiểm không thể ngăn chặn xảy ra các rủi ro mà chỉ có thể giảm thiểu các tổn thất khi có sự cố xảy ra.

2. Bảo hiểm hàng hóa trong tiếng Anh là gì?

– Bảo hiểm hàng hóa trong tiếng Anh là: Cargo insurance

– Định nghĩa về bảo hiểm hàng hóa trong tiếng anh được hiểu là:

Xem thêm: Bảo hiểm hỏa hoạn là gì? Đặc điểm và các khái niệm liên quan?

Cargo insurance is an indemnity commitment in which the insurer will indemnify the insured in the event of loss of or damage to the transported goods caused by peril [these risks are specified in an insurance contract]. To get insurance, you have to pay a fee called a premium.

– Một số thuật ngữ tiêu biểu liên quan trong cùng lĩnh vực xuất nhập khẩu như:

1. Export: xuất khẩu 2. Exporter: người xuất khẩu [~ vị trí Seller] 3. Import: nhập khẩu 4. Importer: người nhập khẩu [~ vị trí Buyer] 5. Sole Agent: đại lý độc quyền 6. Customer: khách hàng 7. Consumer: người tiêu dùng cuối cùng 8. End user = consumer 9. Consumption: tiêu thụ

10. Exclusive distributor: nhà phân phối độc quyền

3. Bảo hiểm hàng hóa trong thương mại quốc tế?

3.1. Khái quát chung về bảo hiểm hàng hóa quốc tế

Bảo hiểm hàng hóa là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế nhiều bạn làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thực tế vẫn yếu.

Bảo hiểm là một cam kết bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người được bảo hiểm phải đóng một khoản tiền cho đối tượng được bảo hiểm và được gọi là phí bảo hiểm

Đối tượng được bảo hiểm là hàng hóa hữu hình

Các phương thức được bảo hiểm trong hoạt động xuất nhập khẩu như

+ Vận tải đường sắt

Xem thêm: Nội dung của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển

+ Vận tải đường biển

+ Vận tải đường bộ

+ Vận tải đường hàng không.

Đối tượng mua bảo hiểm trong xuất nhập khẩu được dựa theo các điều kiện thương mại quốc tế Incoterm 2010.

3.2. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa quốc tế

Sẽ có những loại bảo hiểm khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng hàng hóa và chặng đường mà hàng hóa đó đi qua.

Điều kiện thông thường:

+ Điều kiện loại A

+ Điều kiện loại B

Xem thêm: Hao hụt bất thường là gì? Đặc điểm và ví dụ minh họa

+ Điều kiện loại C

Điều kiện đặc biệt

+ Chiến tranh

+ Đình công

Chi tiết về các rủi ro được bảo hiểm và các rủi ro được loại trừ mình sẽ viết vào một bài khác, nhằm tránh quá dài, hơn nữa phần lớn các bạn quan tâm đến quy trình và các giấy tờ cần có khi xử lý một lô hàng cần được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.

4. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế

4.1. Nguyên tắc của bảo hiểm hàng hóa bằng hàng hải quốc tế

Bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau: Quyền lợi có thể bảo hiểm, trung thực tối đa, bồi thường, thế quyền và bảo hiểm rủi ro. Cụ thể:

Nguyên tắc thứ nhất: Quyền lợi có thể bảo hiểm

Theo Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 [MIA1906], sẽ là một vi phạm nếu người nào thực hiện một hợp đồng bảo hiểm mà không có quyền lợi có thể bảo hiểm trên đối tượng bảo hiểm hoặc không dự kiến hợp lý để tiếp nhận quyền lợi ấy. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền lợi có thể được bảo hiểm là yếu tố để xác lập và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Xem thêm: Bảo hiểm lỗi và sơ suất là gì? Ai cần sử dụng loại bảo hiểm này?

Doanh nghiệp có Quyền lợi được bảo hiểm khi hàng hóa được đặt vào tình thế phải chịu hiểm họa hàng hải và doanh nghiệp được bảo hiểm phải có quan hệ pháp lý với hàng hóa thì khi đó doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nếu hàng hóa đó được bảo toàn hay về đến bến đúng hạn và bị thiệt hại khi hàng hóa đó bị tổn thất, hay bị cầm giữ hoặc phát sinh trách nhiệm.

Nguyên tắc thứ hai: Trung thực tuyệt đối

Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm hàng hải quốc tế là khi giao kết hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm thường không thể tiếp xúc trực tiếp với đối tượng bảo hiểm để đánh giá rủi ro. Vì vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển phải được giao kết trên cơ sở trung thực tuyệt đối. Doanh nghiệp phải khai báo đầy đủ và chính xác mọi thông tin cần thiết mà bên mua bảo hiểm đã biết hoặc coi như đã biết.

Nguyên tắc thứ ba: Bồi thường

Về nguyên tắc số tiền bồi thường tối đa mà người được bảo hiểm nhận trong mọi trường hợp không thể vượt quá giá trị thiệt hại mà người đó gặp phải trong sự kiện bảo hiểm.

Nguyên tắc thứ tư: Thế quyền

Nguyên tắc thế quyền được thể hiện: Sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm có quyền thay thế người được bảo hiểm để đòi bên có trách nhiệm bồi hoàn trong giới hạn số tiền bồi thường đã trả.

Điều 79 MIA1906 quy định: Nếu người bảo hiểm thanh toán tổn thất toàn bộ, hoặc một phần của đối tượng bảo hiểm thì người bảo hiểm có quyền hưởng quyền lợi của người được bảo hiểm về bất kỳ cái gì còn lại của đối tượng bảo hiểm đã được bồi thường và do đó người bảo hiểm được người được bảo hiểm chuyển lại mọi quyền hạn và hưởng quyền được bồi thường về đối tượng đó kể từ khi tai nạn gây ra tổn thất… .

Điều 247 Bộ luật hàng hải Việt Nam cũng đã quy định: “Khi trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm được quyền truy đòi người có lỗi gây ra tổn thất đó [gọi là người thứ ba] trong phạm vi số tiền đã trả. Người bảo hiểm thực hiện quyền này theo quy định đối với người được bảo hiểm”. Như vậy, thế quyền là một nguyên tắc mang tính chất luật định nhằm ngăn ngừa hiện tượng trục lợi trong quan hệ bảo hiểm.

Nguyên tắc thứ 5: Bảo hiểm rủi ro 

Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, cả doanh nghiệp mua bảo hiểm và bên bảo hiểm đều không thể khẳng định rủi ro có xảy ra hay không, nếu một hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế được giao kết khi người mua bảo hiểm đã biết có rủi ro xảy ra cho hàng hóa hoặc nếu người bảo hiểm đã biết là hàng hóa đã về đến đích an toàn sẽ trở nên vô hiệu.

4.2. Điều kiện bảo hiểm hàng hóa bằng hàng hải quốc tế

Điều kiện bảo hiểm quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm bao gồm các điều kiện cụ thể sau:

1. Điều kiện bảo hiểm C:

Được áp dụng trong trường hợp hàng hóa hay tài sản vận chuyển bị thiệt hại do các nguyên nhân sau:

  • Tàu bị mắc cạn, lật úp và bị đắm.
  • Tàu bị va chạm, đâm vào bất kỳ vật thể nào không kể nước.
  • Cháy hoặc nổ.
  • Phương tiện vận tải bộ bị lật hay trật bánh.
  • Dợ hàng ở cảng nơi tàu gặp nạn.
  • Hàng bị ném khỏi tàu.
  • Phương tiện chở hàng mất tích và khiến hàng hóa bị thất thoát.

2. Điều kiện bảo hiểm B:

Ngoài những rủi ro như trên, người được bảo hiểm cũng sẽ được bồi thường khi xảy ra các rủi ro sau:

  • Động đất, núi lửa phun trào hay sét đánh.
  • Hàng bị nước cuốn khỏi tàu hay bị ném khỏi tàu.
  • Nơi để hàng bị nước tràn vào.
  • Hàng hóa tổn thất do dỡ hàng qua lan can tàu tại cảng.

3. Điều kiện bảo hiểm A:

Ngoài những rủi ro được đề cập trong điều kiện bảo hiểm B và C như trên. Nếu đối tượng được bảo hiểm rơi vào các trường hợp sau thì vẫn sẽ được bồi thường:

  • Mất cắp, mất trộm.
  • Thiếu nguyên kiện.
  • Hen rỉ, gãy trong quá trình vận chuyển.
  • Rách, vỡ, bị ướt hay bị làm bẩn,…

4.3. Quy trình xử lý bảo hiểm hàng hóa bằng hàng hải quốc tế

Người mua bảo hiểm là người bán hàng hóa

Người thụ hưởng bảo hiểm là người mua hàng tại cảng đến

Điều kiện vận chuyển đường biển có lien quan đến bảo hiểm là CIP và CIF.

Điều kiện bảo hiểm là A, B hoặc C

Phí mua bảo hiểm khoảng 0.06 – 0.075% tính trên trị giá mua bảo hiểm

Trị giá mua bảo hiểm có thể là giá FOB hoặc giá CIF

Mọi quy định liên quan đến trách nhiệm và các điều khoản miễn trừ được quy định trong ICC 2009 [Institude Cargo Clauses]

Quy trình xử lý bảo hiểm cho phương thức vận chuyển đường biển khi có tổn thất

Người được bảo hiểm thong báo tổn thất hàng hóa cho người mua bảo hiểm

Người mua bảo hiểm gửi thong báo tổn thất cho người bảo hiểm

Người bảo hiểm tiến hành giám định và xác định tổn thất nếu cần thiết, việc giám định sẽ được tiến hành ngay sau khi người nhận hàng thông báo có tổn thất hàng hóa. Quá trình giám định được thực hiện độc lập và chịu sự giám sát của người được bảo hiểm.

Người được bảo hiểm ký ủy quyền [POA – Power Of Attorney] cho người mua bảo hiểm tiến hành các thủ tục để yêu cầu bồi thường

Người mua bảo hiểm [người được ủy quyền] tiến hành gửi bộ hồ sơ thông báo tổn thất bảo hiểm hàng hóa, cụ thể:

Ủy quyền của người được bảo hiểm cho người mua bảo hiểm

Thông báo tổn thất bảo hiểm hàng hóa [theo mẫu của công ty bảo hiểm]

Yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hóa [theo mẫu của công ty bảo hiểm] kèm bảng kê chi tiết danh mục hàng hóa tổn thất được bảo hiểm [Invoice và packing list của lô hàng có mục hàng bị tổn thất].

Bill vận chuyển đường biển của lô hàng có mục hàng bị tổn thất

Sau khi lô hàng được giám định và xác định rõ số tiền được bảo hiểm thì công ty bảo hiểm tiến hành gửi thông báo bồi thường và miễn trách, cụ thể chính là thông báo số tiền được bồi thường cho người mua bảo hiểm

Ngoài ra, công ty bảo hiểm sẽ gửi kèm thông báo bồi thường các giấy tờ khác như:

VAT invoice Debit note Endorsement note

Declaration for export

Như vậy, về bản chất bảo hiểm ra đời là do sự tồn tại khách quan của các rủi ro nhưng bản chất của bảo hiểm chính là sự trang trải những tổn thất của những người được bảo hiểm gặp rủi ro cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu thông qua phí bảo hiểm. Người bảo hiểm là người trung gian đứng ra nhận lãnh tổn thất và phân chia tổn thất này cho tất cả những người tham gia bảo hiểm.

Video liên quan

Chủ Đề