Phổi tắc nghẽn mãn tính là gì năm 2024

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý phổ biến, được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở mạn tính gây ra bởi khói thuốc lá, khói bụi độc hại. Sự tắc nghẽn này không hồi phục và có xu hướng ngày càng tiến triển nặng hơn. Bệnh có nhiều biến chứng và tỷ lệ tử vong cao. Để hiểu thêm về bệnh, bạn có thể tham khảo ngay nội dung được MEDLATEC chia sẻ sau đây.

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (viết tắt là COPD) gây ra nhiều triệu chứng trên lâm sàng. Những triệu chứng thường thấy của bệnh lý như bị khó thở, ho nhiều, có đờm hoặc thở khò khè.

Phổi tắc nghẽn mãn tính là gì năm 2024

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khởi phát do luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi gây nên

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do người bệnh tiếp xúc với các khói bụi độc hại trong thời gian dài (phổ biến là khói của thuốc lá). Những người mắc phải bệnh này thường có nguy cơ cao bị bệnh tim, bị ung thư phổi hoặc nhiều tình trạng khác.

Bệnh được chia ra như sau:

  • Khí phế thũng: Khi luồng khí thở ra bị tắc nghẽn, khí cặn ứ lại trong phế nang gây ra tình trạng giãn phế nang, từ đó, dần hình thành khí phế thũng.
  • Viêm phế quản mạn tính: Điển hình là sự tăng tiết đờm ở bên trong phế quản. Đồng thời, người bệnh sẽ có triệu chứng ho khạc đờm trong ít nhất 3 tháng liên tục và kéo dài hai năm liền.

Đây là một dạng bệnh lý khá phổ biến, thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi hút thuốc lá trong nhiều năm. Bệnh diễn biến từ nhẹ đến nặng kéo dài trong nhiều năm. Ở giai đoạn muộn sẽ làm suy giảm nặng nề sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Quá trình phát triển của bệnh sẽ có sự thay đổi ở từng cá nhân khác nhau. Bệnh tiến triển từ từ tăng dần và không hồi phục. Tuy nhiên việc tuân thủ điều trị đúng phác đồ sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được bệnh.

Ở một số bệnh nhân, COPD sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn dù đã được điều trị. Do đó, bệnh lý đã có những ảnh hưởng không tốt đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, bệnh tình có thể khiến tính mạng của người bệnh bị đe dọa.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là thói quen hút thuốc thường xuyên (thuốc lào, thuốc lá, thuốc lá điện tử,...) hoặc tình trạng hút thuốc lá thụ động trong thời gian dài.

Phổi tắc nghẽn mãn tính là gì năm 2024

Khói thuốc lá cũng là một tác nhân gây bệnh nguy hiểm

Nếu người bệnh hút nhiều thuốc lá trong thời gian dài thì khả năng bị COPD sẽ càng cao hơn. Ở một số trường hợp, bệnh xuất hiện do quá trình tiếp xúc lâu dài với các loại khói bụi có hại cho sức khỏe. Ở một số trường hợp khác, đây lại là kết quả của những vấn đề di truyền khá hiếm gặp: thiếu men alpha-1 antitrypsin.

3. Những triệu chứng điển hình của COPD

Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Khó thở, có thể cả khi nghỉ ngơi hay gắng sức.
  • Những cơn ho khan kéo dài có kèm theo đờm.
  • Có thể có bội nhiễm phổi.
  • Bệnh nhân có biểu hiện thở khò khè liên tục.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì những triệu chứng của bệnh cũng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Cách thức điều trị bệnh lý

Những tổn thương ở phổi do bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính gây nên sẽ tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên, phác đồ điều trị chính xác có thể làm cho các triệu chứng này phát triển chậm hơn. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng như sau:

Phổi tắc nghẽn mãn tính là gì năm 2024

Nhiều phương pháp được chỉ định khi điều trị

  • Dừng hút thuốc: Các chất độc hại từ thuốc lá chính là tác nhân gây bệnh COPD. Vì vậy, ngừng hút thuốc chính là một trong những lưu ý quan trọng người bệnh cần phải tuân thủ nếu muốn điều trị bệnh.
  • Sử dụng ống hít và thuốc: Ống hít và thuốc sẽ hỗ trợ giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc có thể giúp cải thiện được hoạt động hô hấp. Đó là các loại thuốc có công dụng làm giãn phế quản và nhóm corticoid sẽ được chỉ định và có kê đơn cụ thể.
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu bị nhiễm khuẩn ở phế quản phổi.
  • Các loại thuốc hỗ trợ khác như thuốc long đờm, thuốc uống dinh dưỡng để giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng một cách hiệu quả.
  • Thở oxy hoặc thở máy: Được chỉ định khi bệnh phát triển nặng hơn.
  • Phục hồi các chức năng của phổi: Bệnh nhân sẽ ứng dụng chương trình riêng, được xây dựng với các bài tập thể dục, luyện tập thở, tập ho,... và giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
  • Phẫu thuật hoặc tiến hành ghép phổi: Đây là phương án điều trị cuối cùng được chỉ định cho một số trường hợp đặc biệt như tình trạng bóng khí lớn hay bị biến chứng tràn khí màng phổi.

5. Cách thức phòng ngừa và quản lý bệnh

Theo đánh giá từ các chuyên gia, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là dạng bệnh lý có thể phòng ngừa. Bạn có thể giảm tỷ lệ bị mắc COPD khi tránh hút thuốc. Vậy nên, nếu bạn vẫn đang hút thuốc thì nên dừng ngay thói quen này nhằm ngăn chặn các tổn thương cho phổi trước khi có các triệu chứng trầm trọng hơn xuất hiện.

Phổi tắc nghẽn mãn tính là gì năm 2024

Ngừng hút thuốc chính là cách ngăn chặn các tổn thương phát triển

Để quản lý COPD, người bệnh thường sẽ được theo dõi hai tháng một lần tại các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các chức năng về hệ hô hấp, đồng thời tư vấn và kê đơn thuốc điều trị dự phòng (nếu cần).

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuân thủ lịch tiêm vắc xin cúm định kỳ và vắc xin phòng phế cầu để làm giảm tỷ lệ mắc COPD một cách tốt nhất.

6. Địa chỉ thăm khám phổi uy tín

Như đã nói ở trên, phổi là một cơ quan quan trọng ở trong cơ thể chúng ta. Chính vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ thực sự rất cần thiết để phát hiện các vấn đề ở phổi trong thời gian sớm nhất. Bạn có thể tìm đến các cơ sở y tế chất lượng như chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn và hỗ trợ.

Phổi tắc nghẽn mãn tính là gì năm 2024

Thói quen thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện bệnh kịp thời

MEDLATEC đã có gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, nhận được sự tin tưởng của mọi khách hàng. Với đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trình độ chuyên môn cao sẽ đưa ra những lời tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Bên cạnh đó, MEDLATEC còn có thế mạnh về cơ sở vật chất hiện đại. Có thể kể đến như Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và được cấp chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Cũng như hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như X-quang, siêu âm, MRI, CT Scan,... Qua đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng về kết quả chẩn đoán, xét nghiệm cũng như những phương pháp điều trị tại MEDLATEC. Quý khách có thể liên hệ tư vấn và đặt lịch khám nhanh chóng tại MEDLATEC qua số điện thoại 1900 56 56 56.

Hy vọng, với những thông tin bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được cung cấp ở trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng hơn hơn về bệnh lý này. Hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và có lịch khám sức khỏe định kỳ để duy trì thể trạng tốt nhất.

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh hô hấp gây khó thở vì đường thở bị hẹp lại so với bình thường. Phổi tắc nghẽn mãn tính có thể gây ra tình trạng suy giảm hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sống được bao lâu?

Chỉ khoảng 70% bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng và 30% rất nặng sống sót sau 5 năm phát hiện bệnh. Khoảng 30% bệnh nhân chết vì suy hô hấp cấp và mạn tính, sau đó là suy tim (13%). Các nguyên nhân gây tử vong tiếp theo bao gồm: Nhiễm trùng hô hấp, nhồi máu phổi, rối loạn nhịp tim, ung thư phổi.

Phổi tắc nghẽn mãn tính không nên ăn gì?

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kiêng ăn gì?.

Muối. Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên kiêng ăn những thực phẩm có chứa nhiều natri hoặc muối. ... .

Một số loại trái cây. Một số loại trái cây có hạt cứng như: đào, mơ, dưa… ... .

Một số loại rau và cây họ đậu. ... .

Một số sản phẩm từ sữa. ... .

Chocolate. ... .

Đồ chiên..

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có bao nhiêu đảng?

COPD có 2 thể: khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Trong đó: Khí phế thũng: là tình trạng các phế nang của người COPD bị căng giãn trong một thời gian dài gây giãn phế nang, lâu dần hình thành nên các kén khí khiến cho việc trao đổi khí trong phổi ngày càng suy giảm.