Phân tích các yếu to tác động đến pháp luật trong quản lý công

Chính sách với vai trò là các định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định khi được thông qua sẽ tác động sâu rộng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách đang được xây dựng đối với các nhóm đối tượng khác nhau nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách.


Show

Đánh giá tác động của chính sách với việc đưa ra các kết quả đánh giá rõ ràng, dựa trên các luận cứ, thông tin, dữ liệu công khai, xác thực với sự tham gia góp ý, phản biện của chính các đối tượng chịu sự tác động của chính sách, các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan sẽ giúp cho quá trình làm chính sách minh bạch, dân chủ hơn, chất lượng của chính sách được lựa chọn đảm bảo sự phù hợp giải quyết vấn đề thực tiến, tiết kiệm nguồn lực. Đối với việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương thì đánh giá tác động của chính sách là một quy định hoàn toàn mới so với giai được trước khi có Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015. Theo đó, để thực hiện đánh giá tác động của chính sách cần chú ý một số vấn đề sau:

1. Về thời điểm đánh giá tác động của chính sách:

Đối với Nghị quyết quy định nội dung tại khoản 4 Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tức là các chính sách đặc thù của tỉnh) thì thực hiện đánh giá tác động của chính sách khi lập đề nghị xây dựng Nghị quyết.

Đối với Nghị quyết quy định các nội dung tại khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (quy định chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; quy định biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương) thì thực hiện đánh giá tác động của chính sách khi soạn thảo dự thảo Nghị quyết.

2. Về nội dung đánh giá tác động của chính sách:

Đánh giá tác động của chính sách bao gồm các nội dung đánh giá tác động về kinh tế, tác động về xã hội, tác động về giới, tác động thủ tục hành chính và tác động đối với hệ thống pháp luật.

Tác động về kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí và lợiích đối với một hoặc một số nội dung về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư và kinh doanh, khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp, tổ chức vàcá nhân, cơ cấu phát triển kinh tếcủa quốc gia hoặc địa phương, chi tiêu công,đầutư công và các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế.

Tác động về xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội, chính sách dân tộc (nếu có) và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội..

Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.

Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách.

Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khả năng thi hành và tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Về phương pháp đánh giá tác động của chính sách

Tác động của chính sách được đánh giá theo phương pháp định lượng, phương pháp định tính. Trong trường hợp không thể áp dụng phương pháp định lượng thì trong báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải nêu rõ lý do.

Theo đó, phương pháp định lượng là phương pháp đánh giá dựa trên các tính toán chi phí, lợi ích cụ thể do giải pháp thực hiện chính sách tạo ra đối với từng nhóm đối tượng chịu sự tác động của chính sách. Phương pháp này thường được áp dụng để đo đạc các tác động về kinh tế, môi trường, thủ tục hành chính, tuân thủ pháp luật

Phương pháp định tính là phương pháp đánh giá dựa trên các kết quả nghiên cứu nhằm nhận diện và phân tích tác động của giải pháp và các yếu tố ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, xã hội đối với hành vi, quyền và lợi ích hợp pháp của các nhóm đối tượng khi thực hiện chính sách. Phương pháp định tính thường được áp dụng để đo đạc các tác động về mặt xã hội; trong đó thường sử dụng một số phương pháp như điều tra xã hội học; tham vẫn các đối tượng; phỏng vấn, nghiên cứu tình huốngĐồng thời, có thể sử dụng các nguồn thông tin nghiên cứu đã công bố liên quan trực tiếp đến vấn đề và đối tượng được đánh giá.

4. Về sử dụng thông tin khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách

Thông tin được sử dụng khi xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải chính xác, trung thực và ghi rõnguồn thông tin.

Trên đây là một số nội dung chính về công tác đánh giá tác động của chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan soạn thảo, người soạn thảo cần lưu ý để việc đánh giá đạt hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, tính khả thi của văn bản QPPL sau khi được cơ quan có thẩm quyền ban hành./.

Kim Khánh