Nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước

Cần khẳng định rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội với vai trò là một đảng duy nhất cầm quyền, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về quyết định của mình. Là đảng duy nhất cầm quyền, nhưng Đảng ta không cho phép ai đứng trên pháp luật, đứng ngoài Hiến pháp, các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Việc xử lý cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước thời gian qua đã cho thấy không có “ngoại lệ”, “vùng cấm”, Đảng luôn đặt mình trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội thể hiện ở đường lối nhất quán về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa Nhà nước và công dân; thực hiện dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh nguyên tắc Đảng lãnh đạo, bộ máy Nhà nước hoạt động trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản khác như: tập trung dân chủ, pháp chế xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Điểu này bác bỏ quan điểm xuyên tạc của các đối tượng thù địch cho rằng các cơ quan nhà nước được đặt ra chỉ để mị dân, không có thực quyền.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội được khẳng định ở sự tiêu biểu về trí tuệ, năng lực lãnh đạo của Đảng đã đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân. Đảng luôn bám sát thực tiễn, tôn trọng quy luật khách quan, tiếp thu ý kiến của Nhân dân để hoàn thiện đường lối và phương pháp lãnh đạo của mình. Điều này thể hiện khi xây dựng Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, nhất là khi chuẩn bị Đại hội Đảng, Đảng luôn tổ chức cho Nhân dân thảo luận, góp ý xây dựng văn kiện của Đảng, các ý kiến góp ý được tổng hợp, chắt lọc, tiếp thu, làm cho các Nghị quyết của Đảng trở thành sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, phát huy vai trò của Nhân dân tham gia xây dựng Đảng. Điều này khẳng định không có sự “mất dân chủ”, “độc tôn, độc tài” như các đối tượng thù địch rêu rao.

Sự lãnh đạo của Đảng hơn 90 năm qua, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới hiện nay đã đưa đất nước ta đạt được những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, tạo ra “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay” chính là minh chứng bác bỏ các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội.

1. Cơ sở pháp lý

Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định:

>>> Xem thêm:

“1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

2. Nội dung nguyên tắc

Thực tế lịch sử đã chỉ rõ, sự lãnh đạo của Đảng là hạt nhân của mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Bằng những hình thức và phương pháp lãnh đạo của mình, Đảng cộng sản giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của nhà nước trên mọi lĩnh vực; sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước mang tính toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội…Sự lãnh đạo đó chính là việc định hướng về mặt tư tưởng, xác định đường lối, quan điểm giai cấp, phương châm, chính sách, công tác tổ chức trên lĩnh vực chuyên môn.

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước biểu hiện cụ thể ở các hình thức hoạt động của các tổ chức Đảng:

[i] Trước hết, Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước bằng việc đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lý hành chính nhà nước.

– Trên cơ sở đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước xem xét và đưa ra các quy định quản lý của mình. Từ đó, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng sẽ được thực hiện hóa trong quản lý hành chính nhà nước.

– Đường lối chính sách của Đảng là “nguồn” chủ yếu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể chế hoá thành pháp luật.

[ii] Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ.

– Các tổ chức Đảng đã bồi dưỡng, đào tạo những Đảng viên ưu tú, có phẩm chất và năng lực gánh vác những công việc trong bộ máy hành chính nhà nước.

– Đảng đưa ra các ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách vào những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính nhà nước. Việc giới thiệu cán bộ của Đảng vào các vị trí được tiến hành thông qua sự tín nhiệm của Nhà nước, của quần chúng nhân dân. Đảng không áp đặt các tổ chức, các cơ quan người mình giới thiệu. Vấn đề bầu, bổ nhiệm được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, ý kiến của tổ chức Đảng là cơ sở để cơ quan xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.

[iii] Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước thông qua công tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong quản lý hành chính nhà nước. Thông qua kiểm tra xác định tính hiệu quả, tính thực tế của các chủ trương chính sách mà Đảng đề ra từ đó khắc phục khiếm khuyết, phát huy những mặt tích cực trong công tác lãnh đạo.

[iv] Sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính nhà nước còn được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Đảng và của từng Đảng viên. Đây là cơ sở nâng cao uy tín của Đảng đối với dân, với cơ quan nhà nước.

[v] Đảng chính là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng là cơ sở bảo đảm sự phối hợp của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, lôi cuốn nhân dân lao động tham gia thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tất cả các cấp quản lý. Đây là nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, cần được vận dụng một cách khoa học và sáng tạo cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong quản lý hành chính nhà nước“.

– Tránh khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như khuynh hướng hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính nhà nước.

– Vì vậy, đường lối, chính sách của Đảng không được dùng thay cho luật hành chính, Đảng không nên và không thể làm thay cho cơ quan hành chính nhà nước. Các nghị quyết của Đảng không mang tính quyền lực- pháp lý. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng.

– Mặc dù là Đảng cầm quyền duy nhất nhưng Đảng không độc đoán, chuyên quyền. Sự tham gia và phấn đấu của những ngươi ngoài Đảng luôn được ghi nhận. Trong các nhiệm kỳ Quốc hội trong thời gian gần đây, đại biểu ngoài Đảng thường chiếm tỷ lệ khoảng trên dưới 10%.

Khái quát nội dung quản lý hành chính nhà nước? Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước?

Việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang được hình thành và tập trung phát triển ở nước ta hiện nay. Do đó, việc củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng để dảm bảo mục tiêu phát triển này bên cạnh những việc tập trung các nguồn lực. Một trong những vấn đề phải kể đến ở đây đó chính là vai trò của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nhằm mục đích thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhất thông qua các hoạt động tổ chức và điều hành của nhà nước trong quản lý xã hội. Cũng bởi lẽ đó mà một nội dung quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức hành chính công ở Việt Nam đó chính là việc đẩy mạnh phân cấp quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết. Vậy thì Đảng đã lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước dựa trên nguyên tắc nào? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dới đây:

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý: Luật Hiến pháp năm 2013

1. Khái quát nội dung quản lý hành chính nhà nước

Quản lý được hiểu một cách chúng nhất trong nội dung này dó chính là để nhằm đảo bảo hệ thống đó phát triển một cách trật tự và phù hợp với những quy luật được hướng tới thì cần phải có các tác động định hướng lên một hệ thống nào đó theo một mục tiêu và định hướng nhất định đã đề ra. Dựa trên nội dung quản lý mà tác giả vừa nêu ra ở trên thì có thể hiểu một các đơn gian nhất về định nghĩa quản lý Nhà nước là gì? Một trong những hình thức của quản lý xã hội tuy nhiên có chứa đựng tính quyền lực của nhà nước và sử dụng chính quyền lực đó để điều chỉnh quan hệ nhằm đảm bảo mục tiêu duy trì và phát triển một cách trật tự thì được hiểu là quản lý Nhà nước. Rồi từ khái niệm này có thể hiểu được việc đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Những hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước mà cụ thể ở đây đó chính là quyền hành pháp thì được nhận định là quản lý hành chính. Do đó có thể thực hiện việc quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Cơ chế vận hành của hệ thống các cơ quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện quyền lập pháp và tư pháp tuy được xác định là không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước những vẫn được xác định có công tác hành chính như chế độ công vụ, công tác tổ chức cán bộ…

Trên thực tế thì quyền hành pháp đucợ nhận định bởi hai nội dung chủ yếu đó chính là: quản lý hành chính nhà nước và lập quy. Trong đó:

– Lập quy được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật.

– Còn quản lý hành chính nhà nước tức là tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế – xã hội để đưa luật pháp vào đời sống xã hội.

Như vậy, có thể thấy rằng bản chất của quản lý hành chính Nhà nước đó chính là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức. Đồng thời thì Nhà nước dùng nó để điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

2. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước

Vai trò lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước đã được gia nhận, xác định và khẳng định qua quá trình lịch sử Cách mạng Việt Nam, cụ thể nhất là từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thành lập năm 1945 tới nay. Dựa trên phương diện pháp lý, vai trò lãnh đạo của Đảng đã được quy định rõ trong hiến pháp kể từ Hiến pháp năm 1980 và được kế thừa trong tất cả các bản hiến pháp sau đó.

Đồng thơi thì  những vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cả hệ thống chính trị đã được nghiên cứu, làm rõ trog hệ thống pháp luật cũng như hệ thống giáo dục về pháp luật Việt Nam hiện nay. Riêng vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đã được xác định thành nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đảng lãnh đạo bằng việc đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách của mình trong quản lí hành chính nhà nước  về các lĩnh vực hoạt động khác nhau của quản lí hành chính nhà nước. Trên thực tế, đường lối, chủ trương của các tổ chức Đảng có trách nhiệm trong các vấn đề quan trọng của hoạt động quản lí nhà nước nói chung và quản lí hành chính nhà nước nói riêng đều cần phải có đường lối, chủ trương này. Bởi vì nước ta hoạt động theo hình thức và tôn chỉ của Đảng duy nhất. Nghị quyết của các cẩp ủy Đảng đưa ra phương hướng hoạt động cơ bần tạo cơ sở quan trọng để các chủ thể quàn lí hành chính nhà nước có thẩm quyền thể chế hoá thành các văn bản pháp luật thực hiện trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.

Xuất phát từ thực tiễn vai trò của Đảng trong cuộc đấu tranh giành chính quyền. Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước được quy định trong Hiến pháp năm 2013: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật.”

Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước biểu hiện cụ thể ở các hình thức hoạt động của các tổ chức Đảng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước bằng việc đưa ra những đường lối, chủ trương, chính sách của mình về các lĩnh vực hoạt động khác  nhau của quản lý hành chính Nhà nước:

Các nghị quyết của cấp uỷ Đảng đưa ra các phương hướng hoạt động cơ bản tạo cơ sở quan trọng để các chủ thể quản lý hành chính Nhà nước có thẩm quyền thể chế hoá các văn bản pháp luật thực hiện trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.

Chủ thể quản lý hành chính Nhà nước luôn căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng để quyết định những vấn đề khác nhau trong quản lý.

Ví dụ:

+ Ban hành văn bản quản lý phải dựa vào chủ trương, đường lối của Đảng.

+ Nghị quyết Đại hội Đảng VI.

+ Nghị quyết Đại hội Đảng X, XI.

Thứ hai, Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước thể hiện trong công tác tổ chức cán bộ:

Chúng ta biết rằng công tác tổ chức cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình quản lý hành chính Nhà nước. Cho nên, công tác Đảng đã bồi dưỡng những Đảng viên ưu tú có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức gánh vác những công việc quản lý hành chính Nhà nước.

Tổ chức Đảng đưa ra ý kiến về việc bố trí những cán bộ phụ trách những vị trí lãnh đạo của các cơ quan hành chính Nhà nước. Từ đó cơ quan Nhà nước xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.

Thứ ba, Đảng còn sử dụng hình thức kiểm tra để lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước, như:

Kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước nhằm đánh giá tính hiệu quả, tính thực tế của các chính sách mà Đảng đề ra. Để từ đó khắc phục những khuyết điểm, phát huy mặt tích cực trong công tác lãnh đạo.

Thông qua công tác này, giúp tổ chức Đảng biết được tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách do mình đề ra. Trên cơ sở đó có biện pháp uốn nắn kịp thời làm cho hoạt động quản lý đi theo đúng định hướng, phù hợp với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích chung của cả cộng đồng.

Cùng với những hình thức nêu trên, sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý hành chính Nhà nước còn được thực hiện thông qua uy tín và vai trò gương mẫu của các tổ chức Đảng và các Đảng viên. Đảng quản lý Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước, các nghị quyết Đảng không mang tính quyền lực mà chỉ có tính bắt buộc trực tiếp thi hành đối với từng Đảng viên. Bằng uy tín của Đảng, vai trò gương mẫu của từng Đảng viên, và bằng sự thuyết phục của vai trò gương mẫu của Đảng viên, sự lãnh đạo của Đảng có sức mạnh to lớn trong công tác quản lý hành chính Nhà nước.

Qua những biểu hiện của nguyên tắc Đảng lãnh đạo, ta thấy, Đảng cộng sản giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của Nhà nước trên mọi lĩnh vực. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước mang tính toàn diện về cả chính trị, tư tưởng, kinh tế, khoa học – kĩ thuật và văn hóa xã hội. Khi nhìn vào những thành quả cách mạng và những thành công đạt được trong công cuộc đổi mới hiện nay chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định vai trò quan trọng của sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và hoạt động quản lý hành chính Nhà nước nói riêng.

Bản quyền thuộc: Luật Dương Gia
Chuyên mục: Tư vấn pháp luật

Video liên quan

Chủ Đề