Phí đăng ký giao dịch bảo đảm là gì

Your browser does not support the audio element.

BNEWS Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 61/2023/TT-BTC ngày 28/9/2023 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.

Giao dịch bảo đảm là Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo đó bên bảo đảm cam kết với bên nhận bảo đảm về việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Thông tư 61/2023/TT-BTC ban hành ngày 28/9/2023 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.

Theo đó, Thông tư mới bổ sung phí cấp mã số sử dụng để tự tra cứu một lần theo tiêu chí cơ bản là 10.000 đồng/lần. Phí tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu là 2.000 đồng/giao dịch. Còn lại, các mức thu phí khác không có gì thay đổi.

Số TTNội dungMức thu1Phí đăng ký giao dịch bảo đảm aĐăng ký biện pháp bảo đảm lần đầu bằng động sản (trừ chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tàu bay), tàu biển, cây hằng năm, công trình tạm80.000 đồng/hồ sơbĐăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký60.000 đồng/hồ sơcĐăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký thay đổi thông báo xử lý tài sản bảo đảm30.000 đồng/hồ sơdXóa đăng ký biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm20.000 đồng/hồ sơđCấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký biện pháp bảo đảm25.000 đồng/trường hợp2Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng động sản (trừ chứng khoản đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tàu bay), tàu biển, cây hằng năm, công trình tạm30.000 đồng/hồ sơ3Phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảmaCấp mã số sử dụng để tự tra cứu một lần -Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản10.000 đồng/lần-Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu2.000 đồng/giao dịchbCấp mã số sử dụng để tự tra cứu thường xuyên -Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản- 300.000 đồng/khách hàng/năm đối với yêu cầu cấp mã số trước ngày 01/7 hằng năm. - 150.000 đồng/khách hàng/năm đối với yêu cầu cấp mã số từ ngày 01/7 hằng năm.-Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu2.000 đồng/giao dịch

* Ghi chú:

(1) Tiêu chí cơ bản (theo quy định tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP) gồm tra cứu thông tin: theo giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm; theo tên của bên bảo đảm là tổ chức nước ngoài; theo số khung của phương tiện giao thông cơ giới; theo số đăng ký biện pháp bảo đảm.

(2) Tiêu chí nâng cao (theo quy định tại Nghị định 99/2022/NĐ-CP) gồm tra cứu thông tin: theo loại tài sản bảo đảm (như: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; tàu cá; phương tiện thủy nội địa; phương tiện giao thông đường sắt; phương tiện chuyên dùng trên đường bộ, đường thủy, đường sắt; hàng hóa;....); theo khoảng thời gian; theo bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên nhận bảo đảm là người yêu cầu cung cấp thông tin; theo thông tin lịch sử đăng ký biện pháp bảo đảm.

(3) Trích xuất dữ liệu là việc cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu gốc tương ứng với thông tin tra cứu theo tiêu chí cơ bản hoặc nâng cao theo đề nghị của người tra cứu.

(4) Mức phí đăng ký giao dịch bảo đảm quy định tại điểm 1 Biểu mức thu phí không bao gồm cước phí dịch vụ bưu chính trong trường hợp kết quả đăng ký được chuyển, trả thông qua dịch vụ bưu chính.

(5) Tổ chức, cá nhân được đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện chi trả tiền sử dụng dịch vụ theo quy định tại Thông tư 101/2021/TT-BTC quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.

(6) Tổ chức, cá nhân được đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay thực hiện nộp phí theo quy định tại Thông tư 193/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không.

Tôi muốn đăng ký QSDĐ để thế chấp cho ngân hàng vay 100 triệu. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi tôi phải nộp bao nhiêu tiền phí cho việc đăng ký giao dịch bảo đảm này?

  • Theo Phụ lục I ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015 thì phí đăng ký giao dịch bảo đảm được các cơ quan quy định mức phí như sau: - Bộ Tài chính quy định đối với hoạt động đăng ký do cơ quan trung ương thực hiện; - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với hoạt động đăng ký do cơ quan địa phương thực hiện. Như vậy, đối với việc bạn đăng ký biện pháp bảo đảm đối với QSDĐ để thế chấp cho ngân hàng vay 100 triệu thì phí đăng ký được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi bạn đăng ký quy định. Do bạn không cung cấp, bạn đăng ký giao dịch bảo đảm ở đâu nên chúng tôi không thể xác định được bạn phải nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm bao nhiêu. Ban biên tập phản hồi đến bạn.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Căn cứ pháp lý của tình huống

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Ban biên tập LawNet

  • Phí đăng ký giao dịch bảo đảm là gì
  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm

  • Phí đăng ký giao dịch bảo đảm là gì
  • Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM Điện thoại: (028) 7302 2286 E-mail: [email protected]

Parent company: THU VIEN PHAP LUAT Ltd. Business license No. 32/GP-TTĐT issued by Department of Information and Communications of Ho Chi Minh City on May 15, 2019 Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu - Tel. 028 3935 2079

Phí đăng ký giao dịch bảo đảm là bao nhiêu?

- Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký là 60.000 đồng/hồ sơ. - Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký thay đổi thông báo xử lý tài sản bảo đảm là 30.000 đồng/hồ sơ. - Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là 20.000 đồng/hồ sơ.

Đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo là gì?

Đăng ký giao dịch bảo đảm là hình thức bảo đảm tài sản thường gặp trong giao dịch dân sự về thế chấp tài sản. Qua việc đăng kí giao dịch bảo đảm Cơ quan Nhà nước sẽ quản lý được chặt chẽ các loại giao dịch bảo đảm, quyền sở hữu và giá trị tài sản bảo đảm đó.

Ai là người đăng ký giao dịch bảo đảm?

Người yêu cầu đăng ký là bên nhận bảo đảm, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm thỏa thuận hoặc pháp luật quy định người yêu cầu đăng ký là bên bảo đảm. Người yêu cầu đăng ký có thể là người được bên nhận bảo đảm hoặc bên bảo đảm ủy quyền.

Các giao dịch bảo đảm là gì?

Giao dịch được bảo đảm là giao dịch chính, tồn tại độc lập, hiệu lực không phụ thuộc vào giao dịch khác; còn những thỏa thuận về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ phát sinh hiệu lực khi giao dịch được bảo đảm không được thực hiện.