Phát hiện ung thư vòm họng bằng cách nào năm 2024

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm, ác tính, phát triển nhanh và cực kỳ nguy hiểm. Biểu hiện của bệnh khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp nên chủ quan. Do đó khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn và di căn nên khó chữa trị hơn.

Cách tự kiểm tra ung thư vòm họng

Đầu tiên áp 3 ngón tay gồm ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn vào nhau. Tiếp theo, sờ dọc theo cơ nối từ tai đến hàm. Khi sờ vào nơi thường nổi hạch mà không có cảm giác cộm, sưng đau, chứng tỏ sức khỏe bình thường. Ngược lại, nếu bạn nhận thấy có một cục sưng to, sờ vào thấy đau và không thuyên giảm trong nhiều ngày thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Nên đi đến trung tâm y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tu_kiem_tra_ung_thu_vom_hong_dau_hieu_nhan_biet_som_1_1_0e5bebbfb9.jpeg) Sử dụng 3 ngón tay để kiểm tra dấu hiệu ung thư vòm họng

Ngoài cách kiểm tra trên nếu bạn xuất hiện một số triệu chứng như sau thì nên khi khám bác sĩ:

Cổ sưng, xuất hiện hạch

Triệu chứng này thường gặp đến 2/3 số bệnh nhân ung thư vòm họngdo các tế bào ung thư nhanh chóng di căn đến các hạch bạch huyết trong họng. Các hạch bạch huyết ở cổ thường xuất hiện cùng bên với khối u. Khi bệnh chuyển nặng, hạch sẽ to hơn, cứng, dính vào cơ và da.

Triệu chứng về mũi

Đây cũng là một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư vòm họng. Người bệnh sẽ gặp một số dấu hiệu về mũi như: Chảy nước mũi, nghẹt mũi một bên và các triệu chứng ngày càng tăng dần, có thể có máu trong nước mũi.

Triệu chứng về tai

Cảm giác đau nhức tai, có tiếng ù như máy xay lúa bên cạnh, dần dần bạn cảm thấy nghe không rõ, giảm thính lực hoặc chảy mủ trong tai.

Khó nuốt, đau họng, khàn tiếng

Ung thư vòm họng giai đoạn muộn có thể ảnh hưởng đến dây thanh âm và khiến người bệnh bị khàn tiếng hoặc mất tiếng. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng ho dai dẳng, có thể có lẫn máu trong đờm, kèm theo khó nuốt. Nếu các triệu chứng này kéo dài từ 3 tuần trở lên và không khỏi, người bệnh cần đến ngay trung tâm y tế để kiểm tra tầm soát ung thư ngay.

Đau đầu

Bệnh nhân ung thư vòm họng thường đau đầu âm ỉ trong giai đoạn đầu. Ở giai đoạn nặng, cơn đau đầu tăng dần về cường độ, đau đầu dai dẳng, lúc đầu là đau nửa đầu cùng bên có khối u sau đó lan dần sang bên đối diện.

Sụt cân bất thường

Sụt cân bất thường là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề. Nếu bạn giảm hơn 10% trọng lượng cơ thể trong 3 tháng mà không ăn kiêng hay giảm cân thì khả năng đang mắc bệnh nào đó. Hầu hết bệnh nhân ung thư vòm họng, dạ dày, thực quản, đại tràng,… đều mắc phải dấu hiệu này. So với cảm giác mệt mỏi vì làm việc, cảm giác mệt mỏi vì bệnh tật khác hẳn, dù đã nghỉ ngơi nhưng cơ thể anh vẫn vô cùng mệt mỏi và thiếu sức sống.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tu_kiem_tra_ung_thu_vom_hong_dau_hieu_nhan_biet_som_2_e5d05d5518.png) Sụt cân bất thường là một trong những dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh có vấn đề trong đó có ung thư

Phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng như thế nào?

Khi phát hiện có những dấu triệu trên bạn cần đến bệnh viện và làm một số xét nghiệm, kiểm tra sàng lọc.

Khám tai mũi họng: Kiểm tra bên ngoài, vùng cổ họng để xác định hạch cổ có to hay không.

Nội soi tai mũi họng: Nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể thực hiện phương pháp nội soi qua đường mũi. Nó được thực hiện bằng cách sử dụng một ống nhỏ, linh hoạt có gắn một camera nhỏ để quan sát sâu trong vòm họng của bệnh nhân để phát hiện có dấu hiệu bất thường. Bệnh nhân có thể được gây mê để giảm cảm giác khó chịu khi đưa ống nội soi vào mũi.

Xét nghiệm và kiểm tra tầm soát: Lấy một mẫu mô nhỏ từ vòm họng để sinh thiết và xét nghiệm xem có phải ung thư hay không. Do các dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu rất khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn nên việc xét nghiệm là vô cùng cần thiết để phát hiện bệnh sớm để đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị ung thư vòm họng

Nếu được chẩn đoán là ung thư vòm họng, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị ung thư vòm họng có thể bao gồm:

Xạ trị: Sử dụng tia X để tiêu diệt tế bào ung thư, loại bỏ khối u, hạch còn nhỏ.

Hóa trị: Sử dụng hoá chất tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch.

Hoá trị kết hợp với xạ trị: Bằng cách kết hợp 2 phương pháp điều trị, hóa trị có thể làm tăng hiệu quả của xạ trị. Nhưng tác dụng phụ của hóa trị và tác dụng phụ của xạ trị sẽ khiến nhiều người bệnh không thể chịu đựng được.

Hoá trị sau xạ trị: Phục vụ cho mục đích tiêu diệt tế bào ung thư, tế bào ung thư di căn, hóa trị được thực hiện sau khi xạ trị. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này được quyết định bởi khả năng chịu đựng của bệnh nhân. Rất nhiều người không thể chịu đựng được tác dụng phụ và phải dừng điều trị.

Hoá trị trước xạ trị: Thực hiện hóa trị trước xạ trị hoặc trước một phương pháp điều trị khác cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác định hiệu quả của điều trị.

Phẫu thuật: Vì tính nguy hiểm của phẫu thuật vòm họng. Hầu hết các ca phẫu thuật được chỉ định để cắt bỏ hạch bạch huyết hoặc khối u trong một số trường hợp.

Lưu ý rằng bệnh nhân phải tuân thủ điều trị tích cực, thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ đã tư vấn sau khi hóa trị và xạ trị để ngăn ngừa bệnh tái phát. Tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi lối sống, sinh hoạt phù hợp để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Chế độ ăn uống trong và sau thời gian điều trị khoa học không chỉ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe mà còn giảm thiểu tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/tu_kiem_tra_ung_thu_vom_hong_dau_hieu_nhan_biet_som_3_64feefb291.jpeg) Nội soi vòm họng để chẩn đoán có phải bị ung thư vòm họng hay không

Mong rằng bài viết trên giúp bạn đọc có thể tự kiểm tra ung thư vòm họng tại nhà và có thêm kiến ​​thức về bệnh ung thư vòm họng để sớm nhận biết bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.