Ôn tập phần tiếng Việt lớp 9 giữa học kì 2

  • Khái niệm: Thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
  • Trước khởi ngữ, thường có thêm các quan hệ từ: Về, đối, với

=> Xem thêm

2. Các thành phần biệt lập

2.1. Khái niệm: là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc được nói đến trong câu.

2.2. Các thành phần biệt lập

  • Thành phần tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói với sự việc được nói đến ở trong câu
  • Thành phần cảm thán: Bộc lộ tâm lí của người nói [vui, buồn, mừng, giận...]

=> Xem thêm

  • Thành phần gọi - đáp: Được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp
  • Thành phần phụ chú:
    • Khái niệm: Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
    • Dấu hiệu: thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

=> Xem thêm

3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

3.1. Về nội dung [liên kết đoạn]

  • Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn [liên kết chủ đề]
  • Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí [liên kết lo-gic]

3.2. Về hình thức [liên kết câu]: các biện pháp chính:

  • Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước [phép lặp từ ngữ]
  • Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước [phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng]
  • Sử dụng ở câu đứng trước các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước [phép thế]
  • Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước [phép nối]

=> Xem thêm

4. Nghĩa tường minh và hàm ý

  • Khái niệm:
    • Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn tả trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
    • Hàm ý: phần thông báo tuy không được diễn tả trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

=> Xem thêm

  • Điều kiện sử dụng hàm ý
    • Người nói [người viết] có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
    • Người nghe [người đọc] có năng lực giải đoán hàm ý

=> Xem thêm

Nội dung quan tâm khác

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2 phần Tiếng việt dưới đây là tài liệu giúp các em ôn tập lại những khái niệm, chức năng cần ghi nhớ của các phép liên kết và các thành phần trong câu.

Đề cương Ngữ văn lớp 9 học kì 2 phần Tiếng việt

Ôn tập phần Tiếng việt

Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ? Cho ví dụ

- Đặc điểm

  • Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
  • Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với

- Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu

- Ví dụ:

  • Tôi thi thôi chịu
  • Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh

Câu 2: Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập ? Cho ví dụ.

- Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu.

a. Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

- Ví dụ

  • Mời u xơi khoai đi ạ! [ Ngô Tất Tố]
  • Có lẽ văn nghệ rất kị "tri thức hóa" nữa. [ Nguyễn Đình Thi]

b. Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói [vui, mừng, buồn, giận...]; có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi.... Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.

- Ví dụ:

+/  Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam[Ôi ! là câu đặc biệt]

Bão táp mƣa xa vẫn thẳng hàng  [Viễn Phương]

+/ Trời ơi, sinh giặc làm chi [Trời ơi là thành phần biệt lập cảm thán]

Để chồng tôi phải ra đi diệt thù [Ca dao]

c. Thành phần gọi -đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp.

- Ví dụ:

  • Vâng, mời bác và cô lên chơi [Nguyễn Thành Long]
  • Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn...mà ăn mừng đấy ! [Kim Lân]

d. Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập đƣợc dùng để bổ sung một số chitiết cho nội dung chính của câu;thƣờng được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm.

- Ví dụ:

  • Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, vàtôi càng buồn lắm [ Nam Cao]
  • Lác  đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưỡi lê –con gái núi rừng có khác. [Trần Đăng]

Câu 3: Yêu cầu của việc liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu, đoạn văn?

- Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:

  • Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn [liên kết chủ đề]; các đoạn văn, câu văn phải đƣợc xắp xếp theo trình tự hợp lí [liên kết logic].
  • Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể đƣợc liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tƣởng, phép thế, phép nối.

Câu 4: Các phép liên kết câu và đoạn văn ? Cho ví dụ ?

a. Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước.

+/ Ví dụ: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. [Lỗ Tấn]

b. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

- Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa.

+/ Ví dụ: ...Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. [Sơn Tinh, Thủy Tinh]

- Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa.

+/ Ví dụ: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng  [Tú Xương]

- Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng.

+/ Ví dụ: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. [Kim Lân]

c. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

Các yếu tố thế:

- Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy..., nó, hắn, họ, chúng nó...thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước.

- Dùng tổ hợp "danh từ + chỉ từ" như: cái này, việc ấy, điều đó,... để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước.Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn.

+/ Ví dụ: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật. [Nguyễn Đình Thi]  [ Chỉ từ thay thế cho câu]

d. Phép nối:

Các phương tiện nối:

- Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để...

+/ Ví dụ: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mƣợn ở thực tại.Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. [Nguyễn Đình Thi]

- Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ nhƣ: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại ...

+/ Ví dụ: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! [Nam Cao]

- Sử dụng tổ hợp "quan hệ từ, đại từ,chỉ từ": vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . ..

+/ Ví dụ: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. [Ngô gia văn phái]

-----------

Tham khảo thêm

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2

Văn mẫu lớp 9 tập 2

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Tải xuống

Với mục đích giúp học sinh có kế hoạch ôn tập hiệu quả từ đó đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9, VietJack biên soạn loạt bài đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 giữa Học kì 1 .... Đề cương sẽ tóm tắt các nội dung chính, quan trọng cần ôn tập cũng như đưa ra các bài tập chọn lọc, điển hình giúp bạn ôn tập môn Ngữ văn lớp 9 hiệu quả.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 9

Phần I: Văn bản

Nắm được nội dung, ý nghĩa, bài học, các chi tiết đặc sắc và nghệ thuật nổi bật của các văn bản:

- Con cò – Chế Lan Viên

- Viếng Lăng Bác – Viễn Phương

- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

- Sang thu – Hữu Thỉnh

- Nói với con – Y Phương

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Khởi ngữ

2. Các thành phần biệt lập

3. Nghĩa tường minh và hàm ý

4. Các phương châm hội thoại

5. Xưng hô trong hội thoại

6. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp

7. Sự phát triển của từ vựng

8. Thuật ngữ

9. Trau dồi vốn từ

10. Tổng kết từ vựng:

- Từ đơn và từ phức.

- Thành ngữ.

- Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;

- Trường từ vựng;

- Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh;

- Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 

Phần III: Tập làm văn

- Viết đoạn văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

Phần I: Văn bản

- Con cò – Chế Lan Viên

*Tác giả: Chế Lan Viên [1920-1989] tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ - Quảng Trị. Trước Cách mạng tháng Tám Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập Điêu tàn. Chế Lan Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng chiến, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.

*Tác phẩm được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường – Chim báo bão.

*Nội dung:

+ Bài thơ rất thành công trong việc vận dụng sáng tạo hình tượng con cò, đúc kết những suy tư sâu sắc, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng cao cả và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.

+ Qua bài thơ cho chúng ta thấy được tình mẹ rộng bao la không gì có thể ví được, công lao của cha mẹ không có gì có thể đong đầy. Bài thơ giúp chúng ta có một cảm nhận sâu sắc và hết sức mới mẻ về tình mẹ.

*Nghệ thuật:

+ Thể thơ tự do nhưng mang dáng dấp của thơ lục bát giàu cảm xúc, nhịp điệu.

+ Cảm xúc được thể hiện linh hoạt.

+ Giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí.

+ Vận dụng sáng tạo ca dao.

- Viếng Lăng Bác – Viễn Phương

*Tác giả: Thanh Hải [1930-1980], quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kì chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

*Tác phẩm: bài thơ được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm mến yêu thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.

*Nội dung:

+ Tâm trạng vô cùng xúc động của một người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng Bác.

+ Tấm lòng thành kính thiêng liêng trước công lao vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người.

+ Nỗi đau xót tột cùng của nhân dân ta nói chung, của tác giả nói riêng khi Bác không còn nữa.

+ Tâm trạng lưu luyến và mong muốn được mãi bên Bác.

*Nghệ thuật:

+ Bài thơ có bố cục gọn rõ, giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha, đau xót xen lẫn sự tự hào.

+ Thể thơ: chủ yếu là tám tiếng, riêng khổ thứ ba chỉ có bảy tiếng và dòng cuối khổ hai là chín tiếng và phép điệp cấu trúc.

+ Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, nhất là có sự kết hợp giữa hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ giàu tính biểu tượng, nhất là các ẩn dụ – biểu tượng.

- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

*Tác giả: Viễn Phương [1928 – 2005], tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ông hoạt động ở Nam Bộ  Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, giàu chất mộng mơ ngay trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường.

*Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác trong dịp sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ và in trong tập thơ Như mây mùa xuân [1978].

*Nội dung:

+ Vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.

+ Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử.

+ Khát vọng, mong ước được sống có ý nghĩa, được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời của tác giả.

*Nghệ thuật:

+ Bài thơ theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca.

+ Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị đi từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.

+ Cấu tứ của bài chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.

+ Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả.

- Sang thu – Hữu Thỉnh

*Tác giả: Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.

*Tác phẩm: Bài thơ được tác giả sáng tác năm 1977.

*Nội dung:

+ Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang.

+ Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ.

*Nghệ thuật:

+ Khắc hoạ hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

+ Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, dùng phép nhân hoá, phép ẩn dụ.

- Nói với con – Y Phương

*Tác giả: Y Phương là một nhà thơ dân tộc Tày. Ông sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương từng có thời gian trong quân ngũ từ 1968 - 1981. Từ năm 1993, Y Phương là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng. Hiện ông sống tại Hà Nội.

*Tác phẩm: Bài thơ ra đời vào năm 1980

*Nội dung:

+ Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người [con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương].

+ Những đức tính cao đẹp mang tính truyền thống có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và mong muốn con mình hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy của người cha.

- Nghệ thuật:

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, tha thiết, trìu mến.

+ Xây dựng những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.

+ Có bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.

Phần II: Tiếng Việt

Nhận diện và thực hành:

1. Khởi ngữ

- Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với,…

- Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

VD: Tôi thì tôi thôi chịu…

2. Các thành phần biệt lập

- Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu. Gồm:

+ Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

VD: Mời u xơi khoai đi ạ! [ Ngô Tất Tố]

+ Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói [vui, mừng, buồn, giận...]; có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a, ơi, trời ơi... Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.

VD: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.

+ Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp.

VD: Vâng, mời bác và cô lên chơi. [Nguyễn Thành Long]

+ Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy.

VD: Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. [ Nam Cao]

3. Nghĩa tường minh và hàm ý

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, đây được xem là nghĩa thực và ai cũng có thể hiểu được.

- Nghĩa làm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

- Hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người nói có ý định truyền bá cho người nghe nhưng không nói ra trực tiếp, chỉ ngụ ý để người nghe tự suy ra căn cứ vào ngữ cảnh, nghĩa tường minh, căn cứ vào những phương châm hội thoại.

- Tác dụng của cách nói hàm ý:

+ Tạo ra hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn so với cách nói thông thường.

+ Giữ được tính lịch sự và thể diện của người nói/ người nghe.

+ Làm cho lời nói có ý vị, hàm súc.

+ Người nói có thể không phải chịu trách nhiệm về hàm ý.

- Điều kiện để sử dụng hàm ý:

+ Người nói [viết] có ý thức đưa hàm ý vào câu.

+ Người nghe [đọc] có năng lực giải đoán hàm ý.

- Lưu ý những trường hợp không nên sử dụng nghĩa hàm ý:

+ Khi cần thông báo về một sự kiện, tin tức hay thông tin cho công chúng vì sử dụng nghĩa hàm ý dễ gây hiểu lầm.

+ Trong văn bản hành chính công vụ, văn bản khoa học.

+ Những câu khẩu hiệu, tuyên truyền.

4. Các phương châm hội thoại

- Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

- Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực.

- Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

- Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.

- Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

+ Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

5. Xưng hô trong hội thoại

- Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có các từ chỉ quan hệ gia đình, một số từ chỉ nghề nghiệp.

- Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

- Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

6. Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp

- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:

+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

+ Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.

+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái.

+ Thêm từ rằng hoặc trước lời dẫn.

+ Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.

- Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:

+ Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn [thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…].

+ Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

7. Sự phát triển của từ vựng

- Từ vựng không ngừng được bổ sung, phát triển.

- Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

- Có hai phương thức chủ yếu biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

- Ngoài cách biến đổi và phát triển nghĩa của từ, từ vựng còn được phát triển bằng hai cách khác:

+ Tạo từ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên.

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

8. Thuật ngữ

- Khái niệm: Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- Đặc điểm của thuật ngữ:

+ Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ tương ứng với một khái niệm.

+ Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

9. Trau dồi vốn từ

- Hai định hướng chính để trau dồi vốn từ:

- Hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa của từ trong những văn cảnh cụ thể. Biết cách dùng từ cho đúng nghĩa và phù hợp với văn cảnh.

- Tích lũy thêm những yếu tố cấu tạo từ chưa biết, làm phong phú vốn từ của bản thân.

10. Tổng kết từ vựng:

- Từ đơn và từ phức.

- Thành ngữ.

- Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;

- Trường từ vựng;

- Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh;

- Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 

Phần III: Tập làm văn

- Viết đoạn văn nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

Tải xuống

Xem thêm đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 9 hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài 500 Công thức, Định Lí, Định nghĩa Toán, Vật Lí, Hóa học, Sinh học được biên soạn bám sát nội dung chương trình học các cấp.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề