Pha thuốc với sữa cho be uống được không

Trẻ bị ốm, cần uống thuốc là nỗi ám ảnh lớn về tâm lý với các phụ huynh

 Uống không đúng cách làm mất tác dụng của thuốc

Câu chuyện sử dụng thuốc nói chung, kháng sinh nói riêng cho trẻ nhỏ ở Việt Nam một cách bừa bãi  là điều rất phổ biến ở nước ta.

Không chỉ là việc tự bắt bệnh cho con, mua thuốc không kê đơn, tái sử dụng đơn thuốc cũ… mà ngay cả cái cách cho con uống thuốc của các ông bố bà mẹ Việt cũng có nhiều điều đáng nói.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS TS Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trong thời gian  cho trẻ uống kháng sinh, nếu có chỉ định của bác sĩ, gia đình không nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh quá gần bữa ăn/uống sữa hay ăn/ uống hoa quả.

Chúng ta nên uống kháng sinh cách bữa ăn này của trẻ khoảng 2- 3 tiếng. Bởi vì,trong sữa có đạm casein gây đông vón, kết tủa và  khi đó cơ thể khó hấp thu  được đầy đủ kháng sinh. Còn trong hoa quả có tính acid, vitamin C và hơi chua nên sẽ làm giảm hoạt tính của  thuốc kháng sinh nếu uống cùng thời điểm.

“Hiện nay, nhiều cha mẹ cứ thích pha thuốc vào nước cam hay sữa cho con uống nhằm đánh lạc hướng chú ý của trẻ để trẻ chịu uống và uống hết thuốc. Song điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi trong khi nước cam chứa axit và nó có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc. Khi đó, thuốc không còn sức mạnh diệt khuẩn, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài” - PGS TS Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.

PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai

Như vậy, vô hình chung, trẻ nhỏ là người hứng chịu tất cả những điều “sai” của cha mẹ, ông bà. Nhẹ thì thuốc không có tác dụng, kéo dài thời gian mắc bệnh, nặng thì ngộ độc thuốc, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Chưa kể, nhiều gia đình quên chỉ định của bác sĩ, dùng thuốc sai liều lượng, sai thời điểm như việc bác sĩ kê đơn kháng sinh này uống trước bữa ăn sáng và tối thì nhiều cha mẹ tiện lúc nào cho con uống lúc đấy hoặc lại dùng sau bữa ăn…

Bên cạnh đó, theo Ths. Bs Đỗ Thiện Hải – Phó Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung Ương, khi xác định được bệnh của trẻ có bằng chứng nhiễm vi khuẩn, các bác sĩ sẽ dựa vào lứa tuổi, vị trí nhiễm trùng mà lựa chọn một loại kháng sinh có độ đặc hiệu cao để dùng cho bé, không nên kết hợp nhiều loại kháng sinh.

Do vậy, khi mua thuốc cho trẻ không nên tự ý đổi loại kháng sinh [thành phần], mà nên mua thuốc đúng thành phần đã được kê đơn và dùng đúng theo đơn.Nếu lần sau trẻ ốm thì không nên dùng lại đơn thuốc cũ, vì có thể trẻ mắc bệnh do loại vi khuẩn khác, bệnh khác, mặc dù có thể có một số triệu chứng giống lần trước.“Chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn. Khi dùng kháng sinh cho trẻ cần phải theo nguyên tắc dùng đúng liều, đúng cách và lựa chọn kháng sinh an toàn”- BS Hải nhấn mạnh.

Đừng nghĩ an toàn mà lạm dụng

Các chuyên gia y tế khuyến nghị, cơ thể trẻ còn non nớt, chức năng các cơ quan như gan, thận còn chưa hoàn thiện, trong khi phần lớn các thuốc sử dụng đều thải qua gan, thận, nên khi dùng nhiều loại thuốc hay dùng thuốc không đúng cách thì có thể gây ảnh hưởng xấu, suy giảm chức năng các cơ quan này.

Theo thống kê của BV Nhi Trung ương cho biết, hiện có hiện tượng khá phổ biến đối với những người đang nuôi con nhỏ là mỗi khi thấy con hắt hơi, sổ mũi, ho liền cho con uống ngay siro ho và coi đó là giải pháp đầu tiên. Bởi họ mặc nhiên coi các loại si-rô ho là một dược phẩm an toàn vì các thành phần được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên nên không sợ ngộ độc hay tác dụng phụ.

Tưởng là an toàn nhưng không phải siro ho có thể dùng tùy tiện

Tuy nhiên, theo bác sĩ, ho là một phản xạ bảo vệ cơ thể, giúp tống đàm, dịch nhầy, vật lạ trong đường thở, làm sạch đường thở. Si-rô ho sẽ tạm thời ức chế cơn ho, phù hợp với các bệnh ho do viêm họng, cảm cúm, nhưng cần dùng theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần phải hiểu, phần lớn các loại sirô có tác dụng giảm cơn ho nhanh, tiêu hóa tốt, chứng tỏ trong thuốc có thêm một số hoạt chất hóa học. Vì thế, nếu lạm dụng hoặc dùng sai liều lượng sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Do đó, trong trường hợp trẻ bị ho do nước mũi chảy xuống họng, chỉ cần dùng thuốc nhỏ mũi, vệ sinh sạch mũi thì trẻ sẽ hết ho; dùng si-rô ho trong trường hợp này nhiều khi không có tác dụng.  Còn trường hợp trẻ ho kèm sốt, mũi khô, khó thở, thở nhanh, cánh mũi phập phồng, co ngực lõm… cần phải lập tức đưa trẻ đi khám.

Bởi nếu trẻ bị viêm phổi, viêm thanh quản, hen suyễn, phản xạ ho là để tống xuất đàm nhớt. Trong khi đó, sirô ho lại ức chế phản xạ ho, làm bệnh nặng thêm, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và thậm chí tử vong do suy hô hấp.

Đặc biệt, cần lưu ý, đối với trường hợp trẻ dùng siro chưa hết thì nhiều phụ huynh có thói quen cất đi để lần sau nếu con có ho hay ốm dùng tiếp. Theo bác sĩ thói quen này là rất nguy hiểm bởi si rô ở dạng nước nên rất dễ bị nhiễm khuẩn vì thế sau khi dùng si-rô không hết chúng ta nên bỏ đi chứ không nên dùng lại.

Ngoài ra, BS Dũng còn đưa ra lời khuyên khi các mẹ sử dụng thuốc dạng si-rô cho trẻ cần lưu ý không cho trẻ uống si-rô trước bữa ăn vì thuốc có hàm lượng đường cao có thể ức chế tiết dịch tiêu hóa. Mặt khác, đường được hấp thu rất nhanh, đường trong máu trẻ tăng lên gây hiện tượng “ngang dạ” làm cho trẻ kém ăn; Không cho trẻ uống trước khi đi ngủ vì chất đường bám vào răng dễ lên men chua, làm hỏng men răng, gây sâu răng sữa của trẻ./.

Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ là một sản phẩm mới phát triển của công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà. Sản phẩm có tác dụng: chữa ho tiêu đờm, chuyên trị ho cảm, ho gió, ho khan, viêm phế quản.

Được chiết xuất từ các loại thảo dược đứng đầu trong bảng danh mục những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam có công dụng chỉ ho [chữa ho], nhuận phế và trừ đàm, nổi bật là thành phần hoạt chất stemonin có trong cây Bách bộ có tác dụng giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho do đó làm giảm ho hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Ưu điểm của siro ho Bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ KĐ so với các sản phẩm cùng loại khác có trên thị trường là dùng đường không năng lượng [đường Sucralose không calo].Sản phẩm thích hợp với người tiểu đường, nguy cơ tiểu đường, người béo phì, nguy cơ béo phì, trẻ em, người đang ở chế độ ăn kiêng. Đặc biệt sản phẩm còn dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Liên hệ sản phẩm:website: bophekhongduong.vn/ Hotline: 18001155

[Giấy phép quảng cáo số: 0493/2017/XNQC/QLD]

Phóng to
Cha mẹ phải lưu ý cho trẻ dùng thuốc theo đơn - Ảnh: wiredmomma.com

Cha mẹ phải lưu ý cho trẻ dùng thuốc theo đơn thuốc, tức là phải thực hiện 4 đúng: đúng thuốc [dùng đúng thuốc ghi

Trẻ em là đối tượng đặc biệt trong sử dụng thuốc, vì thế khi trẻ bị bệnh, cách an toàn nhất là đưa trẻ đi khám bệnh để được bác sĩ khám và chỉ định dùng thuốc.

trong đơn], đúng cách sử dụng [như uống hoặc nhỏ mũi, nhỏ tai theo đúng chỉ định], đúng liều và đúng thời gian sử dụng thuốc [cả về số lần dùng thuốc trong ngày và thời gian dùng thuốc].

Khi trẻ bị một số rối loạn nhẹ, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc tại nhà. Nên lưu ý chỉ dùng thuốc thông thường mà ta hiểu biết cách sử dụng. Ví dụ, trẻ bị sốt có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol. Hay trẻ bị ho, nôn ói, có thể dùng thuốc xirô chứa dược chất kháng histamin làm giảm ho và trị nôn ói. Nếu dùng thuốc trị các rối loạn nhẹ cho trẻ trong vòng 3 ngày mà không khỏi, nên đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh.

Để trẻ uống thuốc dễ dàng và không sợ hãi

Trước hết, cần chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ. Đó là dạng thuốc lỏng như xirô, hỗn dịch, nhũ dịch [hỗn dịch, nhũ dịch là dạng thuốc lỏng có phần trắng đục như sữa, trước khi uống lắc kỹ chai để thuốc trộn đều] hoặc thuốc giọt hòa với nước để uống. Đây là các thuốc được bào chế thơm, ngọt nên trẻ rất thích uống.

Ngoài ra còn có dạng thuốc bột, thuốc cốm đựng trong gói, khi uống sẽ hòa với nước thành dạng lỏng có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống đối với trẻ em. Các thuốc dạng viên chỉ nên dùng cho trẻ lớn, có khả năng nuốt được thuốc viên. Không nên nghiền nhỏ viên thuốc hoặc mở viên nang cho trẻ em uống vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm cho trẻ sợ hãi việc uống thuốc.

Điều cần lưu ý nữa là không nên hù dọa, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục trẻ uống thuốc.

Một vài cách cho trẻ uống thuốc

- Đối với trẻ còn quá nhỏ, nên cho trẻ nằm hơi dốc, đầu cao hơn một chút và hơi nghiêng qua một bên để tránh sặc thuốc. Dùng ngón tay cái của bàn tay đang ôm trẻ ấn vào cằm để mở miệng trẻ, bàn tay kia dùng muỗng để đổ thuốc vào. Ở nước ngoài, người ta dùng ống nhỏ giọt hay bơm tiêm không có kim [loại bơm tiêm dùng một lần bán ở nhà thuốc] thay cho muỗng lấy thuốc lỏng và lấy thể tích chính xác dùng cho trẻ, nhỏ từ từ vô miệng trẻ, khi ấy việc cho trẻ uống thuốc sẽ dễ dàng và tốt cho trẻ hơn.

- Đối với trẻ lớn hơn nên để trẻ đứng hoặc uống thuốc với đầu hơi nghiêng ra sau chứ không ngửa hẳn. Nếu được, nên hòa thuốc dạng lỏng vào ly nước và khuyến khích trẻ tự cầm ly uống.

Không cho thuốc vào thức ăn, thức uống của trẻ

Không nên trộn thuốc vào sữa, bột hay thức ăn, thức uống. Mùi vị thơm ngon của thức ăn, thức uống sẽ hòa lẫn với mùi lạ của thuốc. Trẻ không ăn hay nhạy cảm mùi vị sẽ phản ứng, từ chối thức ăn, thức uống đã được pha thuốc, dù đó là những thứ mà trước đây trẻ ưa thích. Đối với trẻ lớn hơn, trộn thuốc như thế trẻ sẽ cho là mình bị đánh lừa và mất lòng tin ở cha mẹ.

Như đã nói ở trên, dạng thuốc thích hợp cho trẻ là dạng lỏng như xirô, hỗn dịch, dung dịch, vì vậy khi khám bệnh các bậc cha mẹ nên đề nghị bác sĩ ghi đơn lựa chọn cho con mình thuốc dạng xirô hoặc đến mua thuốc tại nhà thuốc nên lưu ý chọn mua thuốc dạng lỏng. [xem tiếp trang sau]

Lưu ý khi trẻ không "chịu" thuốc

Một số trẻ có thể quá mẫn cảm [thường gọi là không “chịu” thuốc] với một số thành phần của thuốc và có dấu hiệu dị ứng. Vì vậy, cần theo dõi trẻ trong và sau khi uống thuốc. Trẻ bị dị ứng thuốc gồm có các triệu chứng: dị ứng nổi mề đay, mẩn ngứa, vật vã, kích thích, nôn, rối loạn tiêu hóa, khó thở… Lúc này cần phải ngừng thuốc ngay và đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để bác sĩ có biện pháp điều trị kịp thời.

Cách nhỏ thuốc vào mũi cho trẻ

- Đối với trẻ còn nhỏ, trước khi nhỏ mũi nên nhúng lọ thuốc vào nước ấm để giúp dung dịch có độ ấm nhất định. Những nước có khí hậu lạnh rất cần làm điều này để niêm mạc mũi của trẻ không bị kích thích. Trước khi nhỏ mũi cho trẻ nên rửa tay thật sạch. Ở một số nước, người ta còn khuyên nên đeo găng tay khi nhỏ mũi cho trẻ.

Cách nhỏ thuốc: Ẵm ngửa trẻ. Lấy thuốc vào ống nhỏ giọt và nhỏ vào mũi cho trẻ đúng số giọt quy định. Nhỏ thuốc xong nên để đầu trẻ ngửa khoảng 5 phút. Lưu ý: nếu thấy trẻ hít thuốc mà bị ho phải dựng trẻ ngồi thẳng, lấy tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ để giúp tống thuốc ra khỏi đường hô hấp.

- Đối với trẻ lớn hơn nên cho trẻ nằm ngửa, gối được đặt dưới vai và cổ, đầu ngửa ra. Phụ huynh ngồi ở phía sau đầu trẻ và tay kia nhỏ thuốc vào mũi. Nhỏ thuốc xong nên để trẻ nằm trong 5 phút để giữ thuốc trong mũi.

Tủ thuốc gia đình nên có gì cho trẻ?

Nên có thuốc giảm đau hạ nhiệt paracetamol [không được dùng aspirin] để hạ sốt cho trẻ, thuốc kháng histamin ở dạng xirô [Phénergan, Théralène] để trị ho, nôn ói và dị ứng, gói Oresol để bù nước và chất điện giải khi trẻ bị tiêu chảy.

Nên có dung dịch nhỏ mũi NaCl 0,9% [nước muối sinh lý] để nhỏ mũi khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi; dung dịch sát khuẩn như Povidine để sát trùng các vết thương nhỏ ngoài da.

Các thuốc thông thường này có thể hỏi dược sĩ tại nhà thuốc hoặc đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cho trẻ. Xin nhấn mạnh, nên dùng thuốc thông thường trị các rối loạn nhẹ ở trẻ, sau 3 ngày không thấy đỡ phải đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh.

Điều cần đặc biệt lưu ý nữa là các bậc phụ huynh nên cất giữ thuốc tại nhà thật tốt, không cho trẻ dễ dàng lấy thuốc. Mới đây đã xảy ra trường hợp một số học sinh tự lấy thuốc kháng histamin trị ho uống để dựa vào tính chất làm cho buồn ngủ của thuốc mà có cớ xin phép thầy cô nghỉ học. Trẻ tự ý dùng thuốc như thế rất nguy hiểm.

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC [Đại học Y dược TP.HCM]

Video liên quan

Chủ Đề