Phương châm đánh mà bộ chính trị đề ra trong kế hoạch giải phóng miền nam là gì?

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam [gọi tắt là Quân Giải phóng hoặc Giải phóng quân], còn gọi là Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang do đảng cộng sản thành lập ở miền Nam, bao gồm lực lượng ở lại không đi tập kết, lực lượng mới tham gia tại chỗ và lực lượng đi tập kết đã quay lại miền Nam hoạt động. Về mặt quân sự, Quân Giải phóng miền Nam là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ trên xuống của Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, Quân khu ủy và các Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam ở các quân khu, Đảng ủy quân sự và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố tại miền Nam. Vì thế, lực lượng bộ đội từ miền Bắc tăng cường vào Nam chiến đấu, kể từ năm 1963, nghiễm nhiên cũng là bộ đội thuộc biên chế Quân Giải phóng. Về mặt chính trị, Quân Giải phóng là lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam giai đoạn 1961-1969 và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam giai đoạn 1969-1976. Vì vậy, Quân Giải phóng chịu sự lãnh đạo tối cao từ trên xuống của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Trung ương Cục miền Nam của Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam [thành lập vào ngày 1-1-1962], Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam[1].

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
Giải phóng quân

Một số vũ khí của quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Mục đích của Mặt trận Dân tộc Giải phóng ban đầu là thành lập Quân giải phóng Miền Nam - lực lượng vũ trang của Mặt trận nhằm phù hợp với các quy định của Hiệp định Genève về việc Đảng Lao động Việt Nam vẫn có quyền có cơ sở ở miền Nam Việt Nam nhưng không được triển khai lực lượng vũ trang chính quy tại đây. Người lính miền Bắc gia nhập Quân Giải phóng miền Nam [cùng trang phục nhưng huy hiệu trên mũ và lá cờ - là lực lượng của Mặt trận, phân biệt với quân ngoài Bắc] và được xem là hành động ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ, chi viện cho miền Nam. Khi xét tới hồ sơ quân nhân của những người lính thì họ đều có đơn tình nguyện gia nhập Quân Giải phóng, Quân đội nhân dân chỉ là bên giúp họ di chuyển từ Bắc vào Nam.

Quân trang của một du kích ở miền Nam. Chỉ mang tính tượng trưng, vì rất nhiều du kích quân trang bị M1 Carbine và AR-15.

Suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, các lực lượng Quân giải phóng ở miền Nam ăn mặc không giống nhau và hay thay đổi tùy tình hình. Các lực lượng thường được phiên chế thành các lực lượng chịu sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền nam và Trung ương Cục miền Nam, Bộ Tư lệnh Quân khu V, Quân khu Trị Thiên và cấp ủy cùng cấp, gồm các chỉ huy tại miền Nam, chịu trách nhiệm lãnh đạo thống nhất các chỉ thị từ cấp cao hơn là Tổng Quân ủy đóng tại ngoài Bắc.[cần dẫn nguồn]

Đối với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, sự phân biệt lực lượng vũ trang cách mạng ở miền nam gồm Quân đội nhân dân là "Quân đội Bắc Việt Nam" với Quân giải phóng Miền Nam là "quân Việt cộng" dựa trên các thông tin tình báo, do thám mà họ thu thập được là di chuyển từ ngoài Bắc vào [mà họ cho là do Đảng Lao động lãnh đạo] và hình thành tại chỗ [mà họ cho là Đảng Nhân dân cách mạng lãnh đạo], họ không thể nắm được lãnh đạo cụ thể từng đơn vị quân là ai và trong từng đơn vị có ai là người bắc hay nam [sau 1975 khi Đảng Nhân dân cách mạng công khai là Đảng bộ Miền Nam của Đảng Lao động thì họ mới rõ thực chất chỉ là một ban lãnh đạo chung - điều này phù hợp với quy định các lực lượng chính trị được ở nguyên tại chỗ trong Hiệp định Genève và Hiệp định Paris]. Thực tế nhiều đơn vị có cả bộ đội quê miền bắc lẫn nam. Như đã nói ở trên, các lực lượng chính quy [Hoa Kỳ thường quy là "quân miền Bắc"] cũng có người miền nam [phần lớn là gửi ra Bắc huấn luyện sau đó lại vào nam chiến đấu]. Trong chiến tranh thì các đơn vị quân đội luôn phiên chế khác nhau, khi sáp nhập, khi chia tách, hay bổ sung.[cần dẫn nguồn] Các sư đoàn chính quy 5, 9, 3 Sao Vàng, 302 có rất đông đảo chiến sĩ quê miền nam, hoặc thậm chí trong các đơn vị từ miền bắc chuyển vào cũng không thiếu người miền nam. Nhiều khi, vì lý do thời chiến, trong hàng ngũ các lực lượng vũ trang tại chỗ [bộ đội địa phương, du kích] lại có bộ đội đến từ miền bắc.

Hoạt động chính của các lực lượng vũ trang địa phương là phối hợp với chủ lực, trừ một số đơn vị, tổ chức gan dạ đánh luôn không cần chủ lực. Do cách thức chiến đấu bán thời gian của du kích nên số lượng du kích rất đông đảo, không chỉ có nam thanh niên mà còn có phụ nữ, người lớn tuổi...

Tại miền Nam, các đảng viên Cộng sản hoạt động trên danh nghĩa là đảng viên Đảng Nhân dân cách mạng [nhưng thực tế là một bộ phận của Đảng Lao động]. Quân khu V, và Khu ủy khu V và khu Trị Thiên do ngoài Bắc chỉ đạo trực tiếp, không thuộc Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang miền nam, không thuộc Trung ương Cục [về quân sự từ 1961, về Đảng từ 1964]. Tuy nhiên luôn có thay đổi liên tục cơ chế lãnh đạo trong thời gian chiến tranh.[cần dẫn nguồn]

Quân trang của một người lính thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam tại bảo tàng ở Hoa Kỳ [thật ra kiểu mũ đan lưới chỉ dùng trong chiến tranh chống Pháp được thay thế từ năm 1958 bởi mũ cối và mũ tai bèo]

Cũng giống như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận và Chính phủ cách mạng lâm thời, về thực tế tuy là hai nhưng lại là một, do chịu sự chỉ đạo thống nhất của Đảng Lao động nên không có một lập trường nào riêng rẽ. Tuy nhiên về mặt pháp lý, thì vẫn là hai sự khác biệt, với những tuyên ngôn khác nhau mang tính sách lược.[cần dẫn nguồn]

Sự công khai về sự lãnh đạo của Đảng sau này [hay những gì Hoa Kỳ họ biết trong thời gian chiến tranh] đều được phía Hoa Kỳ xem là "Miền Bắc" [Việt Nam Dân chủ Cộng hòa] can thiệp vào công việc nội bộ của "Miền Nam"... nhưng về phía Nhà nước Việt Nam thống nhất, thì xem đây là sự lãnh đạo của Đảng [không phải của riêng miền Bắc, cũng không phải riêng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa] đối với cách mạng miền Nam và cả nước. Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là do Hiệp định Geneve chỉ quy định về tập kết quân sự, vỹ tuyến 17 chỉ là giới tuyến quân sự chứ không phải biên giới quốc gia, lực lượng chính trị được tập kết tại chỗ và được hỗ trợ cho nhau nên việc họ ủng hộ miền Nam về chính trị là hợp pháp do các hoạt động này vẫn nằm trong lãnh thổ của cùng một quốc gia. Đối với những người ủng hộ cho đấu tranh giải phóng dân tộc thì hoàn toàn không có sự nhận thức Đảng Lao động là của riêng miền Bắc, cũng như giai đoạn trước 1954, thì Đảng đấu tranh chống Pháp cho toàn Đông Dương và Việt Nam.

Theo các tài liệu của Hoa Kỳ thì họ thường chia từ 1968 trở về trước lực lượng tham chiến chủ yếu là "Quân đội giải phóng", còn sau 1968 đến 1975 thì lực lượng tham chiến chủ yếu là "Quân đội nhân dân". Có sự phân chia này bởi sau 1968, Quân đội nhân dân Việt Nam chuyển từ đánh du kích là chủ yếu sang đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn bằng quân chủ lực. Sự phân chia này đối với Việt Nam chỉ mang tính đặc trưng cho chiến thuật sử dụng, còn bản chất lực lượng quân đội vẫn như trước. Thực tế thì sau Mậu Thân, cả chủ lực lẫn lực lượng tại chỗ tổn thất khá nặng, trong những năm 67-68-69 đã mất đi cả thế hệ quân kháng chiến không thể xây dựng lại được. Đặc thù của quân chủ lực phải đảm bảo trình độ, trang bị, nên miền bắc phải gửi rất nhiều người vào để trám chỗ trống, vì vậy hầu hết quân chủ lực đều đến từ miền bắc. Chiêu mộ tại chỗ tăng cường luôn cho các lực lượng vũ trang tại chỗ [bộ đội địa phương, dân quân du kích]. Càng về cuối chiến tranh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa càng công khai vai trò trong chiến tranh trên danh nghĩa giúp Chính phủ Cách mạng lâm thời [điều này được Hiệp định Paris cho phép]. Việc tách khu V về Trung ương và sau phân khu Trị - Thiên tách khỏi khu V về trung ương điều khiển trực tiếp cho thấy rõ điều này [ban đầu về mặt Đảng sau 1954 tồn tại Xứ ủy Nam Bộ và Liên khu ủy khu V, đến 1961 sáp nhập Liên khu V vào Nam bộ và lập Trung ương Cục miền Nam, bỏ cấp xứ ủy, đến 1964 lại tách Liên khu V ra không thuộc Trung ương Cục quản lý [59].

Sau năm 1973, nhiều đơn vị quân Giải phóng được chi viện tích cực từ miền bắc, về người và của [dù chi viện về người vô cùng khó khăn, thiếu thốn] sẵn sàng cho cuộc tấn công mới [Theo Hiệp định Paris, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn đều được nhận viện trợ theo nguyên tắc một đổi một, nhưng nguồn viện trợ chỉ trong lãnh thổ Việt Nam, không được nhận từ nước ngoài. Quy định này không áp dụng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]. Các đơn vị quân Giải phóng ở cả miền trung và Nam bộ, nhưng phần lớn là miền tây nam bộ, tự sáp nhập, tăng cường và trở thành các đơn vị chính quy hoàn chỉnh. Thí dụ lữ đoàn 316 biệt động Sài Gòn, sư đoàn 8 và rộng hơn là binh đoàn 232...

Các chiến dịch, trận đánh tiêu biểuSửa đổi

  • Trận Ấp Bắc
  • Trận Bình Giã
  • Trận Đồng Xoài
  • Trận Vạn Tường
  • Trận Núi Thành
  • Chiến dịch Ba Gia
  • Chiến dịch Mậu Thân 1968
  • Chiến dịch Xuân - Hè 1972
  • Chiến dịch Nguyễn Huệ
  • Chiến dịch Đường 14 - Phước Long
  • Chiến dịch Tây Nguyên
  • Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
  • Chiến dịch Hồ Chí Minh

Các chỉ huy tiêu biểuSửa đổi

Các chức danh Tư lệnh, Chính ủy, Tham mưu trưởng và các chức danh chỉ huy Bộ Tư lệnh Miền trực tiếp chỉ đạo trên địa bàn B2.

Tư lệnh MiềnSửa đổi

[Chỉ huy trực tiếp trên địa bàn B2]

STT Tên [Bí danh] Giai đoạn Các chức vụ khác
1 Nguyễn Hữu Xuyến tháng 2-8 năm 1961 [Phụ trách Tư lệnh] Phó Tư lệnh Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam [1965-1974]
2 Trần Văn Quang [Bảy Tiến] tháng 8/1961-1963 Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Trị - Thiên [1966-1973]
3 Trần Văn Trà [Tư Chi] 1963-1967 Phó Bí thư Quân ủy, Phó tư lệnh Miền [1968-1972]
4 Hoàng Văn Thái [Mười Khang] 1967-1973 Phó Bí thư Quân ủy [1967-1973], Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5 [1966-1967]
5 Trần Văn Trà [Tư Chi] 1973-1975 Phó Bí thư Quân ủy, Phó tư lệnh Miền [1968-1972]

Chính ủy MiềnSửa đổi

Theo Nghị quyết tháng 1 năm 1961 của Tổng Quân ủy, chức vụ này có tên gọi chính thức là Bí thư Quân ủy Miền. Lãnh đạo Quân giải phóng trực tiếp trên địa bàn B2.

STT Tên [Bí danh] Giai đoạn Các chức vụ khác
1 Phạm Thái Bường [Ba Bường] 1961-1962 Bí thư Khu ủy 9 [1969-1974], Ủy viên thường vụ Trung ương Cục miền Nam [1965-1974]
2 Trần Nam Trung [Hai Hậu] 1962-1964 Ủy viên Quốc phòng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam [1961-1976]
Bộ trưởng Quốc phòng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam [1969-1976]
3 Nguyễn Chí Thanh [Sáu Di] 1964-1967 Bí thư Trung ương Cục miền Nam [1964-1967]
4 Phạm Hùng [Hai Hùng] 1967-1975 Bí thư Trung ương Cục miền Nam [1967-1975]

Tham mưu trưởng MiềnSửa đổi

[Chỉ huy trực tiếp trên chiến trường địa bàn B2

STT Tên [Bí danh] Giai đoạn Các chức vụ khác
1 Trần Đình Xu [Ba Đình] 1963-1964 Phó Tư lệnh Miền [1963-1964],

Tư lệnh Quân khu Sài Gòn Gia Định [1964-1969]

2 Lê Đức Anh [Sáu Nam] 1964-1969 Phó Tư lệnh Miền [1964-1969, 1974-1975], Tư lệnh Quân khu 9 [1969-1974]
3 Nguyễn Minh Châu [Năm Ngà] 1969-1970 Tư lệnh Quân khu 6 [1963-1969], Tham mưu phó Miền [1970-1974]
4 Hoàng Cầm [Năm Thạch] 1970-1974 Tư lệnh Sư đoàn 9

Chỉ huy khác Bộ tư lệnh MiềnSửa đổi

Nguyễn Thị Định
Nữ tướng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

STT Tên [Bí danh] Chức vụ
1 Nguyễn Thị Định [Ba Định] Phó tư lệnh Miền [1965-1975]
2 Đồng Văn Cống [Bảy Cống] • Phó tư lệnh Miền [1965-1972]

• Tư lệnh Quân khu 3 [1964-1968] • Tư lệnh Quân khu 1 [1972-1975]

3 Nguyễn Hữu Xuyến [Tám Kiến Quốc] Phó tư lệnh Miền [1965-1974]
4 Lê Trọng Tấn [Ba Long] Phó tư lệnh Miền [1965-1971]
5 Trần Độ [Chín Vinh] Phó chính ủy Miền [1965-1974]
6 Lê Văn Tưởng [Hai Chân] • Chủ nhiệm Chính trị Miền [1961-1965, 1967-1975]

• Chính ủy Sư đoàn 9 [1965-1967] • Phó chính ủy Miền [1972-1975]

7 Trần Văn Phác [Tám Trần] Chủ nhiệm Chính trị Bộ tư lệnh Miền
8 Bùi Phùng Chủ nhiệm Hậu cần Bộ tư lệnh Miền
9 Trần Văn Nghiêm [Hai Nghiêm] Tham mưu phó Miền [1965-1975]
10 Dương Cự Tẩm • Cục phó Chính trị Miền [1964-1966]

• Chính ủy Sư đoàn 7 [1966-1967] • Phó chính ủy Quân khu 3 [1968-1969]
• Chính ủy Quân khu 2 [1969-1974] • Chính ủy Quân khu 7 [1974]

11 Nguyễn Thành Thơ [Mười Khẩn] Tư lệnh Quân khu 3 thuộc B2 - [1961-1964]
12 Nguyễn Văn Bé [Tám Tùng] Chính uỷ Quân khu 3 [thuộc B2]
13 Nguyễn Trọng Xuyên Tư lệnh Quân khu 6, thuộc B2.
14 Đàm Văn Ngụy Tư lệnh Sư đoàn 7- thuộc B2 [1972-1973]

Chỉ huy địa bàn khácSửa đổi

STT Tên [Bí danh] Chức vụ
1 Trần Quý Hai Tư lệnh B5 [1968 và 1971-1972]
2 Lê Quang Đạo Chính ủy B5 [1968 và 1971-1972]
3 Chu Huy Mân • Tư lệnh kiêm Chính ủy B3 [1965-1967],

• Tư lệnhQuân khu 5 [1967-1975]

4 Lê Tự Đồng • Chính ủy B5 [1969–1972], Chính ủy Quân khu Trị Thiên [1972-1975],

• Tư lệnh Quân khu Trị Thiên [1974-1975]

5 Đoàn Khuê Phó chính ủy Quân khu 5 [1963-1975]
6 Nguyễn Đôn Tư lệnh Quân khu 5 [1961-1967]
7 Đặng Kinh Tư lệnh Quân khu Trị Thiên - Huế
8 Nguyễn Hòa [Trần Doanh] • Phó tư lệnh B5 [1967-1968],

• Tư lệnhSư đoàn 5 [1965-1966], Sư đoàn 7 [1966-1967] • Tư lệnh Quân đoàn 1 [từ 1974].

9 Nguyễn Chánh Phó tư lệnh Quân khu 5, Tư lệnh Mặt trận Quảng - Đà

Lưu ý: Trên danh nghĩa là Bộ Tư lệnh Miền chỉ huy toàn bộ Quân giải phóng các địa bàn miền Nam. Nhưng thực tế Trung ương trực tiếp chỉ huy Chiến trường B1 [và về sau được chia tách tiếp thành B3, B4, B5], cụ thể như Quân khu V, Quân khu Trị Thiên... Còn B2 thì do Trung ương Cục Miền nam và Bộ Tư lệnh Miền chỉ huy trực tiếp theo ủy quyền nhưng vẫn đặt dưới sự chỉ huy chung của Trung ương.

Phân chia địa bàn tác chiếnSửa đổi

Bài chi tiết: Các địa bàn quân sự của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Tượng một chiến sĩ giải phóng quân ở Chiến khu D

Trong suốt chiến tranh Việt Nam, tùy theo giai đoạn và hình thái chiến tranh, các địa bàn quân sự của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh phân chia các chiến trường và có điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp. Chiến trường Miền Nam được gọi là B, và phân B1, B2 [1961]. B2 do Trung ương Cục Miền Nam, Quân ủy Miền, Bộ tư lệnh Miền phụ trách [lãnh đạo, chỉ huy] trực tiếp dưới sự chỉ đạo toàn diện của Trung ương.

Còn B1 được chia tách: năm 1964 có thêm B3 [Tây Nguyên]; năm 1966 thêm B4 [Trị Thiên], B5 [Đường 9 - Bắc Quảng Trị], đến năm 1972 thì B5 được sáp nhập lại vào B4]. Như vậy B1 và sau là B3, B4: sau khi các Mặt trận được hình thành, đều do Trung ương trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy. B1, B3 thuộc Quân khu V, B4 và B5 thuộc Quân khu Trị Thiên, mỗi quân khu có khu ủy phụ trách.

Trên địa bàn B2, từ 1961 Trung ương chia thành các quân khu 6,7,8,9,10 và đặc khu Sài Gòn - Gia Định, tương ứng có các khu ủy phụ trách. Cùng trong khi đó Trung ương Cục Miền Nam, Quân ủy miền Nam và Ban Quân sự Miền lại chia thành các Quân khu đánh số từ 1 đến 6, 10 trên toàn miền Nam [sau có thêm quân khu 7 và khu trọng điểm], trong đó thuộc địa bàn B2 đánh số từ 1 đến 6 gồm: Quân khu 1 [miền Đông Nam bộ]; Quân khu 2 [miền Trung Nam bộ]; Quân khu 3 [miền Tây Nam bộ]; Quân khu 4 [Sài Gòn – Gia Định]; Quân khu 6 [cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên]. Theo đó: Quân khu 1 trùng với Quân khu 7 của Trung ương, Quân khu 2 [trùng với Quân khu 8 của Trung ương], Quân khu 3 [trùng với Quân khu 9 của Trung ương], Quân khu 4 trùng với đặc khu Sài Gòn - Gia Định,...

Sở dĩ có sự đánh số khác nhau này do Trung ương phân chia và đánh số theo tổng thể quy mô toàn cõi Việt Nam [từ Mục Nam Quan tới mũi Cà Mau]. Còn sự phân chia và đánh số của Trung ương Cục, Bộ Tư lệnh Miền chỉ là trên danh nghĩa với hai cơ sở mang tính pháp lý [công khai], một là trên lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Cộng hoà miền Nam Việt Nam [tính từ Vĩ tuyến 17 tới mũi Cà Mau], hai là tương ứng với thứ tự 4 quân khu của "quân đội quốc gia" chính quyền Sài Gòn... Trên thực tế, trong quá trình tiến hành chiến tranh các danh bạ phân khu lãnh thổ từng bước được điều chỉnh thống nhất theo Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh.

Hình thái tổ chức địa bàn quân sự theo mặt trận được duy trì cho đến hết chiến tranh. Tuy nhiên, từ sau Hiệp định Paris 1973, quân Mỹ và đồng minh phải rút về nước, các lực lượng tác chiến đã được tái tổ chức lại thành những đơn vị chủ lực cơ động mạnh, chuẩn bị cho cuộc chiến kết thúc chiến tranh. Trong quá trình các lực lượng chính quy di chuyển, đóng quân qua địa bàn nào sẽ thuộc thẩm quyền địa bàn đó [B]. Quân đoàn 4 và đoàn 232 thuộc thẩm quyền của Bộ tư lệnh Miền. Quân đoàn 2, 3 ở Tây Nguyên và Trị Thiên giống Quân đoàn 1 ngoài Bắc thuộc thẩm quyền của T.Ư. Nhiều trường hợp được thành lập ban chỉ huy chung để hiệp đồng chỉ huy từng chiến dịch cụ thể.

Các đơn vị chủ lựcSửa đổi

  • Binh đoàn Tây Nguyên
  • Binh đoàn Cửu Long
  • Sư đoàn 1 [chủ lực B3, tổ chức như một chiến đoàn tạm thời thành lập tháng 12 năm 1965, giải thể cuối 1969]
  • Sư đoàn 2 [chủ lực Khu 5, thành lập tháng 10 năm 1965]
  • Sư đoàn 3 Sao Vàng [chủ lực Khu 5, thành lập tháng 9 năm 1965]
  • Sư đoàn 3 [ban đầu là đơn vị C30B Miền, thành lập tháng 8 năm 1974]
  • Sư đoàn 4 [chủ lực Khu 9, thành lập tháng 8 năm 1974]
  • Sư đoàn 5 [chủ lực Miền, thành lập tháng 11 năm 1965]
  • Sư đoàn 6 [chủ lực B3, thành lập tháng 11 năm 1965, giải thể tháng 8 năm 1966, tái lập tháng 4 năm 1968, giải thể cuối năm 1968]
  • Sư đoàn 6 [chủ lực Khu 7, thành lập tháng 11 năm 1974]
  • Sư đoàn 7 [sư đoàn 312B chủ lực Miền, thành lập năm 1966]
  • Sư đoàn 8 [chủ lực Khu 9, thành lập tháng 10 năm 1974]
  • Sư đoàn 9 [chủ lực Miền, thành lập tháng 9 năm 1965]
  • Sư đoàn 10 [chủ lực B3, thành lập từ những thành phần còn lại của sư đoàn 1 vào tháng 9 năm 1972]
  • Sư đoàn 31
  • Sư đoàn 303
  • Sư đoàn 320B
  • Sư đoàn 324B
  • Sư đoàn 325B
  • Sư đoàn 308B
  • Sư đoàn Đặc công 305
  • Sư đoàn Đặc công 100

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Trang sử vàng của Quân Giải phóng miền Nam
  2. ^ a b c d Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, BỘ QUỐC PHÒNG NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM,
  3. ^ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam - bước phát triển mới về tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
  4. ^ //dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=1234&c=25
  5. ^ Việt Cộng, Encyclopaedia Britannica
  6. ^ Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2003. trang 1732
  7. ^ Văn kiện Đảng toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, H.2002, tập 22, tr.149
  8. ^ Chung một bóng cờ, Nhà xuất bản CTQG, H.1993, tr.264
  9. ^ Trung ương Cục Miền Nam, Chiến khu D, Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai, tr.74
  10. ^ Quá trình ra đời, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT Quân khu 5
  11. ^ //www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/37477702-su-that-khong-the-choi-cai.html
  12. ^ Bộ Tổng tham mưu quân đội nhân dân Việt Nam. Lịch sử Cục tác chiến. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Hà Nội. 2001
  13. ^ //www.tnxp.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/truyen-thong-tnxp;jsessionid=471AF34A9A412D3DE828BAE8A5804FB7?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=10217&_EXT_ARTICLEVIEW_articleId=12347&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0
  14. ^ //www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/332
  15. ^ Trang sử vàng của Quân Giải phóng miền Nam, NGUYỄN QUANG TRUNG TIẾN, Báo Đà Nẵng điện tử
  16. ^ Bộ Tư lệnh Miền gồm: Phạm Hùng [Bí thư Trung ương Cục, Bí thư Quân uỷ Miền, Chính uỷ]; Hoàng Văn Thái [Tư lệnh], Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Hữu Xuyến và Hoàng Cầm [Phó Tư lệnh]; Trần Độ và Lê Văn Tưởng [Phó Chính ủy]; Nguyễn Minh Châu [Tham mưu trưởng]; Trần Văn Phác [Chủ nhiệm Chính trị]; Bùi Phùng [Chủ nhiệm Hậu cần].
  17. ^ “Bài 1: Trước ngưỡng cửa cuộc quyết chiến chiến lược cuối cùng”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.
  18. ^ [1]
  19. ^ [2]
  20. ^ Sđd, tr.74
  21. ^ Ký ức về nhà ngoại giao Xuân Thủy ở Hội nghị Paris, VnExpress, 2/9/2012
  22. ^ a b Hội nghị Paris về Việt Nam và sách lược ngoại giao "tuy hai mà một, tuy một mà hai" Lưu trữ 2016-09-20 tại Wayback Machine, Báo Nhân dân, 17/09/2010
  23. ^ Nguyễn Thị Bình và tập thể tác giả, Mặt trận Dân tộc Giải phóng - Chính phủ Cách mạng lâm thời tại hội nghị Paris về Việt Nam [Hồi ức], Hà Nội: Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, 2001, tr.38
  24. ^ Thông tấn xã Việt Nam, bản tin 4 tháng 11 năm 1968
  25. ^ Đường đi đến bàn đàm phán Paris [Bài 2], Báo Dân trí, 21/01/2013
  26. ^ Hội nghị Pari về Việt Nam, cuộc đàm phán hòa bình gay go nhất thế kỷ XX, CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ Việt Nam, 11/08/2010
  27. ^ Đường đi đến bàn đàm phán Paris [Bài 1], Báo Dân trí, 21/01/2013
  28. ^ Tổng tiến công 1975 - Sự khẳng định quyết tâm giải phóng miền Nam, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài - Thành phố Hồ Chí Minh, 8 tháng 08 năm 2018
  29. ^ Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ, 10/08/2010
  30. ^ //vietnamnet.vn/vn/thoi-su/nha-ngoai-giao-khong-lo-le-duc-tho-42446.html
  31. ^ LỜI TUYÊN BỐ CỦA HỘI NGHỊ LIÊN TỊCH BAN THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA VÀ ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỀ VIỆC ĐÒI HỌP LẠI HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ, VĂN KIỆN QUỐC HỘI TOÀN TẬP - TẬP I [1945 - 1960]
  32. ^ Cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về lập lại hòa bình ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, 4/9/2014
  33. ^ Chuyển hướng cách mạng miền Nam, đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh quân sự, Báo Quân đội nhân dân, 12/03/2015
  34. ^ Hiến pháp năm 1959
  35. ^ //baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi?a=d&d=Qik19541023.2.16&e=-------vi-20--1--img-txIN------
  36. ^ [3]
  37. ^ Cương lĩnh Mặt trận 1967
  38. ^ Những chuyện ít biết về hơn 7 vạn hồ sơ cán bộ đi B - Kỳ 2, 03/01/2007, Báo Tiền phong
  39. ^ Thông tấn xã Giải phóng ngày 10 tháng 6 năm 1969
  40. ^ Hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tạp chí Cộng sản, 30/9/2015
  41. ^ [4]
  42. ^ Congressional Record: Proceedings and Debates of the... Congress, phần 27, trang 37176, U.S. Government Printing Office, 1969. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2019
  43. ^ [5]
  44. ^ Lịch sử Văn phòng Trung ương Cục miền Nam 1961 - 1975, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2005
  45. ^ Bài phát biểu của ông Đinh Bá Thi, Quyền trưởng đoàn của Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại phiên họp thứ 31 của Hội nghị La Celle Saint Cloud, ngày 07-12-1973
  46. ^ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam - bước phát triển mới về tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, 13/02/2011
  47. ^ //www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-luan/2015/33246/Vai-tro-cua-Bo-Tu-lenh-Quan-giai-phong-mien-Nam-Viet.aspx
  48. ^ Liên Xô từng có tới 3 ghế tại Liên Hợp Quốc?, Báo An ninh Thế giới, 06/07/2009
  49. ^ Lê Duẩn, "Thư vào Nam", Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội - 1985 tr.395
  50. ^ Điện của Ban Bí thư số 178 ngày 21 tháng 4 năm 1975, Sđd, tr.155
  51. ^ Giải mã ký hiệu, phiên hiệu phục vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, Bộ LĐ-TB & XH - Cục Người có công
  52. ^ Giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị - Cơ sở để xác minh, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, 14/07/2011
  53. ^ Trang sử vàng của Quân Giải phóng miền Nam, Báo Đà Nẵng, 14/02/2011
  54. ^ Quân uỷ Trung ương năm 1961 gồm 14 người: Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Duy Trinh, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Chu Văn Tấn, Song Hào, Lê Quang Đạo, Trần Văn Trà, Trần Quý Hai, Nguyễn Văn Vịnh, Trần Độ. Bí thư: Võ Nguyên Giáp. Phó Bí thư: Văn Tiến Dũng, Song Hào. Thường trực: Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Hoàng Văn Thái, Trần Quý Hai. Sau nhân sự có thay đổi
  55. ^ “North Vietnamese Army and Viet Cong Infantry/Artillery Regiments”. Truy cập 9 tháng 2 năm 2015.
  56. ^ Vietnam War Dictionary
  57. ^ Bản tin Thông tấn xã Việt Nam, ngày 12 tháng 5 và 17 tháng 7 năm 1968
  58. ^ Lịch sử Việt Nam hiện đại, Viện Khoa học Lịch sử, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 2001, tr.344
  59. ^ Văn phòng Khu ủy Khu 5 đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

Video liên quan

Chủ Đề