Phần tích tác phẩm nhà thờ Đức Bà Paris

[kkstarratings]

Nhà Thờ Đức Bà Paris [Notre Dame de Paris] còn được biết đến với nhiều tên khác như “Our Lady Of Paris” [Đức Mẹ Paris] và “Notre Dame Cathedral” [Nhà Thờ Đức Bà] là nhà thờ công giáo nổi tiếng nhất nước Pháp hiện nay. Nhà Thờ Đức Bà Paris là trung tâm của thành phố Paris và của cả nước Pháp bởi vì mọi khoảng cách gần xa đều được tính từ nơi này và trước Nhà Thờ là tấm bảng đồng ghi rõ “Cây Số Không” [Kilomètre Zéro]. Nhà thờ đã biến thành một huyền thoại sống mà người ta không ngừng khám phá trở lại những khía cạnh mới qua những thời gian và không gian khác nhau.

Để bước đầu làm quen với nhà thờ tráng lệ này, hãy đến từ Quảng trường Parvis. Từ đây, du khách sẽ nhìn thấy mặt tiền lớn ở hướng tây, nổi tiếng với ba cửa ra vào được chạm khắc khung cảnh tôn giáo tinh xảo. Từ Quảng trường Jean XXIII ở mặt nam và mặt đông của nhà thờ, du khách sẽ nhìn thấy các trụ ốp tường trên cao ở góc cạnh đẹp nhất. Sông Seine cũng là một địa điểm tuyệt vời để chiêm ngưỡng kiến trúc của nhà thờ và các chuyến tham quan trên thuyền của thành phố cũng có lộ trình đi qua đây.

Du khách không phải mua vé để vào nhà thờ và tại đây có các chuyến tham quan một giờ có hướng dẫn bằng nhiều thứ tiếng khác nhau trong cả ngày để giới thiệu về nhà thờ. Nếu du khách muốn tự mình tham quan thì máy hướng dẫn và sách giới thiệu là hai lựa chọn tuyệt vời.

Lịch sử nhà thờ Đức Bà Paris

Thế kỷ 12, Paris là một thành phố quan trọng của Kitô giáo. Đây cũng là giai đoạn thành phố có những phát triển mạnh mẽ về cả dân số và kinh tế. Ngày 12 tháng 10 năm 1160, dưới thời Louis VII, Maurice de Sully trở thành giám mục Paris. Cùng với các tu sĩ, Maurice de Sully đã có một quyết định quan trong: xây dựng trên quảng trường Saint-Etienne một nhà thờ mới lớn hơn nhiều so với nhà thờ cũ.

Nhà thờ sẽ được hiến dâng cho Đức Bà Mary, theo tiếng Pháp gọi là “Notre Dame” và theo phong cách kiến trúc mới, về sau được gọi là kiến trúc Gothic. Nhà Thờ Đức Bà tọa lạc trên hòn đảo Ile de la Cité nằm giữa sông Seine thơ mộng, được xây dựng trong các năm từ 1103 tới 1250.

Kể từ thời gian này, Nhà Thờ Đức Bà đã thay đổi theo vận mệnh của nước Pháp. Tại ngôi giáo đường này, các đoàn Thập Tự Quân đã cầu nguyện trước khi ra trận. Trong cuộc Cách Mạng Pháp 1789, dân chúng Pháp đã nổi dậy, đập phá Galerie des Rois và biến ngôi giáo đường này thành nhà kho và một nhà thờ thế tục vì nơi đây bị coi là một biểu tượng của chế độ quân chủ đang bị ghét bỏ.

Vài năm sau Napoléon I lên ngôi Hoàng Đế tại ngôi giáo đường này và trong buổi Lễ Đăng Quang vào năm 1804, Hoàng Đế Napoléon đã nhận Vương Niệm từ tay Giáo Hoàng Pius VII rồi tự tay đặt lên đầu mình.

Vào năm 1845, Nhà Thờ Đức Bà được trùng tu do kiến trúc sư thiên tài người Pháp Eugène Emmanuel Viollet-le-Duc trực tiếp điều khiển và ngày nay ngôi giáo đường này là một trong các kiến trúc Gothic xuất sắc nhất.

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà Thờ Đức Bà có chiều dài 130, chiều ngang 48 thước, chiều cao 35 thước, có thể chứa được 6.500 người. Đây là một trong các công trình xây dựng có các cột chịu vòng cung bên ngoài nhờ đó bên trong có các cửa sổ kính màu rộng lớn đưa ánh sáng mặt trời rọi qua.

Phía mặt tiền nhà thờ có một cấu trúc thăng bằng và uy nghi. Ba cửa lớn không bằng nhau, cửa giữa cao nhất và rộng hơn hai cửa kia. Những cửa sắt lớn có những tượng nổi lên một nền vàng tượng trưng cho quyển thánh kinh bằng đá. Sáu cánh cửa lớn được trang trí bằng những cốt sắt uốn nắn tuyệt đẹp và những hình tượng các thánh điêu khắc trên cạnh những vòm cong. Phía trên ba khung cửa lớn ở ngoài mặt tiền nhà thờ, có một hàng 28 bức tượng đặt trong hốc hiện thân của những vua Judah và Do Thái.

Bên trong, ngay tại giữa thánh đường, hai hàng cột với vòm trần trên cao, tượng trưng cho lối kiến trúc Pháp vào thế kỷ 13: đường nét thanh thoát nhưng táo bạo với những chạm trổ tinh vi. Để soi sáng phía trong nhà thờ người ta làm rộng những cửa sổ. Đỡ những tháp là những trụ đường kính lên đến 1,6m. Những vụ tu bổ đòi hỏi rất nhiều công phu theo cách làm hồi xa xưa và cây đàn orgue được cấu tạo bởi 7800 ống đồng, kích thước khác nhau, phát ra một thứ âm vang ngân xa trầm bổng, làm dịu lại lòng người.

Bên trái của mặt tiền là Phần Cửa của Đức Mẹ Đồng Trinh [The portal of the Virgin] mô tả Hoàng Đạo [the Zodiac] và cảnh đăng quang của Đức Mẹ. Phần giữa của mặt tiền mô tả Cảnh Phán Xét Cuối Cùng [The portal of the Last Judgment] với 3 phần, phần thấp nhất nói về các thói xấu và các đức tính, phần giữa trình bày cảnh Chúa Jesus và các Tông Đồ và phần trên cùng là cảnh Khải Hoàn của Chúa sau khi Phục Sinh.

Phần bên phải của mặt tiền được gọi là phần của Thánh Anne [the portal of St. Anne], diễn tả cảnh Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng lên ngôi Vương. Đây là phần điêu khắc đẹp nhất và được bảo toàn cẩn thận nhất của Nhà Thờ.

Sàn Nhà Thờ Đức Bà cũng như các giáo đường công giáo khác thường có cấu trúc như hình dấu thánh giá. Đầu thánh giá hướng về phương Đông/East [hướng về Jerusalem]. Phần transept là phần đi ngang qua thân chính của nhà thờ với cánh bắc và cánh nam, đôi khi có cửa. Chân của dấu thập thánh giá nằm cuối phương Tây/West, là nơi có đặt cửa vào chính điện.

Du khách có thể qua bên trái của Nhà Thờ và thấy phần cầu thang, đưa mọi người lên tháp chuông cao 225 feet. Đây chính là nơi Đại Văn Hào Victor Hugo đã mô tả thằng gù Quasidomo trong tác phẩm “Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà” [The Hunchback of Notre Dame] nổi tiếng toàn thế giới. Tháp phía tây nam [bên phải] là nơi để một cái chuông lớn tên Emmanuel cân nặng 13,000kg và một cây để rung chuông nặng 500kg.

Qua phía sau Nhà Thờ, du khách thấy “Đài Tưởng Niệm các Thánh Tử Đạo người Pháp bị lưu đầy năm 1945” [Mémorial des Martyrs Francais de la Déportation de 1945]. Từ nơi này mọi người nhìn thấy rõ hòn đảo Ile de la Cité, dòng sông Seine chảy dịu dàng nhưng đây cũng là nơi tưởng niệm các công dân Pháp bị đưa đi lưu đầy trong các trại tử thần như Auschwitz và Buchenwald trong kỳ Thế Chiến Thứ Hai. Trên tường, du khách nhận ra dòng chữ màu máu viết bằng tiếng Pháp “Hãy tha thứ, nhưng đừng quên”.

Bên dưới nhà thờ là một lớp công trình ngầm. Dưới chân Nhà thờ Đức Bà hơn 260 foot [79 mét] là một Hầm mộ Khảo cổ kỳ lạ. Hầm mộ có chứa các hiện vật thú vị từ thời Gallo-Roman, bao gồm dấu tích cổ đại của một ngôi nhà từ thời Lutèce, tên gọi của Paris trong giai đoạn La Mã. Hầm mộ mở cửa hàng ngày, trừ Thứ Hai và các ngày nghỉ chung.

Cả hàng triệu tín đồ công giáo viếng thăm Nhà thờ Đức Bà Paris như một hình thức hành hương. Đến để tìm hiểu và thấm nhuần những nét thiêng liêng của nơi đây trong những âm thanh không rõ nét của thường lệ. Từ lối kiến trúc thời trung cổ có nền văn minh đi trước lối kiến trúc hiện đại ngày nay, Paris đã hiến cho đời một kiệt tác mà thời gian và những biến cố lịch sử không làm ảnh hưởng gì đến những kiến trúc đó. Cho đến bây giờ, kiến trúc đó vẫn tỏa sáng mà bất cứ ai, thuộc mọi tầng lớp khi ngắm nhìn cũng phải trầm trồ thán phục.

Bi kịch và tình yêu vùng vẫy trong Paris ngọt ngào và lãng mạn. Song tình yêu mà văn hào miêu tả không chỉ một màu như thế. Ba tình yêu xoay quanh nàng  Esméralda xinh đẹp theo cấp độ tăng dần.

Tình yêu đầu với chàng đại úy, nàng vũ nữ si mê và sẵn sàng từ bỏ tất cả vì nó, song đó lại chỉ là tình yêu qua đường, hời hợt và nông cạn nhất.

Tình yêu của phó giám mục dành cho Esméralda là tình yêu giữa bóng tối và ánh sáng. Một bên quá đỗi đẹp và thuần khiết, một bên lại quá đỗi cực đoan, đến mức trở nên sai trái và khiến người ta ghê tởm.

Tình yêu của thằng gù, được định nghĩa bằng sự hi sinh, thứ tình yêu đẹp nhất cao thượng nhất. Tiếc thay cô gái chỉ nhận ra điều đó khi sự sống đã đi đến hồi kết.

Tác phẩm đặt ra câu hỏi thế nào là tình yêu thật sự. Ba tình yêu vùng vẫy trong sự tuyệt vọng, rốt cuộc chỉ một trong số đó mới tìm ra được thánh ca thật sự của mình. Những con người tự nhân xưng vì tình yêu nói cho cùng cũng chỉ là vị bản thân mình chỉ khao khát muốn chiếm hữu trọn vẹn mà quên đi sự đồng cảm cần có giữa hai người. Cái ác nuốt trọn cái thiện, bởi vậy mà nhà văn đã không để cái kết có hậu khi khép lại tác phẩm, như một hồi chuông cảnh báo về sự tinh vi của cái ác, ngấm ngầm và xảo quyệt trong vỏ bọc đẹp đẽ; đồng thời tiếc thương cho những vẻ đẹp thật sự bị lãng quên.

Victor Hugo tựa như nhà quay phim tài ba, từng thước phim của ông đều không bỏ qua những chi tiết nhỏ nhất. Một Paris thời kì bị chi phối bởi thần học, cái ác và cái thiện lẫn lộn bất phân. Những biểu tượng tượng trưng cho cái thiện, cái đẹp có sự tráo đổi, ẩn sâu trong cái hào hoa phong nhã là những tâm hồn của quỷ dữ, tràn đầy nhục dục. Một Paris tăm tối với những kẻ lang thang, cướp bóc tồn tại ngay trong lãnh địa của Chúa.

Đại diện cho cái xấu cái ác tiềm ẩn trước hết là phó giám mục Claude Frollo. Dáng dấp của một kẻ tu hành đạo mạo được mọi người tung hô là hình hài của một quỷ dữ. Phó giám mục gần như là một con quỷ trong nhà thờ với những quyền lực hắc ám và sự sùng kính ghê người. Ông ta là hiện thân của chủ nghĩa cực đoan mang trong mình trái tim lạnh buốt. Vốn dĩ là đứa con của Chúa song lại đi ngược lại với bổn phận của mình, nhẫn tâm giết người và hành hạ những người khác.

Kế đến là viên đại úy Phoebus nhưng anh chàng này chỉ là một kẻ trăng hoa lừa dối. Một lần nữa tác giả khẳng định sự tráo ngôi ở những nhân vật vốn dĩ là đại diện của cái đẹp, nay lại nằm trong vùng của cái ác. Anh chàng đại úy hào hoa phong độ vốn chỉ là vỏ bọc, hắn chẳng bao giờ quan tâm đến tình yêu của nàng vũ nữ xinh đẹp.

Và cuối cùng, cái xấu của chàng gù nhà thờ Đức bà Paris. Được miêu tả với ngoại hình của một quỷ dữ, không một ai dám đến gần, là đứa con rơi của tạo hóa khi hắn không có cho mình bất cứ điểm gì đẹp đẽ. Song Quasimodo lại là kẻ đáng được coi là con người nhất trong tác phẩm. Vẻ đẹp của tâm hồn tựa hạt ngọc trong ngần ẩn sâu trong vỏ bọc xù xì xấu xí.

Văn hào đã thể hiện rất rõ tài năng của mình trong việc xây dựng nhân vật. Tác phẩm liên tục đi lại giữa hai miền sáng – tối. Thế nào là tốt, xấu, là tình yêu thật sự phải đi tới những trang cuối cùng mới trả lời được câu hỏi đó.

Tiểu thuyết này được dựng thành phim, kịch, nhạc kịch, vở ba lê, series truyền hình, kể cả vẽ truyện tranh... đã chứng tỏ được sức hút bền bỉ mà cuốn sách tạo ra kể từ khi nó ra đời. Và với những độc giả xa xôi như mình, tác phẩm quả thực đã làm cho nước Pháp trở nên gần gũi hơn, đẹp đẽ hơn...và nuôi dưỡng trong lòng mình niềm ước mơ được một lần đặt chân đến Pháp.

Ngày hôm nay đọc lại cuốn sách chăm chú hơn vào những chi tiết kiến trúc của Nhà thờ Đức bà, để thêm một lần tiếc nuối biểu tượng rực rỡ của nước Pháp vừa sụp đổ. Rồi đây các chuyên gia sẽ phục chế lại, chỉ cần thời gian, nhưng còn đâu những sườn gỗ sồi ngàn năm tuổi, nơi Quasimodo lén lút đu mình lên ngắm Esmerlda? Còn đâu những bức tranh tuyệt đẹp trên trần nhà thờ nơi ta có thể ngửa cổ ngắm nhìn hàng giờ không biết chán? Còn đâu những phiến đá mà Napoleon đã bước lên để làm lễ đăng quang ngôi vua? Làm sao có thể phục chế được hồn cốt ngàn xưa đã in dấu vào từng thớ gỗ?

Esméralda yêu say mê một sĩ quan kị binh, đại úy Phoebus nhưng anh chàng này chỉ là một kẻ trăng hoa lừa dối. Tình yêu đầu tiên của nàng chỉ là một bước khởi đầu cho hai nấc thang tiếp theo và ngày càng tăng dần. Người thứ hai yêu nàng mà mức độ khủng khiếp gia tăng rõ rệt: phó giám mục Nhà thờ Đức Bà Paris, Claude Frollo, người mà sự tu luyện khổ hạnh của ông ta đã đến mức siêu phàm.

Tình yêu của phó giám mục Claude Frollo với Esméralda là tình yêu của bóng tối với ánh sáng. Của cái ác nghiến ngấu sự thánh thiện. Phó giám mục gần như là một con quỷ trong nhà thờ với những quyền lực hắc ám và sự sùng kính ghê người. Là một người khổ hạnh gần như tuyệt đối nhưng ông ta không thoát khỏi sự cám dỗ của Esméralda. Càng tu luyện, giam cầm thì thứ tình yêu bóng tối này càng khủng khiếp và đáng sợ. Ông ta đã phái thằng gù Quasimodo con trai nuôi đến cướp ngục, đưa nàng Esméralda về nhà thờ cho mình.

Bây giờ mới xuất hiện tình yêu thuộc loại vĩ đại nhất dành cho Esméralda. Thằng gù Quasimodo là một con quỷ, con quái vật ở Nhà thờ Đức bà. Không ai dám nhìn nó quá lâu, không ai dám tiếp xúc với nó. Một hình nhân dị dạng, quái gở nhưng có một đức tin và sức khoẻ phi thường. Quasimodo được phó giám mục nhận làm con nuôi và gã hết lòng phò tá người cha của mình.

Nhưng ngay cả gã quái vật này cũng không thoát khỏi sự yêu cuồng si với nàng Esméralda. Quasimodo cướp nàng không thành và bị bắt, Esméralda đã cứu vớt hắn, chăm sóc hắn và chính sự thương yêu của nàng đã khiến hắn nảy sinh một tình yêu tột bậc.

Tên sĩ quan trẻ Phoebus thì yêu nàng bởi nhục dục, phó giám mục yêu nàng vì muốn chiếm đoạt một viên ngọc tinh khiết, còn thằng gù Quasimodo, hắn yêu Esméralda bởi nàng đúng là một con người thực sự, tình yêu của hắn vĩ đại và ở nấc thang cao nhất.

Mặc dù được tách thành từng chương, từng quyển riêng nhưng Nhà thờ Đức Bà Paris vẫn có sự kết nối theo một mạch nhất định, đó là đại diện cho quá trình chuyển biến tâm lý, bối cảnh, và những sự việc nhằm tạo nên một đặc sắc về sâu. Mượn hình thành Nhà thờ uy nghiêm lộng lẫy, lại ẩn hiện đâu đấy những con người nhiều đáng thương, ngước nhìn lên gần nơi cao nhất của Nhà thờ, mấy ai biết được đó là nơi trưởng thành của một đứa trẻ nhiều bất hạnh, khi sinh ra bị vứt bỏ, đến lưng chừng tuổi trẻ lại chẳng thể làm được “người” hợp lẽ, và đến cuối cùng là hóa thành bụi vàng mà bay vào không trung.

Victor Hugo có thể đã kể với đời câu chuyện của một thằng gù đem lòng si mê một cô vũ nữ, cũng có thể là đang gợi tả về một vị cha sứ đạo mạo, song lại ẩn tang là một bản tính thâm sâu, độc ác, mang trong tâm một dục vọng của kẻ phàm trân. Lúc bấy giờ, ta có thể tự cho mình cái quyền phán xét rằng chính cô gái kia là nguyên nhân làm cho mọi sự trở nên rối bời, cũng chính cô ấy là gián tiếp khiến một niềm tự hào của nước Pháp nguy nga chìm trong biển lửa, … Vâng có lẽ là như thế.

Tuy vậy, từ trong ánh lửa rực đỏ, nóng hổi, ta nhìn thấy một bóng lưng gù, một linh hồn bị cuộc đời xa lánh đang cứu lấy tia hi vọng duy nhất của cuộc đời mình. Với thằng gù – đó chính là niềm hạnh phúc, là tình yêu thương vượt lên cả tình cảm nam nữ mà con người đáng thương ấy có được trong đời. Có lẽ, với cha sứ, thằng gù chỉ là một đứa trẻ mồ côi, xấu xí, chỉ là một tên kéo chuông, “chui rúc” trong bóng đêm tịt mịt, với người dân xung quanh, thằng gù như một “ông kẹ” mà trẻ con gặp thôi cũng có thể phát khóc dù anh ta chẳng làm gì, …

Nhưng nếu được hỏi rằng vị thế của những con người vô cảm kia là ai trong sự sống của mình, anh ta sẽ chẳng ngần ngại mà bảo rằng, đó chính là “cha” – người đã nuôi tôi khôn lớn, là những người bạn thân thiện và tốt bụng, chắc chắn là như thế. Lúc này, hình như có điều gì đó đang nhói lên, đó như một nỗi niềm khó tả, giống như khi ta dành cả tâm can đối đãi, mặc dù nhận lại toàn là những bủa vây dè bỉu, nhưng ta vẫn vui, vì ít nhất vẫn còn có ai đó, quan tâm đến mình dù là nhỏ bé….

Video liên quan

Chủ Đề