Phân tích câu ca dao thân em như củ ấu gai

Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

...

 Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem!

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

- Đây là hai câu hát về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Cả hai câu đều bắt đầu bằng cụm từ “Thân em” và sau đó là một phép so sánh “như".

- Cụm từ “Thân em” vốn không xác định sắc thái biểu cảm, nhưng lặp lại nhiều lần và gắn với ý nghĩa của những hình ảnh so sánh, khiến câu hát có giọng điệu một lời than thở, tâm sự về thân phận.

- Những hình ảnh so sánh trong câu lục và những liên tưởng ẩn dụ ở câu hát có nét chung là đều lấy từ trong cuộc sống đời thường gần gũi. Tuy nhiên, mỗi hình ảnh lại có nét riêng:

+ Tấm lụa đào...: Tấm lụa đào là một vẻ đẹp nhưng tấm lụa đào giữa chợ cũng chỉ là một món hàng, ai mua được thì của người ấy, không thể biết, trước được. Hình ảnh này có ý nghĩa: Người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp của mình nhưng số phận thật bấp bênh, không biết sẽ ra sao.

+ Củ ấu gai..:. Củ ấu gai là một thức bình thường, có rất nhiều ở thôn quê. Hình dạng củ ấu xấu xí, méo mó, vỏ ngoài màu đen sẫm, bên trong ruột màu trắng, có vị ngọt bùi. Hình ảnh này có ý nghĩa: người phụ nữ bình dân chua xót cho thân phận nghèo hèn, nhưng đồng thời cũng tự hào về tâm hồn trong trắng, đẹp đẽ của mình.

=> Hai câu hát trên không chỉ là tiếng nói xót xa cho thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.

 Loigiaihay.com

Bài làm

Từ bao đời nay, trong tiếng ru của bà của mẹ cất lên những câu ca dao ngọt ngào. Ấy là bởi, ca dao dân ca gắn liền với đời sống của người dân lao động không chỉ xưa mà ngày nay nó đi liền với cuộc sống hiện đại. Bài ca dao “ Thân em như củ ấu gai” cất lên như tiếng than của người phụ nữ về giá trị bản thân.

“Thân em như củ ấu gai, Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. Ai ơi nếm thử mà xem!

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”

Bài ca dao mở đầu bằng mô típ quen thuộc trong ca dao than thân : “ Thân em”. Cùng với mô típ quen đó là vế so sánh: “Thân em như củ ấu gai”. Một cách so sánh thẳng thắn bộc trực, thừa nhận về chính mình của cô gái. Nhưng câu thơ thứ hai vang lên giọng điệu lại ngậm ngùi, xót xa: “Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”. Câu nói vừa thực lại vừa hình ảnh. Thực bởi đó là hình dạng, cấu tạo của củ ấu gai. Ấu gai có vỏ ngoài đen đậm, nhưng lột bỏ lớp vỏ ấy là một màu trắng ngọt ngào. Cô gái tự ví mình với củ ấu gai ý nói vẻ bề ngoài của mình không được ưa mắt, không xinh đẹp, kiều diễm, nhưng ẩn sâu bên trong, đằng sau lớp vỏ ấy là một tâm hồn trong sáng, thánh thiện, là một tâm hồn thuỷ chung, son sắt. Cặp từ đăng đối: “ đen – trắng” nhấn mạnh hơn ý muốn nói của nhân vật trữ tình. Người xưa có câu: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đó cũng là ý của cô gái, là cách dân gian nói hình ảnh về vẻ ngoài không thể đánh giá tất cả con người. Cái lí đã được trình bày một cách rất tường tận. Tiếp sau đó chính là việc cái tình đòi thổ lộ và bộc bạch “Ai ơi, nếm thử mà xem!”. Đó là một tiếng gọi, một lời mời – cứng cỏi, táo bạo mà không kém phần tha thiết. Tiếng gọi “ Ai ơi” tha thiết mà đầy xót xa nhưng cũng từ đó mà người đọc như càng thấu hiểu phẩm chất tốt đẹp của họ mà mọi người ít biết đến. Sự khẳng định phẩm chất của nhân vật trữ tình thấm đẫm sự chua xót, cay đắng khi một người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, thuỷ chúng, son sắt nhưng lại không được trân trọng. Tác giả dân gian như cùng cô gái mà đau đớt, xót xa. Câu cuối của bà ca dao như được thốt ra trung hậu, tình cảm và thấm thìa lạ thường: “Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi”. Từ chỗ tồn tại như một đối tượng so sánh thuần túy, củ ấu gai bỗng chốc được đồng nhất với chính nhân vật trữ tình, khiến nhân vật trữ tình không ngần ngại dùng tiếng em lần thứ hai ở dòng thơ cuối, bất chấp trước đó “cô” đã dùng từ nếm có vẻ chỉ thích hợp với củ ấu gai thật sự mà thôi. Bài ca dao như đã nhấn mạnh đến giá trị đích thực của người con gái dịu hiền. Người phụ nữ nông dân tuy vất vả, lam lũ quanh năm và không ít lần họ đã tự so sánh “Thân em như củ ấu gai”. Cái củ ấu gai góc đến nhọn hoắt lại đen đủi sống dưới bùn sâu, chẳng mấy ai để ý tới, dẫu rằng bên trong nó vừa trắng, vừa ngọt, vừa bùi chứ không phải vì bên ngoài nó gai góc xấu xí mà bên trong nó cũng vậy. Người phụ Việt Nam ngày xưa cũng thế, ngày tối tần tảo lam lũ vất vả khiến họ chẳng có thời gian để chăm sóc bản thân. Nhưng vẻ ngoài đó không thể đánh giá tất cả bản thân họ bởi ẩn sâu bên trong là tâm hồn trong sáng, thuần hậu, thuỷ chung.

Bài ca dao như tiếng nói chung của tất cả những người dân lao động ngày xưa. Đó là khao khát được bình đẳng, được trân trọng, được yêu thương. Giá trị của bài ca dao còn xanh mãi với muôn đời

Phân tích bài ca dao Thân em như củ ấu gai… mà LuatTreEm giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ xưa trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích một bài ca dao. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức của tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm Bài giảng Ca dao than thân và ca dao yêu thương, tình nghĩa.

  • Phân tích câu ca dao thân em như củ ấu gai

Bạn đang xem: Phân tích bài ca dao Thân em như củ ấu gai – Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

  • Nói đôi nét về ca dao dân ca của nước ta có những đặc sắc chung gì: (Đó là tiếng hát của những người bình dân được gửi gắm vào đó để bày tỏ tâm trạng nỗi lòng)
    • Ca dao – dân ca là những câu hát tâm tình phản ánh sinh động đời sống tình cảm phong phú của nhân dân lao động. Tác giả dân gian bình dân đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với đủ mọi cung bậc buồn vui…
  • Giới thiệu bài ca dao cần được phân tích
    • Trong số những câu hát tâm tình trong kho tàng văn học dân gian thì không thể thiếu những lời thủ thỉ than thân trách phận, và cụm từ Thân em và nội dung cùng đề cập đến phẩm chất tốt đẹp, cao quý cùng số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Và câu hát chất chứa như đã vọng lên:

Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi nếm thử mà xem !

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

  • Việc sáng tác của nhiều câu ca dao bắt đầu từ “Thân em” có rất nhiều. Đây có thể coi là một motip chung của các bài ca dao than thân.
  • Câu đầu tiên tác giả dân gian đã ví von thật lạ lùng “Thân em” – người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là củ ấu gai. Củ ấu gai được coi là một hình ảnh quen thuộc của người nông dân Việt Nam nói chung.

⇒ Tác giả dân gian như đã thẳng thắn so sánh là để thừa thận rằng phụ nữ xưa chưa được coi trọng.

  • Nhưng vế sau của câu hát mới thực sự là điều quan trọng “Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”. Cặp từ như đã đăng đối “đen” – “trắng” làm nổi bật câu ca dao về người phụ nữ.

⇒ Dẫu cho vẻ ngoài có đôi chút xấu xí đi chăng nữa nhưng vẫn mang trong mình tấm lòng son sắc, trái tim chung thủy và một tâm hồn đẹp. Cái lí đã được trình bày một cách rất tường tận.

  • Tiếp sau đó chính là việc cái tình đòi thổ lộ và bộc bạch “Ai ơi, nếm thử mà xem!” đúng là một tiếng gọi, một lời mời – cứng cỏi, táo bạo mà không kém phần tha thiết.
  • Phải bộc bạch kĩ và mời mọc da diết đến nghẹn lời như vậy bởi vì phẩm chất tốt đẹp của họ ít ai biết đến. Sự khẳng định về phẩm giá, giá trị ấy chứa đựng một nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân phận người con gái nghèo khổ trong xã hội cũ.
  • Cái củ ấu gai góc đến nhọn hoắt lại đen đủi sống dưới bùn sâu, chẳng mấy ai để ý tới, dẫu rằng bên trong nó vừa trắng, vừa ngọt, vừa bùi chứ không phải vì bên ngoài nó gai góc xấu xí mà bên trong nó cũng vậy.
  • Trong cuộc sống cũng vậy, để có thể giúp đời hiểu mình hơn, người ta có khi phải đứng ra tự quảng cáo. Thật là một điều bất đắc dĩ, nhất là đối với một cô gái. Nhưng biết làm sao được, ý thức về phẩm giá và sự tự trọng có khi bắt người ta phải làm vậy.
  • Bài ca dao còn như nói lên quyền sống của người phụ nữ xưa kia, mà trước hết là quyền tự do hoàn toàn bị phủ nhận. Đó còn chính là nguồn gốc của mọi đau khổ, ngang trái mà họ, những người phụ nữ phải chịu đựng trong suốt cuộc đời.

Đề bài: Phân tích bài ca dao:

Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi nếm thử mà xem!

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

Gợi ý làm bài:

Ca dao – dân ca là những câu hát tâm tình phản ánh sinh động đời sống tình cảm phong phú của nhân dân lao động. Tác giả dân gian bình dân đã gửi gắm vào đó tiếng nói tâm tình chân thành tha thiết, với đủ mọi cung bậc buồn vui. Có rất nhiều câu ca dao về hình thức và nội dung có những nét giống nhau nhưng mỗi câu lại mang một vẻ đẹp riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật khác nhau. Trong số những câu hát tâm tình trong kho tàng văn học dân gian thì không thể thiếu những lời thủ thỉ than thân trách phận, và cụm từ “Thân em” và nội dung cùng đề cập đến phẩm chất tốt đẹp, cao quý cùng số phận hẩm hiu, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Và câu hát chất chứa như đã vọng lên:

Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi nếm thử mà xem!

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

Câu đầu tiên tác giả dân gian đã ví von thật lạ lùng “Thân em” – người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa là củ ấu gai. Củ ấu gai được coi là một hình ảnh quen thuộc của người nông dân Việt Nam nói chung. Tác giả dân gian như đã thẳng thắn so sánh là để thừa thận rằng phụ nữ xưa chưa được coi trọng. Người phụ nữ xưa rất vất vả, vì làm lụng vất vả nên vẻ ngoài trông đen đuốc hơn, làn da trở nên xấu xí hơn.  Nhưng vế sau của câu hát mới thực sự là điều quan trọng “Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”. Cặp từ như đã đăng đối “đen” – “trắng” làm nổi bật câu ca dao về người phụ nữ. Dẫu cho vẻ ngoài có đôi chút xấu xí đi chăng nữa nhưng vẫn mang trong mình tấm lòng son sắc, trái tim chung thủy và một tâm hồn đẹp. Cái lí đã được trình bày một cách rất tường tận. Tiếp sau đó chính là việc cái tình đòi thổ lộ và bộc bạch “Ai ơi, nếm thử mà xem!” đúng là một tiếng gọi, một lời mời – cứng cỏi, táo bạo mà không kém phần tha thiết.

Hậu thuẫn cho nó không phải gì ngoài là niềm tin vào bản thân và cả nỗi khao khát được giao cảm, được yêu thương, được dâng hiến. Câu cuối của bài ca dao như được thốt ra trung hậu, tình cảm và thấm thía lạ thường. Ai nỡ quay lưng mà bước, ai nỡ “lầm” mãi trước một tiếng nói như thế! Từ chỗ tồn tại như một đối tượng so sánh thuần túy, củ ấu gai bỗng chốc được đồng nhất với chính nhân vật trữ tình, khiến nhân vật trữ tình không ngần ngại dùng tiếng “em” lần thứ hai ở dòng thơ cuối, bất chấp trước đó “cô” đã dùng từ nếm có vẻ chỉ thích hợp với củ ấu gai thật sự mà thôi. “Em” đã thành một củ ấu gai nhỏ bé, gần gũi trong tay anh, sao anh không thể có một cử chỉ phải chăng, dịu dàng hơn đối với nó chứ? Bài ca dao như đã nhấn mạnh đến giá trị đích thực của người con gái dịu hiền. Người phụ nữ nông dân tuy vất vả, lam lũ quanh năm và không ít lần họ đã tự so sánh “Thân em như củ ấu gai”. Cái củ ấu gai góc đến nhọn hoắt lại đen đủi sống dưới bùn sâu, chẳng mấy ai để ý tới, dẫu rằng bên trong nó vừa trắng, vừa ngọt, vừa bùi chứ không phải vì bên ngoài nó gai góc xấu xí mà bên trong nó cũng vậy.

Trong cuộc sống cũng vậy, để có thể giúp đời hiểu mình hơn, người ta có khi phải đứng ra tự quảng cáo. Thật là một điều bất đắc dĩ, nhất là đối với một cô gái. Nhưng biết làm sao được, ý thức về phẩm giá và sự tự trọng có khi bắt người ta phải làm vậy! Có thể tưởng tượng ra một hoàn cảnh diễn xướng gần với các dữ kiện được thông báo trong bài ca dao như sau (tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể hình dung ra những hoàn cảnh diễn xướng khác cô gái – nhật vật trữ tình – tác giả đã không gặp nhiều may mắn trong việc thu hút sự chú ý của “đối tác” trong tình yêu, bởi vậy, cô phải cất lời để tự bảo vệ và để mời.

Bài ca dao còn như nói lên quyền sống của người phụ nữ xưa kia, mà trước hết là quyền tự do hoàn toàn bị phủ nhận. Đó chính là nguồn gốc của mọi đau khổ, ngang trái mà họ phải chịu đựng trong suốt cuộc đời.

Trên đây là bài văn mẫu Phân tích bài ca dao Thân em như củ ấu gai – Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

  • Phân tích bài ca dao Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 10