Phần mềm nhận xét học sinh THCS theo Thông tư 22

Học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông là những thanh thiếu niên đang ở giai đoạn thay đổi về mặt tâm sinh lý, vì thế việc giáo dục các em trong thời điểm này là rất quan trọng trong tính cách và kiến thức của các em. Ngoài hướng dẫn, giúp đỡ các em trong quá trình học tập, rèn luyện thì những lời nhận xét của giáo viên cũng rất quan trọng. Và trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến quý vị mẫu nhận xét học sinh THCS THPT theo thông tư 26.

Thông tư 26

Thông tư số 26/2002/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ giáo dục và đào tạo. Văn bản này ban hành quy chế về nhận xét, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông bao gồm: nhận xét, xếp loại hạnh kiểm; nhận xét, xếp loại học lực; sử dụng kết quả nhận xét, xếp loại; trách nhiệm của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.

Theo thông tư này, việc nhận xét, xếp loại học sinh cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông nhằm mục đích, theo căn cứ và nguyên tắc như sau:

– Mục đích: Nhận xét học sinh sau mỗi học kỳ, mỗi năm học nhằm thúc đẩy học sinh rèn luyện và học tập tích cực hơn trong những thời gian sau đó.

– Nhận xét, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông theo những căn cứ như sau:

+ Mục tiêu giáo dục của cấp học

+ Chương trình, kế hoạch giáo dục của cấp học

+ Điều lệ nhà trường

+ Kết quả rèn luyện và học tập của bản thân học sinh.

– Bên cạnh việc nhận xét, phân loại học sinh theo đúng mục đích đề ra, dựa theo những căn cứ quy định thì cần phải bảo đảm nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai, đúng chất lượng học lực và hạnh kiểm của học sinh.

Nhận xét học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông theo Thông tư 26 về môn học

Môn học ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông khá nhiều. Vì thế mẫu nhận xét học sinh THCS THPT theo thông tư 26 chúng tôi sẽ hướng dẫn nhận xét môn học dựa vào điểm trung bình môn Tin học:

Điểm trung bình từ 0.0 – 3.4: Chưa đạt yêu cầu của bộ môn, còn thụ động, chưa tự giác trong học tập và hoạt động nhóm, cần tăng cường luyện tập kỹ năng thực hành.

Điểm trung bình từ 3.5 – 4.9: Chưa hoàn thành các yêu cầu cần đạt của bộ môn, còn thụ động, tăng cường luyện tập kỹ năng thực hành.

Điểm trung bình từ 5.0 – 5.9: Hoàn thành được các yêu cầu của bộ môn, chủ động hơn trong học tập, tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành.

Điểm trung bình từ 6.0 – 6.9: Tiếp thu được các kiến thức cơ bản của môn học, có ý thức tự giác, tương đối chủ động trong học tập.

Điểm trung bình từ 7.0 đến 7.4: Đáp ứng được yêu cầu cần đạt của bộ môn, khá chủ động trong hoạt động nhóm, chăm chỉ, tự giác trong học tập.

Điểm trung bình từ 7.4 – 7.9: Hoàn thành khá tốt nội dung kiến thức đã học, vận dụng được vào bài thực hành, chăm chỉ trong học tập.

Điểm trung bình từ 8.0 – 8.4: Hoàn thành tốt yêu cầu cần đạt của bộ môn, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện.

Điểm trung bình từ 8.5 – 8.9: Vận dụng tốt kiến thức vào bài thực hành, chăm chỉ, tự giác, tích cực trong học tập.

Điểm trung bình từ 9.0 – 9.4: Hoàn thành tốt nội dung kiến thức môn học, vận dụng được để làm bài thực hành, chăm chỉ, chủ động trong học tập.

Điểm trung bình từ 9.5 – 10: Nắm vững kiến thức môn học, vận dụng tốt vào bài thực hành, chăm chỉ, tích cực trong học tập.

Nhận xét học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông theo Thông tư 26 về năng lực, phẩm chất

Về năng lực, phẩm chất của học sinh trong mẫu nhận xét học sinh THCS THPT theo thông tư 26 có thể được chia ra nhận xét về năng lực chung, về tính tự chủ và tự học, về giao tiếp, giải quyết vấn đề. Ví dụ như:

– Nhận xét về năng lực chung:

+ Em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn.

+ Em biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm, biết lắng nghe ý kiến bạn bè, biết chia sẻ kết quả học tập với bạn.

+ Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, hợp tác, có khả năng điều khiển hoạt động nhóm tốt.

+ Em có khả năng tự học và tự chủ bản thân, biết giao tiếp, hợp tác với bạn, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

+ Em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, biết trao đổi ý kiến cùng bạn rất tốt, biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật hiện tượng.

+ Em tự giác thực hiện nhiệm vụ học nhưng kết quả chưa cao, biết giao tiếp, hợp tác với bạn, có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.

+ Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu, có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.

+ Em có khả năng báo cáo kết quả làm việc của nhóm với giáo viên, có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm tốt, biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật hiện tượng.

– Nhận xét về tính tự chủ và tự học:

+ Em có ý thức tự giác cao trong học tập.

+ Em có ý thức tự học và tự chủ trong mọi vấn đề.

+ Em có khả năng tự thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Em có khả năng tự học và tự chủ bản thân.

+ Em có khả năng họp nhóm tốt với các bạn.

+ Em tự biết hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

+ Em tự giác thực hiện nhiệm vụ học nhưng kết quả chưa cao.

+ Em có khả năng tự học tốt nhưng kết quả chưa cao.

+ Em biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.

– Nhận xét về giao tiếp:

+ Biết trao đổi ý kiến cùng bạn rất tốt.

+ Phối hợp tốt với các bạn trong nhóm.

+ Biết thể hiện sự thân thiện và hợp tác tốt với bạn bè.

+ Diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu.

+ Có tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm rất tốt.

+ Trình bày ý kiến trọng tâm khi trao đổi với nhóm, lớp.

+ Biết giao tiếp, hợp tác với bạn.

+ Biết chia sẻ cùng với bạn trong học tập.

+ Có khả năng phối hợp với bạn khi làm việc nhóm.

+ Chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến.

– Nhận xét về giải quyết vấn đề:

+ Biết xác định và làm rõ thông tin.

+ Biết vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập và cuộc sống.

+ Biết tự đánh giá, nhận xét kết quả học tập của bản thân và của bạn.

+ Biết giải quyết tình huống trong học tập.

+ Biết nhận ra sai sót sẵn sàng sửa sai.

+ Mạnh dạn đưa ra những ý kiến cá nhân.

+ Có khả năng giải quyết tốt nhiệm vụ được giao.

Tải [download] Mẫu nhận xét học sinh THCS, THPT theo thông tư 26

Trên đây là nội dung bài viết về mẫu nhận xét học sinh THCS THPT theo thông tư 26. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

->>> Tham khảo thêm : Lịch thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021

Lời nhận xét đánh giá học sinh THCS, THPT theo TT 22

  • 1. Hình thức đánh giá học sinh theo Thông tư 22
  • 2. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học

Mẫu đánh giá học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22 là các lời nhận xét đánh giá học sinh mới nhất hiện nay theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về Quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

VnDoc liên tục cập nhật Các mẫu nhận xét đánh giá học sinh để các thầy cô tham khảo chuẩn bị cho các kì thi giữa và cuối học kì.

Các tài liệu về thông tư mới:

  • Hướng dẫn đánh giá học sinh THCS, THPT theo Thông tư 22 từ 5/9/2021
  • Quy định về đánh giá kết quả học tập học sinh THCS, THPT từ 05/9/2021
  • Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại học lực của học sinh THCS, THPT năm 2021

1. Hình thức đánh giá học sinh theo Thông tư 22

1. Đánh giá bằng nhận xét

a] Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

b] Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.

c] Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.

d] Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.

2. Đánh giá bằng điểm số

a] Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

b] Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.

3. Hình thức đánh giá đối với các môn học

a] Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 [một] trong 02 [hai] mức: Đạt, Chưa đạt.

b] Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

4. Đánh giá thường xuyên

1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

2. Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh [theo lớp học] để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau:

a] Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét [không bao gồm cụm chuyên đề học tập]: mỗi học kì chọn 02 [hai] lần.

b] Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số [không bao gồm cụm chuyên đề học tập], chọn số điểm đánh giá thường xuyên [sau đây viết tắt là ĐĐGtx] trong mỗi học kì như sau:

- Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.

- Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.

- Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.

3. Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 [một] lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 [một] lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh [theo lớp học] để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

2. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học

Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt và Chưa đạt. Cụ thể:

Tiêu chí xếp mức Tốt:

  • Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét mức Đạt.
  • Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 6,5 điểm trở lên;
  • Có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm đạt từ 8,0 điểm trở lên.

Tiêu chí xếp mức Khá:

  • Học sinh có tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
  • Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ và trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên;
  • Có ít nhất 06 môn học có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Tiêu chí xếp mức Đạt:

  • Học sinh có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
  • Có ít nhất 06 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên;
  • Không có môn học nào có điểm trung bình môn học kỳ và trung bình môn cả năm dưới 3,5 điểm.
  • Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Các thầy cô tham khảo các quyền lợi, các chính sách về lương, giảng dạy của nhà giáo, tham khảo chuyên mục: Dành cho giáo viên. Các kì thi giáo viên giỏi, thi viên chức, công chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Tất cả các tài liệu này đều được tải miễn phí cho các thầy cô tải về sử dụng.

Video liên quan

Chủ Đề