Tâm quan trọng của kỹ sư xây dựng

Kỹ sư Xây dựng là người chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động thiết kế; giám sát và quản lý các công trình xây dựng… Hiện nay; nhu cầu nhân lực của ngành này đang không ngừng tăng lên nhưng không phải cứ có tấm bằng đại học là bạn có thể kiếm được việc làm; kỹ năng và kinh nghiệm cũng là những yếu tố rất quan trọng. Dưới đây sẽ là những kỹ năng sống còn mà một Kỹ sư Xây dựng cần có.

Những kỹ năng sống còn mà Kỹ sư Xây dựng cần có

Kỹ sư Xây dựng là những kỹ năng quan trọng

Kỹ năng chuyên môn

Một Kỹ sư Xây dựng tay nghề cao phải có niềm đam mê với toán học và vật lý; có sự am hiểu và có thể vận dụng thành tạo những lý thuyết về hai lĩnh vực này để xử lý những vấn đề kỹ thuật phức tạp.

Ngoài ra; đó còn là yêu cầu về khả năng thiết kế, làm việc với bản đồ, bản vẽ thiết kế, mô hình và phần mềm CAD. Kỹ sư Xây dựng còn phải dự đoán được các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình xây dựng và đưa ra các giải pháp để ngăn chặn chúng. 

Kỹ năng quản lý

Nếu bạn là một Kỹ sư Xây dựng nhiều kinh nghiệm và có thái độ làm việc chuyên nghiệp thì cơ hội trở thành quản lý của bạn sẽ cao hơn rất nhiều. Để thành công ở vị trí này; họ cần phát triển kỹ năng quản lý dự án và lãnh đạo; biết cách khai thác thế mạnh cá nhân là để tiết kiệm thời gian; chi phí mà vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc.

Tư duy phân tích

Các Kỹ sư Xây dựng giỏi đều có kỹ năng phân tích tốt để đề xuất được những giải pháp có lợi cho dự án. Hãy bắt đầu rèn luyện khả năng tư duy phân tích của bản thân bằng việc không ngừng học hỏi và luyện tập giải quyết các vấn đề phức tạp trong khả năng của mình.

Kỹ năng giao tiếp

Vì đặc thù công việc phải thường xuyên hợp tác với các bên liên quan như quản lý, kiến trúc sư, nhà đầu tư… nên Kỹ sư Xây dựng cần có kỹ năng giao tiếp tốt để trao đổi, truyền đạt cũng như tiếp thu các ý tưởng, đề xuất từ người khác.

Tư duy phản biện

Có rất nhiều vấn đề; sự cố phát sinh trong quá trình làm việc nên một Kỹ sư Xây dựng giỏi phải có khả năng tiếp cận và giải quyết hợp lý; kịp thời. Họ cần kỹ năng tư duy phản biện để có thể linh hoạt áp dụng các khái niệm; quy tắc vào từng tình huống cụ thể.

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ sư Xây dựng phải là người thực sự am hiểu các lĩnh vực liên quan như kiến trúc, quy hoạch, vận tải… để duy trì và củng cố sự tin tưởng từ phía chủ đầu tư, lãnh đạo công ty; từ đó hoàn thành tốt mọi dự án được giao. Chính vì thế; kỹ năng lãnh đạo xuất sắc là điều kiện tiên quyết để khai thác tối đa năng lực mọi thành viên trong nhóm; đảm bảo hoàn thành kế hoạch đúng thời hạn và ngân sách cho phép.

Kỹ sư Xây dựng nhiều kinh nghiệm và có thái độ làm việc chuyên nghiệp thì cơ hội trở thành quản lý sẽ cao hơn

Kỹ năng bổ trợ cho Kỹ sư Xây dựng

Kỹ năng đàm phán

Để giảm thiểu tối đa mọi xung đột có thể nảy sinh; Kỹ sư Xây dựng cần có khả năng tập hợp và hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên. Kỹ năng này cũng sẽ rất hữu ích trong việc thương lượng; thỏa thuận với nhà cung cấp để tiết kiệm tối đa chi phí của bất kỳ dự án nào.

Kỹ năng quan sát, cẩn thận, tỉ mỉ

Mọi chi tiết nhỏ trong từng giai đoạn của quá trình thiết kế và triển khai công trình đều phải nhất quán, chính xác. Bỏ sót một mảnh ghép cũng có thể làm hỏng bức tranh toàn cảnh. Họ thậm chí có thể phải nói lời tạm biệt sự nghiệp của mình nếu hậu quả vượt khỏi tầm kiểm soát.

Tư duy sáng tạo

Khả năng tư duy mới; không đi theo lối mòn sẽ giúp các kỹ sư xây dựng đưa ra những giải pháp sáng tạo; hiệu quả trong quá trình làm việc.

Kỹ năng quản lý thời gian

Các dự án xây dựng phức tạp đòi hỏi phải có sự tổ chức và kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành đúng thời hạn; trong phạm vi nguồn ngân sách cho phép. Chậm trễ không chỉ ảnh hưởng tới chi phí; thời gian của những bên liên quan mà cả uy tín của chính người Kỹ sư Xây dựng, nhà thầu.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong suốt quá trình làm việc; kỹ sư xây dựng sẽ phải đối mặt với rất nhiều sự cố không mong muốn như giao vật liệu chậm; các vấn đề liên quan đến nhân sự; thời tiết,… Làm chủ kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ là chìa khóa để giải quyết kịp thời; đưa dự án vào đúng lộ trình như kế hoạch.

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm là đặt biệt quan trọng đối với Kỹ sư Xây dựng bởi họ sẽ không bao giờ làm việc một mình. Họ sẽ hợp tác với những kỹ sư khác; công nhân xây dựng, kiến trúc sư, giám sát công trình,… trong quá trình làm việc. Khi đó; kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp thúc đẩy tiến độ hoàn thành công việc chung.

Kỹ năng làm việc nhóm là đặt biệt quan trọng đối với Kỹ sư Xây dựng

Là một Kỹ sư Xây dựng; nếu bạn có thể làm chủ những kỹ năng trên cũng không phải là việc gì quá khó nhưng nó thật sự cần có thời gian và sự cố gắng. Mong rằng; với những gì đã chia sẻ trong bài viết này có thể giúp những ai đã, đang và sẽ theo học ngành Xây dựng có thêm kiến thức và kỹ năng của nghề.

Bất cứ một người kỹ sư xây dựng nào cũng phải có được những kỹ năng cơ bản sau đây.

Biết đọc bản vẽ

Đọc bản vẽ là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với kỹ sư xây dựng. Bởi người làm kỹ sư xây dựng phải biến bản vẽ thành một công trình. Vì vậy, việc đọc được bản vẽ sẽ có thể triển khai các ý tưởng của kiến trúc sư. Không những thế, kỹ sư xây dựng còn có thể trao đổi thêm với người thiết kế để có sản phẩm hoàn chỉnh và tốt nhất.

đọc bản vẽ

Khi đọc được bản vẽ, người kỹ sư xây dựng sẽ dựa vào đó mà đưa ra dự đoán cần những yêu cầu gì. Những thông tin ước chừng đó sẽ giúp cho quá trình thực hiện trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Cụ thể, sẽ tốn khoảng bao nhiêu vật tư, nhân lực, thời gian,... hoàn thành công trình.

Bên cạnh đó, kỹ năng quan trọng nhất cho kỹ sư xây dựng là phải tính toán được số ngày giờ công cần thiết của công nhân, khối lượng công việc chia ra như thế nào cũng như chi phí và vật tư đắp thêm khi nào. Tất cả những điều đó không phải đơn giản. Vì vậy, nếu muốn trở thành một kỹ sư xây dựng, bạn phải có kinh nghiệm trong việc bóc tách dự đoán.

Có thể tìm được tiếng nói chung với kiến trúc sư

Kỹ sư xây dựng là người thực hành, còn kiến trúc sư là người phác thảo ý tưởng, thiết kế. Một công trình được tạo ra phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Vì thế, nếu bạn không hòa hợp hay làm việc được với kiến trúc sư thì rất khó để trở thành người kỹ sư xây dựng.

Tất nhiên, để có tiếng nói chung với kiến trúc sư, bạn cần có kiến thức về xây dựng và bản vẽ. Đồng thời, bạn cần tôn trọng ý tưởng và bản vẽ của họ. Đó chính là tâm huyết và chất xám của người kiến trúc sư. Nên nếu có gì thắc mắc hoặc muốn thay đổi, hãy trao đổi một cách hòa nhã để được sự chấp thuận và vui lòng của họ. Làm được như vậy, công trình của bạn sẽ hoàn hảo hơn và quá trình làm việc cũng vui vẻ hơn.

Kỹ năng nghề kỹ sư xây dựng

Khi đã biết được kỹ năng quan trọng nhất cho kỹ sư xây dựng là gì, thì bạn cũng cần biết thêm những kỹ năng quan trọng để làm tốt công việc này.

Biết sử dụng máy tính và phần mềm cần thiết

Tất nhiên, ngành xây dựng liên quan mật thiết với máy tính, phần mềm. Vì vậy, bạn phải biết sử dụng máy tính và phần mềm liên quan hỗ trợ công việc thì mới có thể trở thành kỹ sư xây dựng được. Một số phần mềm cần thiết như: AutoCAD, dự toán GXD, dự thầu GXD, 3Smax,... Hãy tìm hiểu nó thật kỹ nếu bạn muốn trở thành kỹ sư xây dựng nhé!

Biết cách lập hồ sơ dự thầu

Bạn cần phải biết cách làm hồ sơ dự thầu. Có như thế, bạn mới nắm và hiểu rõ công trình của mình được. Bạn có thể đặt một số câu hỏi sau để tìm hiểu kỹ năng này như: Làm sao để tính giá dự thầu? Phải chú ý điều gì khi đọc hồ sơ mời thầu? Khi nào cần thiết để bảo lãnh dự thầu?...

Có khả năng ngoại ngữ

Tuy ngoại ngữ không phải là kỹ năng quan trọng nhất cho kỹ sư xây dựng nhưng đây là một yếu tố vô cùng quan trọng để khẳng định năng lực của bạn. Khi đó, bạn có thể giao tiếng với những người nước ngoài, đọc được nhiều nguồn tài liệu đa dạng,... Đặc biệt, mức lương của bạn cũng sẽ được ưu ái hơn bao giờ hết.

Trên đây bài viết vừa chia sẻ 3 kỹ năng quan trọng nhất cho kỹ sư xây dựng. Cùng với đó là 3 kỹ năng cần thiết để trở thành người kỹ sư giỏi. Hy vọng đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất. 

21:17:42 08/09/2021

"Xây dựng là nghề không chỉ xây nhà mà là nghề xây tổ ấm”, ai đó đã viết như thế, có vẻ thi vị hóa về ngành Xây dựng. Nhưng những anh em đã làm nghề Xây dựng đều đồng cảm. Khi bạn đến đó chỉ là bãi đất bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Khi công trình hoàn thành, đó sẽ là những ngôi nhà, mái ấm tương lai của nhiều gia đình. Công trình là biết bao nhiêu tâm huyết, mồ hôi và nước mắt của anh em kỹ sư đã cùng nhau "chiến đấu" ngày đêm.

Thấy được niềm vui của những người dọn đến ngôi nhà mới mà mình vừa hoàn thành là niềm hạnh phúc của anh em kỹ sư. Đó chính là điều đã giúp mình ngày càng trân trọng và gắn bó công việc này hơn. Hôm nay mình xin chia sẻ Đôi dòng tâm sự của người kỹ sư Xây dựng công trình. Mong rằng sẽ tiếp thêm nguồn cảm hứng cho những bạn trẻ đang có đam mê theo đuổi nghề Kỹ sư xây dựng công trình.

Mình xin tự giới thiệu về bản thân một chút. Mình là cựu sinh viên khóa 14 Đại học Văn Lang, đã từng làm việc cho dự án Hoàng Anh Gia Lai tại Myanmar. Vị trí của mình là kỹ sư tư vấn giám sát, lương 16 triệu/tháng. Mình đến với nghề Xây dựng như một cái “duyên” nhưng mình nguyện theo đuổi nó suốt đời. Mình trân trọng cái nghề Xây dựng, không ngừng trau dồi để hoàn thiện bản thân và phát triển sự nghiệp.

Công việc của một kỹ sư Xây dựng công trình là gì?

Kỹ sư Xây dựng công trình có thể là người làm tư vấn, tính toán thiết kế kết cấu hoặc có thể là người thi công công trình xây dựng. Kỹ sư xây dựng có trách nhiệm đảm bảo các công trình hoàn thành theo đúng chất lượng, tiến độ, đúng thiết kế. Xây dựng là một ngành “khó” vì đòi hỏi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật vậy nên cần có sự đam mê và tinh thần trách nhiệm. Đặc thù của nghề Xây dựng là những đêm thức trắng trực bê tông mà không có đam mê và trách nhiệm thì không làm được. Với những người “nhanh chán” thì Xây dựng sẽ là lựa chọn lý tưởng. Vì trong ngành Xây dựng các bạn liên tục được tiếp cận với những cái mới. Mỗi công trình có một đặc thù riêng về thiết kế, biện pháp thi công, hoàn thiện, không có sự lặp đi lặp lại. Chỉ từ những thứ xù xì, thô ráp như xi măng, sắt thép mà người kỹ sư có thể tạo ra một công trình mang tính biểu tượng như Landmark 81 đấy các bạn ạ.

Làm sao để có thể theo đuổi được nghề Xây dựng?

Để có thể thành công với nghề thì “đam mê” và “tinh thần cầu tiến” là hai yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong công việc. Đã chọn theo nghề này phải chấp nhận vất vả, thức đêm thức hôm, cần thường xuyên trau dồi, cập nhật kiến thức. Tiêu chuẩn, quy chuẩn cần cập nhật mới cho phù hợp, không thể đem cái cũ ra áp dụng được. Bất kì ngành nghề nào muốn thành công cũng phải bỏ công sức, xây dựng cũng không ngoại lệ. Muốn thiết kế giỏi bạn phải ngồi 8 giờ/ngày [hoặc hơn] trước máy tính, tìm hiểu tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế. Để trở thành người chỉ huy trưởng giỏi bạn phải dầm mưa, giãi nắng hàng giờ liền sao cho công trình kịp tiến độ và đảm bảo chất lượng. Không có tinh thần cầu tiến và đam mê với công việc thì chắc chắn bạn sẽ sớm bỏ cuộc thôi.

Mức lương của kỹ sư Xây dựng công trình có cao không?

Nếu ai hỏi: “Kỹ sư Xây dựng lương có cao không?” mình có thể khẳng định là không cao. Lương của kỹ sư Xây dựng khởi đầu có thể chỉ ngang tầm bác công nhân. Tuy nhiên nếu bạn có năng lực, có trách nhiệm sẵn sàng cống hiến thì chắc chắn bạn sẽ được hưởng mức lương xứng đáng. Có thể sau 3-5 năm bạn lên làm Chủ trì thiết kế hay Chỉ huy phó công trình thì mức lương sẽ rơi vào tầm 15 triệu/tháng. So với mức lương của các ngành khác trong xã hội thì chưa phải là cao. Nhưng nếu hỏi: “Ngành này có tương lai hay không?” thì câu trả lời là “Có”. Những ai đang lưỡng lự khi chọn ngành, hãy mạnh dạn học, mạnh dạn theo đuổi ước mơ của mình và biến nó thành hiện thực. Cơ hội thành công của ngành Xây dựng rất lớn, bạn không sợ "thất nghiệp" đâu. Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư trong ngành Xây dựng luôn rất lớn. Lựa chọn công việc kỹ sư Xây dựng rất đa dạng. Có thể kể đến như kỹ sư thiết kế, kỹ sư thi công, kỹ sư dự toán, kỹ sư quản lý dự án, kỹ sư giám sát. Đối với sinh viên mới ra trường thì mức lương rơi vào tầm 7 triệu/tháng, nếu các bạn chịu khó "cày thêm", thì mức thu nhập cũng vô chừng.

Làm nghề Xây dựng “được” và “mất” những gì?

Đến với nghề Xây dựng mình thấy cái “được” lớn nhất là niềm hạnh phúc mỗi khi nhìn thấy một công trình được hoàn thành. Cảm giác vui sướng khi thấy “đứa con tinh thần” được hiện diện trong cuộc đời này thật khó diễn tả. “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất đã hóa linh hồn”.  Công trình là tâm huyết, mồ hôi và nước mắt của anh em kỹ sư đã cùng nhau "chiến đấu" ngày đêm. Thấy được niềm vui của những người dọn đến ngôi nhà mới mà mình vừa hoàn thành là niềm hạnh phúc của anh em kỹ sư.

Còn nói về cái “mất” trong nghề này, mình hay nói đùa: “Đó là nghề tàn phá nhan sắc”. Đặc thù nghề Xây dựng làm việc trong môi trường khắc nghiệt, giãi nắng dầm mưa, nguy hiểm luôn rình rập. Đối mặt áp lực công việc, áp lực tiến độ lớn và liên tục nên sẽ thật sự cảm thấy đuối sức và bỏ dở giữa chừng nếu không đam mê. 

Ngành Xây dựng vốn chịu nhiều “điều tiếng”. Nhưng mình tin, thế hệ trẻ chúng ta có thể thay đổi được những định kiến đó. Đất nước đang phát triển, các ngành Kỹ thuật nói chung và ngành Xây dựng nói riêng sẽ có nhiều cơ hội. Sinh viên Xây dựng nên học tập và rèn luyện tốt để sẵn sàng bước vào thị trường lao động khắc nghiệt. Góp phần xây dựng những công trình để đời là điều tuyệt vời đối với một kỹ sư. Đừng ngần ngại gì mà không quyết liệt với đam mê các bạn nhé! 

Trên đây là Đôi dòng tâm sự của người kỹ sư Xây dựng công trình mà mình muốn gửi tới các bạn. Tựu chung lại thì có yêu thì mới gắn bó, sống chết với ngành nghề mà mình đã chọn được. 

Chúc các bạn tân kỹ sư may mắn và thành công nhé!

Video liên quan

Chủ Đề