Qua bài thơ Cảnh khuya em rút ra được bài học gì

Sản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦAGIÁO VIÊNI. Tên hồ sơ dạy học: DỰ ÁN VÀ GIÁO ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP:Tiết 44 - Văn bản:Người thực hiện: Ngô Thị YênCẢNH KHUYATrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016II. Mục tiêu dạy học:1.Kiến thức:- Học sinh nắm được nội dung nghệ thuật của bài thơ.- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn với lòng yêu nước sâunặng cùng tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với vận mệnh dân tộc của Bác Hồ biểuhiện trong bài thơ.- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.- Thấy được sự sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liêntưởng, kết hợp miêu tả, biểu cảm.2. Kỹ năng:- Rèn kĩ năng đọc và phân tích, cảm nhận thơ.3. Thái độ:Học sinh biết kính yêu, biết ơn, cảm phục Bác Hồ - Vị lãnh tụ, danh nhân vănhóa.4. Giáo dục:- Giáo dục học sinh tình cảm yêu thiên nhiên và kính yêu, biết ơn Bác Hồ. Từđó biết sống, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.5. Tích hợp các liên môn:+ Phân môn Tiếng Việt: Khi phân tích, cảm nhận từng câu thơ, tôi đã hướngdẫn học sinh tích hợp với phần Tiếng Việt về các biện pháp tu từ như: Phép so sánh[ở lớp 6 – bài 19], phép điệp ngữ, các kiểu điệp ngữ ở lớp 7[bài 13], Phép nhân hóa ởlớp 6 [bài 22] và một số thủ pháp nghệ thuật nổi bật của thơ cổ như: phép đối, nghệthuật lấy động tả tĩnh.+ Phân môn Văn bản:- Thơ của Nguyễn Trãi [Bài “Côn Sơn ca” lớp 7]: Khi phân tích câu thơ miêu tả âmthanh tiếng suối tôi có liên hệ đến câu thơ của Nguyễn Trãi hơn 600 năm về trướctrong “Côn Sơn ca” mà các em đã được tìm hiểu ở bài 16.“Côn Sơn suối chảy rì rầmTa nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”Qua đó học sinh thấy được sự gần gũi, thân thiết giữa hai hồn thơ cũng như sựkhác biệt giữa Bác Hồ với các danh nho xưa: Nguyễn Trãi về với Côn Sơn là để ở ẩn;xa lánh bụi trần, danh lợi; lấy suối, đá, thông, trúc làm bầu bạn. Bác Hồ cũng đến vớiNgười thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016chốn lâm tuyền Việt Bắc nhưng là để làm cách mạng, xây dựng chiến khu đánh Pháp.Và suối đã trở thành bài ca, câu hát nâng đỡ tâm hồn Bác trong suốt những năm dàikháng chiến gian khổ.- Bài “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm dịch [lớp7 – Trích học đoạn: “Sau phút chia li”]:- Hình ảnh trăng, hoa trong thơ Bác gợi ta nhơ đến những vần thơ cổ đầy ước lệtrong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm“Hoa dãi nguyệt nguyệt in một tấm,Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bôngNguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,Trước hoa dưới nguyệt trong long xiết đau.”- Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ - lớp 6]: Ở phần 2,khi phân tích hai câu thơ cuối, nhằm giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn tình cảmyêu nước sâu nặng và tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác Hồ đối với vận mệnhdân tộc, tôi đã hướng dẫn học sinh tích hợp với bài “Đêm nay Bác không ngủ” củanhà thơ Minh Huệ mà các em đã được học ở lớp 6 [bài 23]: Trong bài thơ “Đêm nayBác không ngủ”, nhà thơ Minh Huệ cũng đã viết về nỗi lo việc nước của Bác trongmột đêm không ngủ trên đường Người tham gia chiến dịch Biên Giới năm 1950:“… Bác thương đoàn dân côngĐêm nay ngủ ngoài rừngRải lá cây làm chiếuManh áo phủ làm chănNgoài trời mưa lâm thâmLàm sao cho khỏi ướtCàng thương càng nóng ruộtMong trời sáng mau mau”.- Thơ Hồ Chí Minh[Bài “Không ngủ được” trích tập “Nhật kí trong tù” lớp 8 –Phần tham khảo]:Bác Hồ cũng đã từng nói về nỗi lòng canh cánh ấy trong bài thơ “Không ngủđược”, trích từ tập thơ “Nhật kí trong tù” mà các em sẽ được tìm hiểu ở chương trìnhNgữ Văn lớp 8:Một canh … hai canh … lại ba canhTrằn trọc băn khoăn giấc chẳng thànhCanh bốn, canh năm vừa chợp mắtSao vàng năm cánh mộng hồn quanhNgười thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016+ Phân môn Tập làm văn: Phương thức biểu đạt biểu cảm, miêu tả, phát biểucảm nghĩ về tác phẩm văn học [ Bài 12,13 - Lớp 7]: Qua phần phân tích, tìm hiểu bàithơ “Cảnh khuya”, học sinh vận dụng tích hợp với phần Tập làm văn để thực hànhtạo lập văn bản phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học với bài tập ở phần luyệntập sau bài học: Viết bài văn trình bày cảm nghĩ của em về hai câu thơ đầu bài thơ“Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.+ Môn lịch sử lớp:- Trong phần giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh, tôi đã tích hợp với phần lịchsử lớp 9 bài 16 – Một số nét về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, quátrình ra đi tìm đường cứu nước, những ngày tháng hoạt động cách mạng ở chiến khuViệt Bắc thông qua những hình ảnh, video tư liệu kết hợp với lời giới thiệu:“Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở một vùng quê giàu truyềnthống văn hóa, cách mạngLàng Sen – Nghệ An, quê nội BácLớn lên chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, Người luôn đau đáu trong lòngmột nỗi niềm cứu nước, cứu dân. Ra đi tìm đường cứu nước khi mới 21 tuổi.Người thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016Bác Hồ làm phụ bếp trên con tàuđã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước năm 1911Bác Hồ tại Đại hội Đảng Cộng sản Pháp [1920]Trải qua hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu. Tháng 2 năm 1941, Người trở vềnước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng của dân tộc.Trong những ngày kháng chiến chống Pháp gian khổ và ác liệt, Bác đã cùng bộđội ta nếm mật nằm gai. Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô kháng chiếnNgười thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016Bác Hồ hoạt động cách mạng ở chiến khu Việt Bắc“Nơi đây sống một người tóc bạcNgười không con mà có triệu conNhân dân ta gọi Người là BácCả đời Người là của nước non”Cả cuộc đời Bác đã giành trọn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc: Mộtđời vì nước, vì dân.Chúng ta cùng theo chân Bác trở về với thủ đô đại ngàn Việt Bắc trong nhữngnăm đầu của cuộc kháng chiến trường kì.”Người thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016Video Bác Hồ ở Việt Bắc-Trong phần phân tích hai câu cuối – Nỗi lo việc nước của Bác, liên hệ đếncuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở thời điểm năm 1947; đang diễn ra chiếndịch Việt Bắc – Thu Đông [Sử 9 – Bài 25]. Qua đó, học sinh hiểu được một số đặcđiểm về tình cách mạng Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chốngPháp vô cùng khó khăn, gian khổ, gay go. Đồng thời thấy được nỗi niềm day dứtnon nước của nhà thơ, người chiến sĩ, vị lãnh tụ vĩ đại trong hoàn cảnh đó.+ Môn Địa lí: Trong phần giới thiệu về tác phẩm để học sinh hiểu rõ hơn vềhoàn cảnh sáng tác bài thơ “Cảnh khuya”, tôi đã giúp học sinh tìm hiểu một số đặcđiểm địa lí về khu căn cứ địa Việt Bắc; thông qua một số hình ảnh, câu hỏi và lời giớithiệu về khu địa danh Việt Bắc cũng như hang Pác Bó – nơi Bác Hồ hoạt động cáchmạng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp:Người thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016Lược đồ khu căn cứ địa Việt BắcViệt Bắc là một khu vực thuộc vùng núi phía Bắc Hà Nội thời kháng chiếnchống Pháp [1945-1954] bao gồm nhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Ngày nay nó thường đượchiểu là khu vực gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, TuyênQuang, Thái Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái.Việt Bắc chính là Thủ đô kháng chiến, bởi đây là nơi trú đóng của đầu não ĐảngCộng sản Việt Nam thời kỳ trước CM tháng Tám năm 1945, và là nơi trú đóng củađầu não chính phủ Việt Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp [1946 - 1954].Trên mảnh đất này có nhiều núi non, rừng rậm, sông suối rất thuận lợi cho cácđội du kích, các cơ sở cách mạng hoạt động. Và hang Pác Bó chính là nơi Bác Hồlàm việc, hoạt động cách mạng.Hang P¸c BãNgười thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016Hang Pác Bó – Nơi Bác Hồ làm việc+ Môn giáo dục công dân: Tích hợp giáo dục học sinh tình cảm kính yêu, biếtơn, cảm phục Bác Hồ - Vị lãnh tụ, danh nhân văn hóa.+ Môn Mĩ Thuật: Sau khi phân tích xong bài thơ, học sinh vận dung những kĩnăng của môn Mĩ Thuật để khái quát nội dung bài học theo sơ đồ tư duy ở câu hỏithảo luận: vẽ sơ đồ tư duy nội dung 2 câu thơ đầu, 2 câu thơ cuối.+ Môn HĐNG LL lớp 7- Tư tưởng Hồ Chí Minh, rèn luyện kĩ năng sống:Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua bài tậpliên hệ: Trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”hiện nay, qua bài thơ “Cảnh khuya”, em học tập được điều gì ở Bác.Đồng thời qua đó cũng góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Biết kínhyêu, biết ơn, cảm phục Bác Hồ - Vị lãnh tụ, danh nhân văn hóa; biết yêu thiên nhiên,yêu gia đình, quê hương, đất nước; sống có trách nhiệm với gia đình, quê hương, đấtnước bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như nỗ lực cố gắng rèn luyện, chăm chỉhọc hành để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, thực hiện lời dạy củaBác Hồ năm xưa.+ Môn Âm Nhạc: Kết thúc bài học, học sinh cảm nhận những tình cảm và tấmlòng bao la cùng tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác Hồ đối với vận mệnh dân tộcqua giai điệu bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”, sáng tác của nhạc sĩ Thuận Yến.[Video bài hát]Người thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016III. Đối tượng dạy học:Học sinh lớp 7A, số lượng 38 em. Là học sinh lớp 7 nhưng do các em là họcsinh vùng nông thôn, lại là học sinh đầu cấp nên khả năng cảm thụ văn học của cácem còn hạn chế.Hơn nữa số lượng học sinh trong lớp học đông nên khi vận dụng nhữngphương pháp và áp dụng kĩ thuật dạy học để phát triển được năng lực phù hợp vớitừng đối tượng học sinh nhằm nâng cao năng lực cảm thụ của các em còn gặp nhiềukhó khăn.Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều khó khăn, số lượng sách báo,đặc biệt là sách tham khảo thư viện nhà trường rất hạn chế nên các em không đượcđọc, tham khảo nhiều. Điều đó ít nhiều hạn chế đến khả năng hiểu và cảm thụ vănhọc của các em.IV. Ý nghĩa của bài học:- Qua thực tế quá trình dạy học chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức cácmôn học vào bài giảng trong một môn học Ngữ Văn là việc làm hết sức cần thiết.Điều đó đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức của bộ môn Ngữ Vănmà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác như Sử, Địalí, Giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống cũng như những kiến thức thực tế đểtổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong bài họcmột cách hiệu quả nhất.- Đồng thời ,tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trongnhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào việc giảngdạy một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn vấn đề đặt ra trong mônhọc đó, giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứngdụng vào thực tế đời sống.- Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức củacác môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấnđề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Họcsinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sángtạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.Cụ thể với việc dạy bài “Cảnh khuya” theo hướng tích hợp, qua việc cảm nhậnvà phân tích bài thơ, học sinh thấy được tài năng nghệ thuật thơ ca độc đáo, cùng vẻđẹp tâm hồn, tấm lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần trách nhiệm lớn lao của Bác Hồ;biết kính yêu, biết ơn, cảm phục đối với Bác Hồ - Người cha già kính yêu – vị lãnh tụvĩ đại của dân tộc, danh nhân văn hóa thế gới. Hơn nữa, qua những nội dung đượcNgười thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016tích hợp, bài học còn bổ sung cho học sinh những kiến thức về phần Tiếng Việt, thơca của những nhà thơ khác,cũng như những kiến thức về lịch sử, Địa lí, Âm nhạc,Mĩ Thuật, Kĩ năng sống, và cả những kiến thức thực tế như: Cuộc vận động “Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ngoài ra, tôi còn bồi dưỡng chocác em tình cảm yêu thiên nhiên, yêu gia đình, quê hương, đất nước. Để rồi từ đó cácem có ý thức sống trách nhiệm hơn đối với gia đình, với quê hương, đất nước. Đóchính là những cơ sở để giúp các em yêu quý môn học Ngữ văn hơn đồng thời nângcao năng lực cảm thụ Ngữ văn của các em.V. Thiết bị dạy học:- Giáo án dạy bài học, sách giáo khoa.- Tranh ảnh minh họa nội dung bài học: Ảnh Làng Sen – quê Bác, một số hìnhảnh Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, hoạt động ở nước ngoài, ảnh Bác Hồ hoạtđộng cách mạng ở Việt Bắc, hang Pác Bó – Cao Bằng, lược đồ Việt Nam, căn cứ địaViệt Bắc, chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông; video tư liệu về Bác Hồ ở chiến khu ViệtBắc; Video bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”.- Ngoài việc chuẩn bị kiến thức phương pháp dạy học xây dựng giáo án chobài dạy tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin là máy chiếu phục vụ cho việc bổ sungcác hình ảnh, các đoạn thơ, các tư liệu, video liên quan đến nội dung bài học để chocác em có được những nhận thức sâu sắc phát huy được tính tích cực của các em.Đặc biệt ứng dụng CNTT sẽ giúp các em tự đánh giá nhận xét mình và các bạn từ đósẽ rút kinh nghiệm cho mình và cho bạn thông qua việc hoạt động nhóm.Qua việc sửdụng kĩ thuật dạy học mới giúp các em làm việc hiệu quả hơn. Như vậy ứng dụngCNTT sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc giảng dạy.Ngoài ra tôi còn chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh ghi nội dung kết quả hoạtđộng nhóm. Đồng thời giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập để đánh giá kết quảhọc tập của học sinh.VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học- Bài dạy đảm bảo đúng đủ kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng- Nội dung bài dạy theo các hoạt động dạy học được trình bày đúng đủ cácbước lên lớp mà giáo án đã chuẩn bị. Bằng các phương pháp và các kĩ thuật dạy họctôi vận dụng và áp dụng đúng đối tượng học sinh từ việc đặt các câu hỏi từ phát hiện,gợi mở đến câu hỏi tưởng tượng, tư duy, cảm nhận để phát huy năng lực và tính tíchcực của học sinh. Từ đó các em biết liên tưởng, nhận xét đánh giá để khai thác bàidạy theo đúng mục tiêu. Đặc biệt là những câu hỏi tích hợp để vận dụng các liên môntrong bài học từ đó học sinh vận dụng trong cuộc sống thực tế mà các em đang sống .Người thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016Như vậy, sẽ giúp các em có được những kiến thức tổng hợp, sâu rộng, hướng các emđến Chân- Thiện – Mĩ.- Việc kiểm tra đánh giá học sinh thông qua bài học bằng cách đặt những câuhỏi để các em trả lời, nhận xét, đánh giá cho nhau. Từ đó tôi rút ra nhận xét cuối cùngvà qua bình giảng để khắc sâu kiến thức cho các em. Cuối giờ học tôi có kiểm trachấm điểm và đánh giá kết quả học tập của học sinh.Dưới đây là bài soạn tôi đã chuẩn bị và đã áp dụng vào thực tế giờ dạy:Tiết 44 – Văn bản: CẢNH KHUYA[Hồ Chí Minh]TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp học2. Kiểm tra bài cũ:- Gv hỏi: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, các em đã được học bài thơ nàoviết về Bác Hồ? Nội dung của bài thơ đó là gì?- Định hướng trả lời: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, em đã được học bàithơ viết về Bác Hồ đó là bài “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ.”Bài thơ viết về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường tham gia chến dịchBiên giới [1950] trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó, thể hiệntình cảm yêu thương sâu sắc và rộng lớn của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân.- Hs trả lời, nhận xét, cho điểm:3. Bài mới:Gv giới thiệu bài:Các em ạ! Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ kính yêu của dântộc Việt Nam mà Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ở Người, tâm hồn chiến sĩ cáchmạng và tâm hồn thi sĩ luôn hòa quyện và thống nhất. Trong các sáng tác thơ văncủa Người, tình yêu thiên nhiên luôn chiếm một vị trí quan trọng.Trong những ngày kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc, dùbận trăm công nghìn việc nhưng tâm hồn Bác vẫn luôn gần gũi với thiên nhiên.Trong đêm khuya thanh vắng, nơi rừng sâu núi thẳm: một bóng cây, ánh trăngkhuya, tiếng suối xa… đã khơi gợi tâm hòn thi sĩ của Người.Tiết học hôm nay, cô cùng các em tìm hiểu một trong những bài thơ được Bácviết trong hoàn cảnh như thế. Bài thơ “Cảnh khuya”.GV: Chiếu tên bài + Hình ảnh chân dung Bác Hồ -> Ghi bảng.Hoạt động của giáo viên và học sinhNội dung ghi bảngNgười thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpHoạt động 1: Tìm hiểu chung:HS: Theo dõi sách giáo khoa phần chú thích *.Hỏi: Nêu tóm tắt những nét chính về tác giả HồChí Minh?HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung.GV: Tóm tắt ghi bảngNăm học 2015 - 2016I. Tìm hiểu chung:1. Tác giả :- Hồ Chí Minh [1890 - 1969]- Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộcvà cách mạng Việt Nam.- Nhà thơ lớn.- Danh nhân văn hoá thếgiới.GV: Chiếu một số hình ảnh quê Bác và giới thiệuthêm:Tích hợp môn lịch sử 9: Một số nét về cuộc đờivà sự nghiệp cách mạng – Quá trình tìm đườngcứu nước của Bác Hồ[Bài 16]: Các em ạ! BácHồ sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước,ở một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, cáchmạng [Chiếu hình ảnh quê Bác]Lớn lên chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan,Người luôn đau đáu trong lòng một nỗi niềm cứunước, cứu dân. Ra đi tìm đường cứu nước khimới 21 tuổi. [Chiếu một số hình ảnh Bác hoạtđộng ở ngước ngoài]Trải qua hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu.Tháng 2 năm 1941, Người trở về nước trực tiếplãnh đạo cuộc cách mạng của dân tộc.Trong những ngày kháng chiến chống Phápgian khổ và ác liệt, Bác đã cùng bộ đội ta nếmmật nằm gai. Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủđô kháng chiến [Chiếu hình ảnh Bác Hồ ở chiếnkhu Việt Bắc]“Nơi đây sống một người tóc bạcNgười không con mà có triệu conNhân dân ta gọi Người là BácCả đời Người là của nước non”Cả cuộc đời Bác đã giành trọn cho sự nghiệpđấu tranh giải phóng dân tộc: Một đời vì nước, vìdân.Chúng ta cùng theo chân Bác trở về với thủ đôđại ngàn Việt Bắc trong những năm đầu của cuộcNgười thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016kháng chiến trường kì. [Chiếu video Bác Hồ ởViệt Bắc]GV: Giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu của HồChí MinhChiếu hình ảnh một số tác phẩm tiêu biểu:- Tập thơ “Nhật kí trong tù”- Tập thơ Hồ Chí Minh[Tích hợp Ngữ Văn 8: Lên lớp 8 các em sẽ đượctìm hiểu tập thơ “Nhật kí trong tù” qua một sốbài thơ …]Chiếu hình ảnh Bác Hồ và bài thơ Cảnh khuyaHỏi: Vậy bài thơ “Cảnh khuya” được Bác viếttrong hoàn cảnh như thế nào?Hỏi: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?HS: Bài thơ được sáng tác năm 1947, ở chiến khuViệt Bắc, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chốngthực dân Pháp.2. Tác phẩm:[Ghi bảng]- Sáng tác 1947, ở chiến khuViệt Bắc.Tích hợp môn Địa lí … + Lịch sử 9Hỏi: Việt Bắc là địa danh thuộc tỉnh nào của nướcta?Hs: Việt Bắc là một khu vực thuộc vùng núiphía Bắc nước ta bao gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, BắcKạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, TháiNguyên-> Gv chiếu lược đồ địa lí Việt Nam hiệu ứngđịa danh Việt Bắc – Cao Bằng, Hang Pác Bónơi Bác làm việcGv giới thiệu theo lược đồ: Việt Bắc là một khuvực thuộc vùng núi phía Bắc Hà Nội thời khángchiến chống Pháp [1945-1954] bao gồmnhiều tỉnh ở Bắc Bộ. Ngày nay nó thường đượchiểu là khu vực gồm 6 tỉnh Cao Bằng, BắcKạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, TháiNguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng- Hà - Tuyên - Thái.Người thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016Việt Bắc chính là Thủ đô kháng chiến, bởi đây lànơi trú đóng của đầu não Đảng Cộng sản ViệtNam thời kỳ trước CM tháng Tám năm 1945, vàlà nơi trú đóng của đầu não chính phủ ViệtMinh trong thời kỳ kháng chiến chốngPháp [1945 - 1954].Trên mảnh đất này có nhiều núi non, rừng rậm,sông suối rất thuận lợi cho các đội du kích, các cơsở cách mạng hoạt động. Và hang Pác Bó chínhlà nơi Bác Hồ làm việc, hoạt động cách mạng.Hỏi: Em biết gì về cuộc kháng chiến chống Phápcủa dân tộc ta trong thời gian này?Hs: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễnra từ năm 1946-1954. Những năm đầu của cuộckháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra vô cùnggian khổ, bộ đội ta phải rút lên Việt Bắc hoạtđộng bí mật. Thời điểm năm 1947 chiến dịch ViệtBắc – Thu đông đang diễn ra vô cùng ác liệtChiếu văn bản “Cảnh khuya”HS: quan sát bài thơ.Hỏi: Bài thơ được Bác Hồ viết theo thể thơ nào?Hs: Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn tứtuyệt.Hỏi: Vì sao em biết đây là thể thơ Thất ngôn tứtuyệt?Hs: nhắc lại đặc điểm của bài thơ Thất ngôn tứtuyệt- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệtNhận xét, bổ sung.[Ghi bảng]Gv: Bài thơ tứ tuyệt có cấu trúc: Khai, thừa,chuyển, hợp. Trong đó tiếng thứ 7 của câu 1,2,4vần với nhau. [Chiếu minh họa]Cảnh khuya là một trong số ít những bài thơ tứtuyệt Đường luật lại được Bác viết bằng tiếngViệt. Khi đọc các em chú ý ngắt nhịp:- Câu 1: 3/4- Câu 2,3: 4/3- Câu 5: 2/5 và nhấn mạnh ở từ chưa ngủ.Người thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợp[Chiếu văn bản]Gv: Đọc mẫu một lượtHs: Đọc lại bài thơ một lượtHs: Theo dõi chú thích sgk. Đọc chú thích 2Hỏi: Dựa vào nội dung bài thơ, ta có thể chia bốcục bài thơ này như thế nào?Hs: Nêu ý kiến: Chia bố cục 2 phần:- 2 câu đầu: Tả thiên nhiên cảnh khuya ở núirừng Việt Bắc- 2 câu cuối: Tâm trạng của Bác HồNhận xét, bổ sung.GV: chốt lại-> ghi bảngChiếu minh họa bố cục.Chuyển ý: Bài thơ được khơi nguồn cảm xúc từcảnh đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc, qua đóthể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Chúng ta sẽphân tích bài thơ theo bố cục trên. [Ghi bảng]Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiếtbài thơNăm học 2015 - 2016- Bố cục: 2 phầnII. Tìm hiểu chi tiết:1. Hai câu thơ đầu: Bứctranh cảnh khuya ở ViệtBắcHs: Đọc 2 câu đầu?Gv: Bức tranh cảnh khuya được miêu tả qua âmthanh, hình ảnh nào?Chiếu bảng phân tích âm thanh, hình ảnhÂm thanhHình ảnhHs: Bức tranh cảnh khuya được miêu tả qua âmthanh tiếng suối trong như tiếng hát xa và hìnhảnh trăng: lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.Gv: Chiếu bảng phân tích:Âm thanhHình ảnhTiếng suối – Tiếnghát xaTrăng:- lồng cổ thụ- bóng lồng hoaGv: Mở đầu bài thơ là âm thanh tiếng suối rócrách văng vẳng đâu đây - mơ hồ bên tai nhà thơ.Người thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016Khiến người tưởng tượng như giọng hát ngọtngào nào đó của ai vang vọng trong đêm khuyaThảo luận nhóm: Câu thơ miêu tả suối và trăngcó gì độc đáo?[Chiếu câu hỏi thảo luận]Gv: Hướng dẫn thảo luận nhóm:Chia nhóm thảo luận theo bàn-Dãy ngoài: Thảo luận với câu thơ thứ nhất [miêutả âm thanh tiếng suối]-Dãy trong thảo luận với câu thơ thứ 2[miêu tảtrăng]Thời gian thảo luận là 3 phút. Sau đó đại diệnnhóm trình bày.HS: thảo luận-> trình bày ý kiến.GV: Chiếu câu thơ thứ nhất. Mời đại diện cácnhóm trình bày:Nhóm 1: Câu thơ miêu tả âm thanh tiếng suối cósử dụng phép so sánh độc đáo: âm thanh của tựnhiên được so sánh với âm thanh của con người.+ Âm thanh:Nhóm 2 nhận xét- Gv ghi bảng.- So sánh độc đáo, mới lạ.Chiếu: gạch chân phép so sánh; NT so sánh độcđáo, mới lạ. -> Âm thanh của tự nhiên được sosánh với âm thanh của con người.Nhóm 3 nêu ý kiến bổ sung về tác dụng củaphép so sánh trên: Với cách miêu tả như vậy làmcho ta có cảm nhận như âm thanh của tự nhiên,tiếng suối xa cũng trở nên gần gũi, sống động,mang hơi ấm, sức sống con người.Gv nhận xét.Chiếu : Ví tiếng suối với tiếng hát làm cho thiênnhiên cảnh khuya trở nên sống động ấm ápmang hơi ấm, sức sống con người hơn.-> Ghi bảng-> Gần gũi, sống động và ấmáp, mang hơi ấm, sức sốngGv bình: Suối là vẻ đẹp của chốn lâm tuyền, của con người.núi rừng Việt Bắc. Trong thơ cổ, người ta thườnglấy thiên nhiên làm chuẩn mực để miêu tả vẻ đẹpcủa con ngời. Nhưng trong câu thơ của Bác, Báclại ví tiếng suối với tiếng hát, nghĩa là lấy conngười làm chủ.Với cách miêu tả như vậy, đã làm cho âm thanhNgười thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016cảnh khuya nơi chiến khu Việt Bắc trở nên gầngũi, sống động, mang hơi ấm và sức sống conngười. Đó chính là nét mới trong thơ Bác.Tích hợp với thơ của Nguyễn Trãi: Câu thơ làmta liên tưởng đến tiếng suối trong “Côn Sơn ca”của Nguyễn Trãi hơn 600 năm về trước.Hỏi: Em nào có thể đọc lại những câu câu thơmiêu tả tiếng suối của Nguyễn Trãi? So sánh câuthơ miêu tả tiếng suối của Bác Hồ với câu thơ củaNguyễn Trãi?Hs: “Côn Sơn suối chảy rì rầmTa nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”Gv: Hai hồn thơ bỗng trở nên gần gũi, thân thiết.Chúng ta biết là Nguyễn Trãi về với Côn Sơn làđể ở ẩn; xa lánh bụi trần, danh lợi; lấy suối, đá,thông, trúc làm bầu bạn. Bác Hồ cũng đến vớichốn lâm tuyền Việt Bắc nhưng là để làm cáchmạng, xây dựng chiến khu đánh Pháp. Và suối đãtrở thành bài ca, câu hát nâng đỡ tâm hồn Báctrong suốt những năm dài kháng chiến gian khổ.Và đây cũng chính là điểm khác biệt giữa bác Hồvới các danh nho xưa.GV: Trở lại với câu thơ của Bác, các nhóm suynghĩ tiếp và cho biết: Miêu tả tiếng suối trongnhư tiếng hát xa, còn giúp ta hình dung đượckhông gian cảnh khuya như thế nào?Nhóm tiếp theo trình bày nội dung thảo luận:Câu thơ miêu tả tiếng suối nhưng còn gợi khônggian thanh vắng, tĩnh lặng của cảnh khuya, làmtăng thêm cái im ắng, tĩnh mịch của núi rừng ViệtBắc.Gv: Đánh giá nội dung thảo luận của nhóm vàchốt: Đây chính là nghệ thuật lấy động tả tĩnh – -> Gợi không gian thanhmột thủ pháp nổi bật của thơ Đường.vắng, tĩnh lặngChiếu: -> Lấy động tả tĩnh-> Ghi bảngGv bình: Miêu tả âm thanh nhưng lại gợi ra cảkhông gian, ngòi bút của Bác quả thật tinh tế. Lấycái động là tiếng suối chảy để làm nổi bật cáithanh vắng, tĩnh lặng của đêm chiến khu trongmột đêm trăng.Hỏi: Hãy thử hình dung trong tưởng tượng củaNgười thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016em không gian cảnh khuya gợi ra từ câu thơ miêutả của Bác?Hs: Âm thanh tiếng suối khiến cho không gianđêm khuya vắng lặng như chợt tỉnh. Cảnh vật nhưngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy vànghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng,trong trẻo như lan tỏa, ngân vang khắp núi rừng.Hs và giáo viên đánh giá nội dung cảm nhận trên.Tiếp theo mời đại diện các nhóm trình bày phầnthảo luận với câu thơ miêu tả hình ảnh trăng.Nhóm 4: Nét độc đáo trong câu thơ thứ 2 là ởchỗ sử dụng các biện pháp nghệ thuật đối, nhânhóa và đặc biệt việc nhắc lại hai lần từ “lồng” đãgợi ra một bức tranh cảnh khuya có nhiều tầnglớp, đường nét, hình ảnh, màu sắc.Nhóm tiếp theo nhận xét bổ sung.Hỏi: Em có thể hình dung trong tưởng tượng củamình những hình ảnh gợi ra từ câu thơ thứ hai?Hs: Đọc câu thơ ta có thể hình dung tưởng tượngra một khung cảnh lung linh, huyền ảo: Ánh trăngchiếu rọi xuống lấp loáng; bóng cây, bóng lá,bóng hoa đan xen, hòa quyện; in bóng trên mặtđất như muôn nghìn bông hoa.Chiếu gạch chéo NT đối, nhân hóa, từ “lồng”Tích hợp phân môn Tiếng Việt bài “Điệpngữ”: Việc nhắc lại từ lồng nhằm làm nổi bật vẻ + Hình ảnh:đẹp lung linh, huyền ảo cảnh vật nơi núi rừng - Đối, nhân hóa, điệp từ.Việt Bắc dưới ánh trăng trong câu thơ thứ haichính là dấu hiệu của biện pháp tu từ điệp ngữ màcác em sẽ được học ở tiết 55-> Ghi bảngGv: Chiếu kết hợp nói chậm: Câu thơ gợi ra mộtbức tranh thiên nhiên có không gian, đường nét,có hình ảnh, màu sắc: có dáng vươn cao tỏa rộngcủa vòm cổ thụ. Có dáng cao thấp của nhữngkhóm hoa. Ánh trăng chiếu rọi xuống lấp loáng;bóng cây, bóng lá, bóng hoa đan xen, hòa quyện;in bóng trên mặt đất như những bông hoa thêudệt.Gv bình: Dưới con mắt của Bác, ánh trăng bao-> Hình ảnh hòa quyện, lungtrùm đan dệt. Ánh trăng lồng vào cành lá tạolinh, huyền ảo.Người thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016thành những mảng đen – trắng, sáng – tối. Bóngcây bóng lá, bóng hoa đan xen hòa quyện, lunglinh huyền ảo.-> Ghi bảngChiếu bảng phân tích tổng hợp âm thanh, hìnhảnh ở hai câu thơ đầu.GV: Người xưa thường nói “Thi trung hữu nhạc,thi trung hữu họa” quả thật không sai: Nếu nhưcâu thơ thứ nhất có nhạc thì câu thơ thứ hai cóhọa.Câu 1 hay ở phép so sánh thì câu 2 hay ởđiệp từ “lồng”. Bởi nó khiến cho bức tranh đêmtrăng rừng khuya ở Việt Bắc không chỉ có tầngbậc lớp lang mà còn mang vẻ đẹp lung linh huyềnảo. Nét vẽ tinh tế, gam màu nhẹ, tươi mát, sựphối sắc tài tình.Tích hợp văn bản “Chinh phụ ngâm khúc” củaĐoàn Thị Điểm: Hình ảnh trăng, hoa trong thơBác gợi ta nhơ đến những vần thơ cổ đầy ước lệtrong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm“Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,Nguyệt lồng ho hoa thắm từng bong.Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.”Hỏi: Qua hai câu thơ đầu, em có cảm nhận nhưthế nào về bức tranh cảnh khuya nơi chiến khuViệt Bắc?Hs trả lời, nhận xét–> Ghi bảng=> Bức tranh cảnh khuyatrong sáng, tươi đẹp, có nhạc,có họa.2. Hai câu cuối: Tâm trạngcủa BácChiếu 2 câu thơ cuốiHs: đọc lại hai câu thơThảo luận nhóm :Câu 1 [Dãy ngoài]: Hãy chỉ ra và nêu tác dụngcủa những biện pháp nghệ thuật được sử dụngtrong hai câu thơ cuối?Câu 2 [Dãy trong]: Hai câu thơ cuối đã lí giải chota hiểu như thế nào về tâm trạng của Bác Hồ?Hs đọc câu hỏi thảo luậnHướng dẫn thảo luận:- Hình thức thảo luận: cặp đôi theo bàn- Dãy ngoài thảo luận câu 1Người thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016Dãy trong thảo luận câu 2- Thời gian thảo luận 2 phútHs: Thảo luận.Đại diện các nhóm dãy trong trình bày ý kiến nhận xét bổ sung :+ Câu thơ thứ 3 có sử dụng biện pháp so sánh:Cảnh khuya như vẽ. Phép so sánh này đã kháiquát và khẳng định vẻ đẹp của bức tranh thiênnhiên cảnh khuya ở Việt Bắc tuyệt đẹp, đẹp nhưtranh vẽ.+ Cụm từ chưa ngủ cũng được dùng rất hay:“Chưa ngủ” ở cuối câu 3 được lặp lại ở đầu câu 4. - So sánhCó tác dụng nhấn mạnh và thể hiện tâm trạng củaBác Hồ.-– Gv : Chiếu gạch chân phép so sánh, ghi bảng+ Như vậy, trước hết là cách nói so sánh ước lệ cổđiển: “Cảnh khuya như vẽ” ở câu thơ thứ 3 vừakhái quát, khẳng định bức tranh thiên nhiên cảnh - điệp ngữ “chưa ngủ”khuya tuyệt đẹp: có suối reo, trăng sáng, có cổthụ, hoa rừng.Tích hợp phần Tiếng Việt[Các kiểu điệp ngữ]:Chiếu điệp ngữ “chưa ngủ”, ghi bảngĐiệp ngữ “chưa ngủ” ở cuối câu 3, đầu câu 4 làkiểu điệp ngữ nối tiếp mà các em sẽ được học ởbài 13. Điệp ngữ này vừa nhấn mạnh vừa thể hiệntâm trạng của Bác Hồ.GV: Như vậy, câu thơ thứ 3 có vai trò chuyển ý:từ tả cảnh sang tả tâm trạng. Nửa đầu câu 3 vẫntiếp tục tả cảnh, nửa cuối của câu lại biểu hiệntâm trạng.Chiếu ghạch chân: Cảnh khuya như vẽ ngườichưa ngủ.Gv: Câu thơ như một bản lề khép mở ý thơ: Kháiquát cảnh đẹp, mở ra tâm trạng con người –Người chưa ngủ. đồng thời điệp ngữ chưa ngủcòn nhấn mạnh lí do chưa ngủ của Bác Hồ.Chuyển ý: Vậy lí do đó là như thế nào, chúng tacùng xem xét câu trả lời của các nhóm dãy trongHs: đại diện các nhóm dãy trong trình bày ý kiến,nhận xét, bổ sung:+ Hai câu thơ cuối đã lí giải cho chúng ta thấy rõNgười thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016tâm trạng của Bác Hồ trong đêm chiến khu ViệtBắc: Bác chưa ngủ được vì cảnh đêm trăng đẹpquá, đẹp như tranh vẽ, nên người say mê ngắmcảnh, thao thức chưa ngủ được.GV [nói chậm]: Làm sao Bác cố thể hờ hữngđược? Bác chưa ngủ, Người không nỡ ngủ vì -> Tâm hồn nhạy cảm, yêuthiên nhiên.cảnh đẹp và thơ mộng như vậy.Hỏi: Vậy điều này cho em hiểu Bác là người cótâm hồn như thế nào?Hs: Câu thơ giúp em hiểu được Bác là người cótâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên.-> Ghi bảngHs: Các nhóm khác tiếp tục nêu ý kiến- nhận xét, - Lo nỗi nước nhàbổ sung:Câu thơ cuối còn nhấn mạnh một lí do quan trọnghơn khiến Bác Hồ chưa ngủ, không ngủ đượckhông chỉ vì say mê cảnh đẹp mà đó là vì Bác“lo nỗi nước nhà”.->Nhận xét - Ghi bảngGV: Đọc đến câu thơ thứ 3 người đọc tưởng nhàthơ vì say đắm cảnh đẹp thiên nhiên, xúc động,thao thức không ngủ được.Nhưng đến câu thơ thứ 4, thì ra nguyên nhân chủyếu khiến Người không ngủ được không phải chỉvì cảnh khuya như vẽ mà đó là vì “lo nỗi nước[nỗi lo việc nước]nhà”Hỏi: Em hiểu “nỗi nước nhà” ở đây là gì?Hs: Đó là nỗi lo việc nước. Bác lo cho vận mệnhcủa dân tộc, lo cho cuộc kháng chiến còn nhiềugian khổ.Chiếu gạch chân “lo nỗi nước nhà”-> Ghi bảngTích hợp lịch sử 9: Các em ạ! Những năm đầucủa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vôcùng gian khổ. Cách mạng tháng Tám vừa mớithành công, dân tộc đứng trước muôn vàn nhữngkhó khăn. Cùng một lúc chúng ta phải đ ốimặt với 3 nạn giặc: giặc đói, giặc dốt và giặcngoại xâm…Gv: Bác đã từng nói “Một ngày đồng bào cònchịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủkhông yên”Người thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016Tích hợp Ngữ Văn 6: Nhà thơ Minh Huệ cũngđã từng viết về nỗi lo ấy của Bác trong bài thơ“Đêm nay Bác không ngủ”Hs: đọc lại những câu thơ nói về nỗi lo của Báctrong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”?Hs: “… Bác thương đoàn dân côngĐêm nay ngủ ngoài rừngRải lá cây làm chiếuManh áo phủ làm chănNgoài trời mưa lâm thâmLàm sao cho khỏi ướtCàng thương càng nóng ruộtMong trời sáng mau mau”Hs, gv nhận xét cho điểm.Gv: Chính Bác Hồ cũng đã từng nói về nỗi lòngcanh cánh ấy trong bài thơ “Không ngủ được”:“Một canh … hai canh … lại ba canhTrằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành-> Tình cảm yêu nước sâuCanh bốn, canh năm vừa chợp mắtnặngSao vàng năm cánh mộng hồn quanh”Trở lại với bài thơ “Cảnh khuya”, từ nỗi lo việcnước, câu thơ cho ta hiểu được tình cảm gì củaBác[đối với đất nước, với nhân dân]?Hs: Đó là tình cảm yêu nước sâu nặng của BácHồ.-> Ghi bảngGV: Với cách kết thúc bất ngờ mà tự nhiên, cósức nặng. Từ tả cảnh -> biểu hiện tâm trạng: Thaothức chưa ngủ ở câu 3, bồn chồn chưa ngủ ở câu4. Bài thơ dừng lại ở “nỗi nước nhà”Tích hợp lịch sử 9: Người đọc liên tưởng đếntình hình kháng chiến khó khăn, gian khổ, gay goở thời điểm năm 1947 đang diễn ra chiến dịchViệt Bắc – Thu đông. Và nỗi niềm day dứt nonnước của nhà thơ, người chiến sĩ, vị lãnh tụ vĩ đạitrong hoàn cảnh đó. Đến đây ta càng hiểu rõ hơnvề nỗi niềm canh cánh trong lòng Bác. Đó là nỗilo vì dân vì nước. Nỗi lo ấy khiến cho “Cả mộtđời Bác có ngủ yên đâu”Chiếu lại hai câu thơ cuối, gạch chân điệp ngữ => Tâm hồn thi sĩ, tinh thầnchiến sĩ luôn hoà hợp vàchưa ngủGV: Điệp ngữ “chưa ngủ” đặt ở hai câu như một thống nhất trong con ngườiNgười thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016bản lề mở ra hai phía tâm trạng trong một con Hồ Chí Minh.người: Say mê cảnh đẹp tự nhiên và nỗi lo việcnước. Hai nét tâm trạng ấy luôn thống nhất trongcon người của Bác, thể hiện sự hoà hợp giữa tâmhồn thi sĩ và chiến sĩ trong vị lãnh tụ cách mạngvĩ đại Hồ Chí Minh.III. Tổng kết-> Ghi bảngChiếu: Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước; tâmhồn thi sĩ, tinh thần chiến sĩ; truyền thống và hiệnđại luôn hòa hợp, thống nhất trong con người HồChí Minh.Chuyển sang phần tổng kết[-> Ghi bảng]Tích hợp môn Mĩ thuật: Qua phần phân tích ởtrên, em hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung,nghệ thuật của hai câu thơ đầu, hai câu thơ cuối.Gv: Hướng dẫn thảo luận: Nhóm 1,2 vẽ sơ đồ tưduy khái quát nội dung, nghệ thuật của hai câuthơ đầu, nhóm 3,4 vẽ sơ đồ tư duy khái quát nộidung, nghệ thuật của hai câu thơ cuối.Thời gian thảo luận là 3 phút.Hs: Trao đổi thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ ra phiếuhọc tập-> Đại diện các nhóm lên bảng trình bày thuyếtminh sơ đồ tư duy- Các nhóm khác nhận xét,đánh giá.Gv khái quát, chiếu một số ý chính về nội dungvà nghệ thuật của bài thơ.Người thực hiện: Ngô Thị Yên1. Nghệ thuật- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.- Sử dụng hiệu quả các biệnpháp tu từ: so sánh, điệp từ,điệp ngữ, đối, lấy động, tảtĩnh.- Ngôn ngữ bình dị, gợi cảm.- Hình ảnh thơ vừ cổ điểnvừa hiện đại.2. Nội dung- Bài thơ miêu tả bức tranhthiên nhiên cảnh khuya đẹplung linh, huyền ảo, tràn đầysức sống.- Thể hiện tâm hồn yêu thiênnhiên, tình cảm yêu nước sâunặng của Bác.Trường THCS Văn HảiSản phẩm dự thi dạy học tích hợpNăm học 2015 - 2016IV. Luyện tậpGv: Giới thiệu nội dung phần ghi nhớ sgk kháiquát nội dung 2 bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằmtháng giêng” để học sinh đọc và tham khảo thêm.Tích hợp môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh lớp7- Giáo dục kĩ năng sốngChiếu hình ảnh Bác Hồ + câu hỏi bài tập:Trong phong trào “Học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay, qua bàithơ “Cảnh khuya”, em học tập được điều gì ởBác?Hs: Thảo luận theo nhóm bàn và ghi ra phiếu họctập trong thời gian 3 phút.- Đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận theophiếu học tập – Các nhóm khác nhận xét bổ sung.- Gv: đánh giá, cho điểm.- Hs: Đọc diễn cảm lại bài thơ .Tích hợp môn Âm nhạc: Đọc bài thơ, chúng tavô cùng cảm mến và trân trọng tình yêu thiênnhiên, tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệmlớn lao của Người đối với vận mệnh dân tộc. Cảmột đời vì nước vì dân, không gợn chút riêng tư.Mời cả lớp cùng cảm nhận những tình cảm vàtấm lòng bao la của Người qua giai điệu bài hát“Bác Hồ một tình yêu bao la”Gv: Chiếu lại video bài hát “Bác Hồ một tình yêubao la” .4. Củng cố: Gv: Khái quát lại nội dung ý nghĩa bài thơ – Kết thúc bài học.Kiểm tra 15 phút: Viết bài văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về hai câuthơ đầu bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh?[Tích hợp phần Tập làm văn lớp 7:Cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học]HS: Làm bài và nộp sản phẩm.Gv: Thu bài và đánh giá chấm điểm bài viết của học sinh.5. Dặn dò:Người thực hiện: Ngô Thị YênTrường THCS Văn Hải

Video liên quan

Chủ Đề