Phân tích những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm vị trí Địa lí khu vực Tây Nam á

Tây Nam Á là một khu vực địa lý nằm ở phía tây của châu Á, bao gồm các quốc gia như Afghanistan, Bahrain, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Lebanon, Oman, Palestine, Qatar, Saudi Arabia, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Yemen.

Khu vực này có địa hình đa dạng, từ các sa mạc khô cằn đến các dãy núi cao. Nhiều sông lớn chảy qua khu vực này, bao gồm sông Nile, sông Tigris và sông Euphrates. Vùng biển Đỏ và Vịnh Ba Tư cũng nằm trong khu vực này.

Với vị trí địa lý quan trọng, Tây Nam Á đã trở thành một khu vực có ảnh hưởng lớn đến thế giới về mặt văn hóa, kinh tế và chính trị. Nơi đây là nguồn gốc của nhiều tôn giáo lớn như Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Do thái giáo. Ngoài ra, khu vực này cũng là một trung tâm kinh tế quan trọng với các ngành công nghiệp dầu khí, du lịch và thương mại phát triển.

Phân tích những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm vị trí Địa lí khu vực Tây Nam á

Thuận lợi

  • Vị trí địa lí trung tâm của khu vực: Tây Nam Á nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á, Âu, Phi, có một số biển và vịnh bao bọc. Điều này tạo cho khu vực vị trí giao thông, kinh tế, chính trị chiến lược quan trọng, là cầu nối giữa các châu lục, là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, văn hóa, con người giữa các khu vực trên thế giới.
  • Tài nguyên thiên nhiên phong phú: Tây Nam Á có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50% trữ lượng dầu mỏ và 40% trữ lượng khí đốt của thế giới. Ngoài ra, khu vực còn có trữ lượng kim loại, khoáng sản khác như đồng, crom, urani,...
  • Lịch sử văn minh lâu đời: Tây Nam Á là nơi ra đời của nhiều nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà, Babylon,... Điều này tạo cho khu vực nền tảng văn hóa, lịch sử lâu đời, phong phú, đa dạng.

Khó khăn

  • Địa hình chủ yếu là đồi núi, hoang mạc: Địa hình chủ yếu của Tây Nam Á là đồi núi, hoang mạc, chiếm khoảng 90% diện tích. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng.
  • Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt: Khí hậu của Tây Nam Á chủ yếu là khô hạn, khắc nghiệt, với lượng mưa trung bình hàng năm thấp. Điều này gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
  • Tình hình chính trị bất ổn: Tây Nam Á là khu vực có tình hình chính trị bất ổn, thường xuyên xảy ra xung đột, nội chiến. Điều này gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Như vậy

Vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á có nhiều thuận lợi, nhưng cũng có những khó khăn. Những thuận lợi là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nhưng những khó khăn cần được giải quyết để phát huy tối đa tiềm năng của khu vực.

Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á

Vì Tây Nam Á nằm ở vị trí ngã ba của ba châu lục Á, Âu, Phi, là khu vực nhiều núi và cao nguyên, có khí hậu khô hạn và có nguồn tài nguyên dầu mỏ rất phong phú.

Câu hỏi: Tây Nam Á có đặc điểm địa lý như thế nào

Trả lời:

- Địa hình: là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.

+ Phía đông bắc: có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.

+ Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.

- Khí hậu: chủ yếu là khí hậu nhiệt đới khô, một phần ven Địa Trung Hải có khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.

- Nguồn tài nguyên quan trọng nhất khu vực là dầu mỏ,phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rac, Cô-oét.

Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về khu vực Tây Nam Á nhé!

1. Đặc điểm vị trí Tây Nam Á

-Ngoài việc Tây Nam Á nằm giữa 3 châu thì còn có tiếp giáp với biển đen, biển caxpi và biển đỏ, biển trung hải, đây là vị trí có tầm quan trọng về chiến lược vô cùng lớn, tiếp giáp với các cường quốc lớn như ấn độ, nga và trung quốc

-Tây Nam Á được gọi là con đường biển nố từ ấn độ dương sang địa trung hải qua kênh đào xuy-ê và biển đổ, ở Tây Nam Á còn có con đường tơ lụa chạy qua, là khu vực có vị trí địa lý vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước nằm trong khu vực này.

2. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á

-Tây Nam Á nằm trong khu vực có nhiều núi và cao nguyên, diện tích trung bình khoảng 7 triệu km2, có các dãy núi cao chạy từ bở địa trung hải đến an ty với hymalaya, Tây Nam Á có núi bao quanh sơn nguyên thổ nhỹ kỳ và iran

-Ngoài ra khu vực Tây Nam Á còn có sơn nguyên arap có khả năng chiếm gần toàn bộ bán đảo arap, Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi sông Ti grơ và Ơ Prat bồi đắp. Khí hậu khu vực Tây Nam Á là khí hậu nhiệt đới khô, cận địa Trung Hải. Cảnh quan khu vực này chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc chiếm diện tích lớn.

3. Đặc điểm kinh tế, dân cư và chính trị của khu vực Tây Nam Á

a. Đặc điểm dân cư:

-Theo thống kê của wiki thì Tây Nam Á có khoảng 286 triệu dân, phần lớn người dân theo đạo Hồi, và tập trung sống ở các vùng ven biển và thung lũng , khi đó có thể tạo ra giếng để lấy nước, phần lớn dân cư tập trung không đồng đều và phần lớn sống ở các khu vực đồng bằng lưỡng hà và ven biển.

b. Đặc điểm kinh tế:

-Trong những thời gian trước đây thì ở khu vực Tây Nam Á nền công nghiệp khai khoáng chưa phát triển thì người dân sống bằng việc chăn nuôi và nông nghiệp, hầu hết là trồng lúa mì và chà là, khi đó cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng khó khăn vì cuộc sống hầu như chỉ có thể phụ thuộc vào nghề nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhưng, vào mấy năm gần đây thì các ngành công nghiệp và thương mại phát triển rất nhanh, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng và chế biến dầu mỏ. Dân cư khu vực Tây Nam Á phát triển kinh tế bằng công nghiệp khai khóang. Hằng năm, các nước khai thác hơn 1 tỷ tấn dầu, chiếm khỏang ⅓ sản lượng dầu trên thế giới. Dân cư có sự chuyển dịch rõ rệt. Dân cư đô thị chiếm tỷ trọng cao khỏang 80-90% dân số, nhất là khu vực I-xa ren, Co- oet, Li Băng.

c. Đặc điểm chính trị:

-Đây là nước có nền chính trị đặc biệt không bao giờ ổn định, bởi là khu vực có tầm chiến lược quan trọng, là nơi giao thoa giữa 3 châu lục và đại dương, cho nên nơi đây hầu như diễn ra các cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc vô cùng lớn. Khi đó, nền chính trị không ổn định được ,ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước nằm trong khu vực.

* Thuận lợi: - Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm án ngữ đường giao thông quốc tế từ Địa Trung Hải qua Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương và ngược lại, lại có nhiều cảng hàng không và cảng biển lớn, Nam Á có nhiều thuận lợi trong việc thông thương và mở rộng hợp tác quốc tế. - Đồng bằng Ấn – Hằng rộng lớn, màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp (trồng cây lương thực, cây ăn quả,…). Dọc bờ biển có dải đồng bằng hẹp nhưng tương đối màu mỡ thích hợp với việc trồng các loại cây nhiệt đới. Cao nguyên Đê-can rộng lớn, ít mưa thích hợp với việc trồng các loại cây chịu hạn. - Trên các sơn nguyên, vùng chân núi có các đồng cỏ thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, ngựa, dê,…). - Có các hệ thống sông lớn như sông Hằng, sông Ấn… nguồn nước dồi dào, góp phần cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp, tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải đường sông, nuôi trồng thủy sản, du lịch,… Ngoài nguồn nước mặt, ở Nam Á còn có nguồn nước ngầm phong phú, có giá trị lớn trong việc cung cấp nước tưới vào mùa khô. Các sông bắt nguồn và chảy trong khu vực miền núi có giá trị thủy điện. - Khí hậu đa dạng, phân hóa (theo bắc – nam, độ cao địa hình và theo mùa), nhưng chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn vào mùa gió mùa Tây Nam, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản. - Phía nam Nam Á, đặc biệt là bán đảo Ấn Độ tiếp giáp với biển A-ráp, vịnh Ben-gan, Ấn Độ Dương rộng lớn, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển (đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản biển, làm muối, du lịch biển – đảo,…). - Khoáng sản nổi bật ở Nam Á là dầu mỏ, than đá, sắt, mangan,… tạo điều kiện để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. - Trên các vùng núi (Hi-ma-lay-a, Gát Tây, Gát Đông) và sơn nguyên (tây bắc Nám Á, Đê-can) với hệ đất feralit thuận lợi cho cây rừng phát triển, cung cấp gỗ cho xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, bột xenlulô,… Ngoài gỗ, rừng còn cung cấp các loại lâm sản khác như nguồn thực phẩm (nấm, mật ong,…), dược liệu quý,… * Khó khăn: - Thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô, nhất là ở các vùng núi, sơn nguyên. - Ở các vùng núi, sơn nguyên, địa hình bị chia cắt mạnh, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi khi có mưa lớn, đặc biệt là những nơi lớp phủ thực vật không còn. Việc phát triển giao thông, đi lại, khai thác tài nguyên, tổ chức sản xuất ở vùng núi, sơn nguyên gặp nhiều khó khăn. - Miền núi cũng là nơi thường xảy ra các thiên tai như: lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, rét đậm, rét hại, sương muối về mùa đông,…

 

 

 

Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á1. Vai trò cung cấp dầu mỏ 

– Giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dầu mỏ cho thế giới.

– Các nước có trữ lượng dầu lớn trên thế giới là:  Ả rập Xê út, I ran, I rắc, Cooet…

– Nguồn dầu mỏ phong phú kết hợp vị trí địa – chính trị quan trọng là nguyên nhân sâu xa của tình trạng mất ổn định của khu vực.

2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố

a. Hiện trạng

– Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa các giáo phái trong Hồi giáo, nạn khủng bố.

b. Nguyên nhân

– Do tranh chấp quyền lợi: Đất đai, tài nguyên, môi trường sống.

– Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.

– Sự tham gia của các tổ chức chính trị, tôn giáo cực đoan.

– Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.

c. Hậu quả

– Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.

– Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển.

– Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.

 

 

 

Lý thuyết khu vực Tây Nam Á Địa lí 8 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở phía Tây Nam châu Á.

- Tiếp giáp với 3 châu lục: Á – Phi – Âu.

 

- Tiếp giáp nhiều biển: A-ráp, Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đen, biển Caxpi.

 

=> Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế.

2. Đặc điểm tự nhiên

- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có 3 miền địa hình:

 

+ Phía đông bắc và tây nam: hệ thống núi cao và sơn nguyên.

+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà, được bồi đắp bởi phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

 

+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.

- Cảnh quan thảo nguyên khô hạn, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

-  Sông ngòi kém phát triển.

- Tài nguyên:

+ Trữ lượng dầu mỏ phong phú, phân bố chủ yếu ở các quốc gia A-rập Xê-ut, Iran, I-rắc, Cô-oét.

 

+ Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị

 Nam Á là một trong những cái nôi của nền văn minh cổ đại thế giới.

- Dân cư:

+ Quy mô: 286 triệu người (năm 2001), chủ yếu là người A-rập theo đạo Hồi.

+ Phân bố không đều, tập trung ở vùng ven biển, đồng bằng Lưỡng Hà, nơi có nước ngọt.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: phần lớn dân cư làm nông nghiệp (trồng lúa mì, chà là, bông và chăn nuôi du mục).

+ Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát triển nhất.

 

- Chính trị: là khu vực bất ổn, xảy ra nhiều cuộc tranh chấp, chiến tranh giữa các dân tộc, các phe phái chính trị có nguồn gốc từ tranh giành tài nguyên.

=> Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và đời sống người dân.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 - Xem ngay