Phần biệt quyền tự do ngôn luận và quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Bởi Lưu Hiểu Ba

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Lưu Hiểu Ba

Giới thiệu về cuốn sách này

[PLO]- Công dân được thể hiện quyền tự do ngôn luận nhưng phải tuân thủ giới hạn mà pháp luật quy định, không được phạm điều cấm.

Sau sự việc bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt, nhiều bạn đọc thắc mắc ranh giới giữa quyền tự do ngôn luận và hành vi lạm dụng quyền này để xâm phạm quyền, lợi của cá nhân, tổ chức.

Chúng tôi đã có buổi trao đổi cùng Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo, Đoàn Luật sư TP.HCM về vấn đề này.

+ Phóng viên: Quyền tự do ngôn luận được pháp luật bảo hộ, kể cả trên không gian mạng. Thế nhưng, việc thể hiện quyền này như thế nào cho đúng trong cuộc sống và trên mạng xã hội thì không phải ai cũng nắm rõ vấn đề. Thưa luật sư, đâu là giới hạn pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do ngôn luận? Thực hiện quyền tự do ngôn luận khác với việc lạm dụng nó để xâm phạm quyền, lợi của cá nhân, tổ chức ra sao?

. Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo: Điều 25 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy theo quy định của Hiến pháp “quyền tự do ngôn luận” của mọi công dân là quyền được tự do trong giới hạn mà pháp luật quy định, phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tự do ngôn luận khác với việc tùy tiện vu khống, bôi nhọ, xâm hại đến cá nhân, tổ chức. 


Luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo

Tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng phải tuân thủ quy định chung của Luật An ninh mạng. Tại Điều 8 Luật An ninh mạng quy định những hành vi bị nghiêm cấm như: Phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; thông tin sai sự thật…

Cụ thể hơn, Nghị định 15/2020 đã quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội. Tại Điều 101 của Nghị định 15/2020 đã quy định: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội…

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông mới ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội có hiệu lực từ ngày 17-6-2021 cũng ghi nhận quy tắc ứng xử của tổ chức, cá nhân như không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật...

Như vậy, mọi hành vi tự do ngôn luận nhưng vi phạm điều cấm của pháp luật đã kể trên đều là vi phạm pháp luật. Do đó, mọi người thể hiện quyền tự do ngôn luận nhưng phải tuân thủ giới hạn mà pháp luật quy định, không thể sự dụng quyền này để công kích, xúc phậm đến tổ chức, cá nhân khác.

+ Theo luật sư, để hạn chế tình trạng tấn công cá nhân trên mạng xã hội thì cần thêm những giải pháp nào? 

. Trước tiên,  các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ TT&TT, chính quyền các địa phương cần thắt chặt công tác quản lý, giám sát hoạt động diễn ra trên không gian mạng, nhanh chóng, kịp thời xử lý nghiêm minh các vi phạm.

Với mức độ phổ biến của livestream, cơ quan chức năng cần giám sát việc thực hiện bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã.  Những quy chuẩn cụ thể đã được ban hành, người tham gia cần biết tự điều chỉnh thái độ ứng xử của mình sao cho phù hợp. Trước khi muốn truyền tải nội dung gì cũng phải cân nhắc để không vi phạm các quy chuẩn cho phép. Đồng thời, người tham gia mạng xã hội dựa vào quy tắc chung để có căn cứ đề xuất, xử lý những livestream vượt quá giá trị đạo đức, pháp luật.

Bên cạnh đó, các trang công nghệ như Youtube, Facebook… cần có trách nhiệm sàng lọc nội dung, gỡ ngay các clip, livestream có nội dung vi phạm.

. Xin cảm ơn bà!

Mỗi người dùng mạng xã hội cần hiểu luật

Bên cạnh Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình thì Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 cũng nêu rõ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Hiện nay các hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận chủ yếu diễn ra trên môi trường mạng. Chính vì vậy mà một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật An ninh mạng 2018 đã nói rõ nghiêm cấm hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Đồng thời theo Điều 3 Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ TT&TT cũng quy định rõ người dùng mạng xã hội phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội.

Nói tóm lại các hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận và các quyền tự do dân chủ khác để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều sẽ bị xử lý. Nhẹ thì bị xử phạt hành chính từ 10-20 triệu đồng [điểm a, khoản 1, Điều 101, Nghị định 15/2020]. Nặng thì bị xử lý hình sự với khung hình phạt lên đến 7 năm tù [Điều 331 bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017]. 

Do đó, mỗi người dùng mạng xã hội cầnnhững phải hiểu điều này để không tự biến mình thành người phạm luật, gặp những rắc rối không đáng có.

Luật sư ĐẶNG TRƯỜNG THANH, Đoàn Luật sư TP.HCM.

 

Giải đáp 9 thắc mắc pháp lý quanh vụ bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt

[PLO]- Xung quanh vụ bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam, nhiều vấn đề pháp lý được bạn đọc đặt ra, thậm chí có cả những đồn đoán và bịa đặt phi lý được nhiều người lan truyền trên mạng, gây nhiễu loạn dư luận.

TRÚC PHƯƠNG-HỮU ĐĂNG

Cần hiểu đúng về quyền tự do ngôn luận - báo chí ở Việt Nam hiện nay

Cập nhật ngày: 11-07-2017

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam là không thể phủ nhận, xuyên tạc. Và những ai lợi dụng tự do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, tổ chức, công dân cần phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Trong dịp kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam vừa qua, trên một số trang mạng nước ngoài lại gia tăng các bài viết phê phán Việt Nam không có tự do báo chí, tự do ngôn luận, tiếp tục công kích vào những vụ việc mà cơ quan bảo vệ pháp luật đã, đang điều tra, xử lý liên quan một số đối tượng lợi dụng mạng Internet để viết bài chống phá Nhà nước, nhân dân. Thực tế, trong chiến lược chống phá chế độ xã hội, Nhà nước ta, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người [QCN], đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do Internet để vu cáo Việt Nam là “chế độ độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người… yêu nước”. Vậy thực chất quyền tự do ngôn luận báo chí ở nước ta như thế nào? Trước hết, quyền tư do ngôn luận, báo chí trong các công ước quốc tế và trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam như thế nào? Trong các văn kiện quan trọng nhất về QCN, trong đó có “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” năm 1966, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đều được quy định rõ ràng. Tuy nhiên, những quyền này không phải là quyền tuyệt đối mà là một quyền bị hạn chế. Khoản 3, Điều 19, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 ghi: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc hưởng thụ quyền này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định [những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật] để tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội. Trong Hiến pháp Việt Nam 2013, quyền tự do ngôn luận, báo chí đã được quy định tương thích với Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” [Điều 25]. Đồng thời, những quy định trong Luật Báo chí về quyền tự do ngôn luận của công dân; về nghĩa vụ của cơ quan báo chí hoàn toàn tương thích với các văn kiện quốc tế về QCN. Thứ hai, thực tế sự phát triến báo chí Việt Nam như thế nào? Sự phát triển của báo chí Việt Nam ngày nay cho thấy những quyền nói trên đã được bảo đảm không chỉ trong luật mà còn trong thực tế. Đến nay, Việt Nam đã có có 859 cơ quan báo chí in; 135 cơ quan báo điện tử; 258 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn báo chí lớn. Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài “online”, trong đó có các kênh lớn như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg... Có hơn 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng rãi. Qua Internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times... Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển Internet hàng đầu khu vực, đặc biệt là mạng Facebook. Theo cơ quan thống kê của Facebook, hiện tại Việt Nam có 35 triệu người, bằng 1/3 dân số [92 triệu người] sở hữu tài khoản Facebook. Trong đó, 21 triệu người truy cập hằng ngày thông qua thiết bị di động. Được biết nhiều cơ quan, tổ chức và công chức Việt Nam đã sử dụng mạng Facebook để trực tiếp liên hệ với người dân… Một cơ quan quốc tế về Internet đánh giá Việt Nam hiện là quốc gia có lượng người dùng Internet lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á. Thứ ba, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với báo chí như thế nào? Thực tế không có chuyện “Hà Nội nghiêm cấm báo chí viết về tham nhũng, lợi ích nhóm” như một số tin nêu trên mạng. Trong một lần tiếp xúc với cử tri Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng, sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, rất  nguy hiểm và hậu quả khôn lường.  Về giải pháp, Tổng Bí thư nêu rõ “Phải nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế lập pháp”.  Thực tế cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn khuyến khích báo giới tham gia trận chiến chống tham nhũng và hơn nữa còn xem đây là một lực lượng chống tham nhũng có hiệu quả cao. Nhiều vụ việc tham nhũng, do giới báo chí phát hiện và Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu điều tra, xử lý. Chẳng hạn vụ Trịnh Xuân Thanh mở đầu từ thông tin báo chí mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu cấp ủy và cơ quan chức năng của Nhà nước vào cuộc. Sau đó, báo chí cũng nêu vấn đề tài sản “khủng” không rõ ràng về “nguồn gốc” của bà Thứ trưởng Bộ Công Thương đã dẫn đến các cơ quan chức năng và Bộ Công Thương xác minh... Không có bất cứ chế độ xã hội hiện đại nào ngày nay lại không bảo vệ quyền tự do ngôn luận báo chí. Vì đây là một điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Đối với Đảng và Nhà nước ta thì quyền tự do ngôn luận, báo chí không chỉ là quyền cần phải bảo đảm hơn nữa còn được xem là một động lực cho sự phát triển của xã hội. Cũng giống như các nước khác trên thế giới, Việt Nam cũng đề ra những quy định pháp luật để hạn chế và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, tiêu biểu như: Điều 79, 88, 258 BLHS; Điều 6, 10, 28 Luật Báo chí; Điều 9, Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ “về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet”… Việc trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng có những hình thức xử lý đối với các cá nhân như Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Hữu Quốc Duy, Mai Phan Lợi, Đỗ Hùng… về hành vi lợi dụng quyền tự do cá nhân nhằm xâm hại đến lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân, cơ quan, nhà nước đã cho thấy tính nghiêm minh của pháp luật.

Rõ ràng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam là không thể phủ nhận, xuyên tạc. Và những tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Đây là lẽ đương nhiên, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

TS. Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người
Theo Cand.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề