Phân loại cấp độ dịch cấp 3 là

Triển khai thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP về quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, ngày 15/10, một số tỉnh đã chính thức công bố cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn.

Nhân viên y tế Phú Yên lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng. Ảnh Báo Phú Yên

Ngày 11/10, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về Quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Theo đó, cả nước tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19; nhiều hoạt động, cơ sở kinh doanh được mở cửa trở lại...

Nghị quyết 128 quy định phân loại cấp độ dịch theo 4 cấp: Cấp 1 - nguy cơ thấp [bình thường mới] tương ứng với màu xanh; cấp 2 - nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3 - nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp 4 - nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

Căn cứ quy định của Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế Hướng dẫn về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128, trong ngày 15/10, một số tỉnh, thành phố đã xác định cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn.

Tại Cao Bằng, trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 [Ban Chỉ đạo], Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh nhấn mạnh căn cứ trên tình hình thực tế của tỉnh và hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêu chí, phương pháp đánh giá, xác định cấp độ dịch, Cao Bằng xác định thuộc cấp độ 1 - nguy cơ thấp [bình thường mới].

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu cơ quan tham mưu, giúp việc rà soát, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn để tham  mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo sớm ban hành các biện pháp theo đúng cấp độ dịch, đồng thời chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên địa bàn.

Căn cứ 3 tiêu chí hướng dẫn phân loại cấp độ dịch COVID-19 trong Quyết định 4800 của Bộ Y tế thì Quảng Ninh đạt cấp độ 1 - màu xanh.

Đến thời điểm này đã qua hơn 100 ngày, Quảng Ninh không có ca nhiễm trong cộng đồng. Tỷ lệ tiêm vaccine mũi 1 đạt gần 95%; mũi 2 khoảng 70%, dự kiến trong tháng 10 sẽ phủ xong mũi 2. Với tiêu chí thu dung, điều trị, tỉnh đã có phương án thu dung, điều trị từ 5.000 đến 10.000 F0 tại cơ sở y tế, còn cơ sở cách ly đủ sức cách ly tập trung hàng trăm nghìn người.

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu cơ quan chức năng liên quan rà soát, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn để tham  mưu UBND tỉnh sớm ban hành các biện pháp theo đúng cấp độ dịch, đồng thời chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên địa bàn.

Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo ngày 15/10, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ cho biết căn cứ Nghị quyết số 128, tỉnh Đồng Nai thuộc cấp độ  1 [bình thường mới].

Ở quy mô cấp huyện, Đồng Nai không ghi nhận địa phương nào ở cấp độ 3, 4. Có 3 địa phương ở cấp độ 2 [TP.Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu, huyện Trảng Bom]. 8 địa phương còn lại xếp cấp độ 1. Ở quy mô cấp xã, không ghi nhận xã nào ở vùng cấp độ 4; còn 8 xã xếp cấp độ 3; 12 xã cấp độ 2 và 150 xã cấp độ 1.

Bản đồ đánh giá nguy cơ dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Trị

Tại Quảng Trị, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam khẳng định hiện nay, Quảng Trị đang ở cấp độ 2, tương ứng với vùng vàng, có nguy cơ trung bình.

Vì thế, cán bộ và người dân trong tỉnh phải nỗ lực, phấn đấu để kiềm chế, kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, không để gia tăng ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, đảm bảo nới lỏng nhưng không buông lỏng.

Ngành y tế phối hợp với các ngành cụ thể hóa các hoạt động tương ứng với cấp độ 2 theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Việc chuyển trạng thái phòng chống dịch bệnh COVID-19 bắt đầu thực hiện từ thứ Hai ngày 18/10/2021.

Ngày 15/10, Vĩnh Phúc công bố tình hình dịch bệnh trên địa bàn ở cấp độ 2 - nguy cơ trung bình. Từ đó, tỉnh nới lỏng nhiều biện pháp phòng chống dịch ở nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, hoạt động thể thao ngoài trời. Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ [điểm du lịch, di tích, danh thắng; cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú; sân golf; dịch vụ spa…] được phép hoạt động.

Tại Long An, ngày  15/10, UBND tỉnh Long An ban hành Công văn số 10151/UBND-VHXH về việc quy định tạm thời các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn theo Nghị quyết 128.

Đến nay, tình hình dịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cơ bản được kiểm soát và hiện ở cấp độ 2.

Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết 28 và Hướng dẫn của Bộ Y tế, cấp độ dịch hiện nay của tỉnh Hưng Yên được xác định là cấp độ 2.

Đối với cấp huyện, cấp xã, UBND tỉnh Hưng Yên giao UBND cấp huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn đánh giá, xác định cấp độ dịch trên địa bàn.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo TP. Cần Thơ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Dương Tấn Hiển cho biết đánh giá cấp độ dịch theo Quyết định 4800 thì Cần Thơ thuộc cấp độ 1. Nhưng do không đạt được tỷ lệ hơn 80% người trên 65 tuổi được tiêm đủ liều vaccine nên Cần Thơ vẫn áp dụng cấp độ 2.

Tại Bình Phước, do tỷ lệ bao phủ vaccine của tỉnh còn thấp, vì vậy theo Quyết định 4800 của Bộ Y tế, đến nay, tất cả đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Phước đang ở mức cấp độ 2 [nguy cơ trung bình trở lên].

Từ thực tế này, ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước ban hành quy định tạm thời các hoạt động trên địa bàn tỉnh gắn với phòng, chống dịch kể từ 0h ngày 16/10 cho đến khi có thông báo mới.

Tại Đà Nẵng, đến ngày 15/10, Thành phố đã qua 14 ngày không có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Căn cứ Quyết định số 4800 của Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, tạm thời xác định cấp độ dịch đối với 56/56 phường, xã trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng ở cấp độ 2 [nguy cơ trung bình] để áp dụng một số biện pháp tương ứng.

Tại Hà Nội, ngày 15/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn theo Quyết định 4800 của Bộ Y tế.

Theo đó, Hà Nội có 2 tiêu chí 1 đạt cấp độ 1 [về tỷ lệ mắc mới tại cộng đồng/dân số/thời gian và về độ bao phủ vaccine]. Tiêu chí 3 [bảo đảm khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến] chưa có đánh giá.

Ngày 15/10, Sở Y tế tỉnh Phú Yên thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn theo Nghị quyết 128 và Quyết định 4800 của Bộ Y tế.

Mặc dù chưa công bố chính thức cấp độ dịch toàn tỉnh nhưng theo công bố của Sở Y tế tỉnh Phú Yên, kết quả đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh đến 17h ngày 15/10, trong số 110 xã, phường, thị trấn được đánh giá, có 107 xã, phường, thị trấn cấp độ 1; 3 xã, thị trấn cấp độ 2 [xã An Ninh Tây, huyện Tuy An; thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh và xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa]; không có địa bàn ở cấp độ 3, 4.

Bên cạnh đó, một số tỉnh [Hải Phòng, Nam Định, Yên Bái, Hải Dương, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu…] chưa công bố cấp độ dịch nhưng đã ban hành hướng dẫn tạm thời các quy định trong tình hình mới và áp dụng từ ngày 16/10.

Nguồn Chínhphu.vn

Admin

Theo đó, thành phố phân loại cấp độ dịch thành 4 cấp, gồm: Cấp 1 - nguy cơ thấp [bình thường mới] tương ứng với màu xanh; Cấp 2 - nguy cơ trung bình, tương ứng với màu vàng; Cấp 3 - nguy cơ cao, tương ứng với màu cam; Cấp 4 - nguy cơ rất cao, tương ứng với màu đỏ.

Kế hoạch nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; Hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do Covid-19; Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; Thực hiện mục tiêu kép, thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể.

UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; Tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn.

Phạm vi đánh giá cấp độ dịch từ quy mô cấp xã, phường, thị trấn. Thành phố khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể [dưới cấp xã] nhằm bảo đảm linh hoạt, hiệu quả.

Với việc phân loại cấp độ dịch Covid-19, TP Hà Nội sẽ linh hoạt chuyển trạng thái sang bình thường mới. Ảnh: qdnd.vn

Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm: Tiêu chí 1 là tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian [số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần]; Tiêu chí 2 là độ bao phủ vắc xin [tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng Covid-19]; Tiêu chí 3 là bảo đảm khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

Đánh giá cấp độ dịch của thành phố tính đến thời điểm ngày 29-10-2021 [theo tiêu chí của Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 13-10-2021 của Bộ Y tế] thì cấp độ dịch của thành phố Hà Nội là cấp 2. Các biện pháp hành chính áp dụng chung cho toàn thành phố tương ứng cấp độ dịch cấp 2 [một số địa bàn xã, phường áp dụng cấp độ 3, 4].

Theo đó, Hà Nội xét l nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...

Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị...; đối với các nhóm nguy cơ [các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người...] như lái xe, người chạy xe mô tô chở khách [xe ôm], người giao hàng hóa[shipper],...

Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở: tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

Thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với các vùng, khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao.

Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng [phong tỏa] và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng [phong tỏa].

Việc thực hiện xét nghiệm để xử lý ổ dịch: tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch, địa phương quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm cho phù hợp.

Thực hiện xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu trong trường hợp xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ.
Đối với người đến từ địa bàn có dịch [địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế], người tiếp xúc gần[F1]:thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.

Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi [trẻ em]: thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.

Đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19, ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnhlýnền, phụ nữđang mang thai, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp…

Xây dựng Kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

UBND thành phố giao nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong đó, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; Tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng địa bàn.

Các địa phương cũng thực hiện các hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch; người nhập cảnh [bao gồm trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin]; Người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú - lưu trú, làm việc để phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất.

Căn cứ tình hình dịch trên địa bàn và hướng dẫn các tiêu chí của Bộ Y tế, các địa phương tự đánh giá cấp độ dịch của các xã, phường, thị trấn gửi kết quả về Sở Y tế [qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố] để tổng hợp báo cáo UBND thành phố công bố cấp độ dịch theo quy định; Dựa vào kết quả đánh giá cấp độ dịch của các xã, phường, thị trấn để áp dụng các biện pháp phù hợp bảo đảm mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

UBND các quận, huyện, thị xã cũng được giao chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch đi qua; Bảo đảm phương châm “bốn tại chỗ”; Thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch đúng quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.

Các địa phương cũng nêu cao vai trò của tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng [do lực lượng công an làm nòng cốt]; Các lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, đội tự quản, các đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên thanh niên tình nguyện, cựu chiến binh... trong công tác theo dõi, giám sát di biến động dân cư, nhất là người từ các địa phương khác về thành phố.

Thành phố cũng yêu cầu tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát và phát huy tính tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh thay đổi…

UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành kèm theo kế hoạch Phụ lục về các biện pháp hành chính phòng, chống dịch Covid-19 trên cơ sở Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

NGỌC ANH

Video liên quan

Chủ Đề