Qua bài Tuyên ngôn độc lập em rút ra bài học gì

Đề bài

Em hãy rút ra bài học về đạo đức, ý thức công dân và ghi vào vở.

Lời giải chi tiết

- Tự hào là công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Luôn có ý thức, quyết tâm tu dưỡng đạo đức, bồi dưỡng kiến thức để xây dựng xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp.

- Luôn tự nhắc nhở học tập và làm theo đường lối cách mạng.

- Lên án, phê phán những hành vi phản động, trái với pháp luật.

Loigiaihay.com

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Gợi ý 2

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đã thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà [nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam] tuyên bố trước thế giới :

  "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".

Em có suy nghĩ gì về lời tuyên bố trên ?

Lời giải chi tiết:

Trước hết đó là một lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn, đã kết tinh một cách sáng ngời những nội dung cơ bản của “Tuyên ngôn Độc lập”. Độc lập tự do là khát vọng, là ý chí của đất nước và con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Lời tuyên bố vang lên như một lời thề thiêng liêng làm chấn động lòng người. Dân tộc Việt Nam mang sức mạnh đại đoàn kết, triệu triệu con người Việt Nam kết thành một khối mà không một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục được. Dân tộc Việt Nam sẽ hi sinh thân mình để giữ nền độc lập tự chủ, tự cường này. Lời khẳng định ấy một lần nữa chứng minh sức mạnh của một dân tộc anh hùng, sức mạnh của sự đoàn kết, ý chí sắt đá về độc lập tự do của dân tộc ta, của nhân dân ta.

Hơn nữa ta có thể thấy đây là bản tuyên ngôn thứ 3 trong lịch sử Việt Nam, và cũng là bản tuyên ngôn chính thức sau Nam quốc sơn hà và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Câu nói giống như mang cả hồn thiêng, sự kiêu hùng của đất nước Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lòng yêu nước và sức mạnh chiến đấu thì chưa bao giờ nhỏ. Câu nói cũng giống như một lời nhắc nhở đến toàn thể người dân Việt Nam cần dốc lòng để bảo vệ những gì chính đáng thuộc về chúng ta, dùng cả sự sống để nuôi dưỡng sự lớn mạnh của tổ quốc.

Văn bản

Dưới đây là đoạn trích trong bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945 - khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà [nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam].

Tuyên ngôn độc lập

[Trích]

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị [1]. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nuớc Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

{…}

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng :

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

[HỒ CHÍ MINH, Toàn tập, tập 4,NXB Chính trị Quốc gia, 1995]

[1] Thoái vị : từ bỏ ngôi vua.

Loigiaihay.com

Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập để hiểu rõ hơn về một áng văn chính luận mẫu mực của Bác và có ý nghĩa vô cùng to lớn với nhân dân Việt Nam. Những hướng dẫn soạn văn bài Tuyên Ngôn Độc Lập dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong tuyệt phẩm đời đời này của Người.

 Nguồn Internet

I.Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập

1.Tác giả

a, Cuộc đời

– Hồ Chí Minh [19/05/1890 – 02/09/1969] có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu lòng yêu nước ở Kim Liên – Nam Đàn – tỉnh Nghệ An.

– Chính sự nuôi dưỡng tinh thần dân tộc yêu nước từ nhỏ nên cuộc đời Bác đã dành trọn cho nước, cho dân. Người là nhà cách mạng lỗi lạc của Việt Nam, Người đã khai sáng đất nước khỏi kiếp nô lệ ngàn năm và mở ra thời kỳ độc lập, tự do cho dân tộc.

– Ngày 05/06/1911 Bác ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng. Bác trải qua nhiều nước trên thế giới, làm nhiều nghề và thông thạo nhiều thứ tiếng.

– Ngày 03/02/1930 Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Ngày 28/01/1941 Người quay trở về nước.

– Ngày 02/09/2945 Người viết và đọc Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

– Nhân dân Việt Nam và thế giới đều thương tiếc Bác và đặt tượng đài của Bác ở nhiều nơi để tưởng nhớ Người. Dù Bác đã xa ta nhưng chúng ta vẫn có thể thăm viếng Bác tại Lăng Hồ Chủ Tịch ở Ba Đình, Hà Nội.

b, Phong cách sáng tác

– Bác không chỉ là nhà văn chính luận sâu sắc, là nhà thơ uyên thâm mà Bác còn viết truyện và ký đầy hàm xúc và sáng tạo.

– Phong cách sáng tác đa dạng, cái nhìn đa chiều và tinh thần dân tộc to lớn được Bác chia sẻ trong từng sáng tác của mình. Các tác phẩm đều thể hiện rất rõ tính chiến đấu, tính chân thật trong văn chương và ý thức trách nhiệm của người cầm bút.

– Các tác phẩm nổi tiếng của Bác: Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ký Vừa đi đường vừa kể chuyện, truyện Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Nhật ký trong tù,…

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh ra đời

– Thời điểm ra đời bản Tuyên ngôn độc lập là khi phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh và chúng ta đã giành lại chính quyền trên mặt trận cả nước.

– Ngày 26-04-1945, Bác đã viết bản Tuyên ngôn độc lập tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội.

– Ngày 02-09-1945, trước toàn thể đồng bào, Bác đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nguồn Internet

b, Giá trị nội dung

– Khẳng định với thế giới về một đất nước Việt Nam toàn vẹn, độc lập và tự do; nhân dân ta đã thoát khỏi chế độ thực dân, chấm dứt sự kìm kẹp của ách nô lệ.

– Tác phẩm còn lên án tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và ngăn chặn những âm mưu, thủ đoạn xâm lược của chúng đối với dân tộc Việt Nam.

– Tình yêu nước mãnh liệt và thương dân vô bờ ở vị cha già kính yêu của dân tộc được thể hiện rõ nét trong từng câu chữ nơi tác phẩm.

c, Giá trị nghệ thuật

– Ngôn từ đanh thép, sắc bén, lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực.

– Sử dụng hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm.

II. Soạn bài Tuyên ngôn độc lập ngắn gọn

Câu 1: Phân chia bố cục tác phẩm

– Phần 1 [Từ đầu => không ai chối cãi được]: Cơ sở lý luận của bản Tuyên ngôn độc lập.

– Phần 2 [Tiếp đó => phải được độc lập]: Tố cáo những tội ác giặc đã gây ra và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

– Phần 3 [đoạn còn lại]; Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc.

Câu 2: Việc trích dẫn phân tích Tuyên ngôn độc lập [1776] của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền [1793] của Pháp có ý nghĩa gì?

– Với sự mở đầu đầy ẩn ý thể hiện được cái tầm của một nhà lãnh đạo ưu tú,tài ba của Bác.

– Bác đã lấy chính bản Tuyên ngôn của Pháp, của Mỹ là những nước xâm lược Việt Nam để lập luận một cách sắc bén để chứng minh rằng:

+ Tất cả các dân tộc đều có quyền tự do và bình đẳng như nhau. Đề cao tính nhân đạo, công bằng và tư tưởng tiến bộ.

+ Tăng thêm sức thuyết phục và sự quyết liệt khi đối diện với kẻ thù.

=> Phân tích Tuyên ngôn độc lập ta sẽ thấy từ cơ sở pháp lý tuyên bố nền độc lập, tự do của dân tộc để mở rộng ra nói đến nền tự do của các dân tộc bị xâm lăng, đàn áp trên thế giới. Bác đã sử dụng khôn khéo nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” khi dùng chính lý lẽ của bọn xâm lược để đáp trả những luận điệu xảo trá của chúng.

Câu 3: Hồ Chí Minh đã lật tẩy bộ mặt xảo quyệt, tàn bạo mà thực dân Pháp áp chế lên nhân dân ta với những bằng chứng, lý lẽ khiến chúng không thể chối cãi, bẻ ngang luận điệu xảo trá của chúng.

Nguồn Internet

– Thực dân Pháp khi kéo quân đến nước ta thì ra điệu “khai hóa” đầy cao cả nhưng thực chất chúng “cướp nước ta, áp bức đồng bào” chúng ta:

+ Minh chứng đưa ra cụ thể về thực trạng đất nước “xác xơ”, “tiêu điều”, người dân thì “nghèo nàn”, “thiếu thốn”.

+ Điệp từ “chúng” được lặp lại nhiều lần để liệt ra hàng loạt những tội ác đáng căm phẫn mà bọn thực dân đã gây ra cho nước ta => thể hiện sự căm phẫn đến tột cùng.

-Thực dân Pháp luôn kể công rằng “bảo hộ” nhưng thực tế là “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”:

+ Năm 1940, Nhật tiến vào xâm lược Đông Dương, chính Pháp lúc này đã “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”.

+ Pháp còn “thẳng tay khủng bố Việt Minh”, “nhẫn tâm giết tù chính trị”.

– Pháp cho rằng Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Bác đã một lần nữa khẳng định Đông Dương là thuộc địa của Nhật.

=> Bản Tuyên ngôn độc lập chính là lời khẳng định đanh thép về nền độc lập của dân tộc có được là từ sự đấu tranh của nhân dân và tố cáo những luận điệu xảo quyệt, mưu đồ tàn bạo của thực dân Pháp.

Câu 4: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn là phong cách nghệ thuật quen thuộc trong nét văn chính luận của Bác:

– Giọng văn sắc bén, ngôn từ chắt lọc, ngắn gọn, súc tích, câu từ dễ hiểu, dễ đi vào lòng người và ghi nhớ sâu đậm.

– Luận điểm, lý lẽ vô cùng thuyết phục, hùng hồn.

– Tuyên ngôn độc lập là áng văn thiên cổ muôn đời lưu lại mọi thời đại có giá trị lịch sử to lớn đối với dân tộc.

Với những hướng dẫn soạn bài Tuyên ngôn độc lập ngắn gọn như trên, hy vọng phần nào hỗ trợ các bạn nắm được ý chính của tác phẩm với những giá trị lịch sử lớn lao, mà Bác đã tâm huyết viết lại. Các bạn hãy tải app học tập Kiến Guru để hiểu và soạn nhiều tác phẩm một cách chi tiết nhất và dễ học nhất ngoài tác phẩm Tuyên ngôn độc lập 12 nhé.

Video liên quan

Chủ Đề