Quá trình đô thị hóa ở trung và nam mỹ năm 2024

- Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, sự phát triển của công nghiệp.

- Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát. Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội và môi trường (thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm,...).

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

câu 2: trình bày sự phân hóa khí hậu bắc mỹ, sự phân hóa khí hậu trung và nam mỹ

- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.

+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

+ Theo chiều kinh tuyến :

Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.

Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.

- Nguyên nhân :

+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.

+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.

Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.

THAM KHẢO :Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/bai-2-trang-115-sgk-dia-li-7-c90a13133.html

ixzz7Mxq9YpLP

câu 3: tại sao nói quá trình đô thị hóa ở trung và nam mỹ để lại nhiều hậu quả nặng nề

Qúa trình đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mỹ đã gây ra những hậu quả gì về xã ... nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực.

câu 4: đặc điểm đô thị hóa ở trung và nam mỹ có j khác đô thị hóa ở bắc mỹ. kể tên 1 số độ thị lớn ở trung và nam mỹ

Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

- Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi kinh tế chưa phát triển nên gây nhiều hậu quả như thiếu việc làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường đô thị,...

câu 5: sự bất hợp lý trong chế độ sở hựu ruộng đất ở trug và na mỹ được biểu hiện ntn. nêu hậu quả của sự bất hợp lý đó

- Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.

- Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.

Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.

1. Đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ. 2. Trình bày vấn đề ô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ. 3. Trình bày một số nét đặc sắc trong văn hóa Mỹ Latinh. 4. Giải thích vì sao dân cư Trung và Nam Mỹ có nguồn gốc đa dạng...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 157 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào thông tin trong bài, em hãy cho biết đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ.

Phương pháp giải:

Đọc nội dung mục 1 (Đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ).

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ:

- Dân cư gồm người nhập cư và người lai.

- Người bản địa chủ yếu là người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít di cư từ châu Á sang.

- Từ cuối thế kỉ XVI, đa số người nhập cư là người châu Âu gốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

- Đến thế kỉ XVII, người nhập cư chủ yếu là người châu Phi.

- Sự hòa huyết giữa người gốc Âu, người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa => người lai.

? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 157 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 17.1 và thông tin trong bài, em hãy trình bày vấn đề ô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ.

Quá trình đô thị hóa ở trung và nam mỹ năm 2024

Phương pháp giải:

Quan sát hình 17.1 và đọc thông tin trong mục 2 (Đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ).

Lời giải chi tiết:

Vấn đề ô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ:

- Tốc độ đô thị hóa cao (tỉ lệ dân thành thị chiếm trên 80% số dân – 2020).

- Đô thị hóa mang tính tự phát do quá trình cải cách ruộng đất không triệt để.

\=> Tạo ra nhiều sức ép về kinh tế - xã hội và môi trường cho các quốc gia trong khu vực.

- Một số đô thị trên 10 triệu dân: Mê-hi-cô Xi-ti, Xao Pao-lô, Ri-ô Gia-nê-rô,…

? mục 3

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 159 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 17.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày một số nét đặc sắc trong văn hóa Mỹ Latinh.

Quá trình đô thị hóa ở trung và nam mỹ năm 2024

Phương pháp giải:

Quan sát hình 17.2 và đọc thông tin trong mục 3 (Văn hóa Mỹ Latinh).

Lời giải chi tiết:

Một số nét đặc sắc trong văn hóa Mỹ Latinh:

- Ngôn ngữ: hệ Latinh (tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng chủ yếu ở Bra-xin, tiếng Tây Ban Nha được sử dụng ở đa số các quốc gia còn lại.

- Sự kết hợp các nền văn hóa trên thế giới với nền văn hóa bản địa => nền văn hóa Mỹ Latinh đặc sắc, phong phú.

+ Lễ hội: Ca-ni-van.

+ Vũ điệu: tăng-gô, xan-xa, rum-ba, cha-cha-cha,…

Luyện tập

Giải bài luyện tập 1 trang 159 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Giải thích vì sao dân cư Trung và Nam Mỹ có nguồn gốc đa dạng.

Phương pháp giải:

Dân cư Trung và Nam Mỹ gồm người bản địa, người nhập cư và người lai.

\=> Liên hệ kiến thức đã học để giải thích.

Lời giải chi tiết:

Dân cư Trung và Nam Mỹ có nguồn gốc đa dạng do sự hòa huyết giữa người Anh-điêng bản địa với người gốc Âu và người gốc Phi.

Giải bài luyện tập 2 trang 159 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Dựa vào hình 17.1, em hãy nhận xét đặc điểm phân bố các đô thị ở Trung và Nam Mỹ.

Quá trình đô thị hóa ở trung và nam mỹ năm 2024

Phương pháp giải:

Quan sát hình 17.1, đọc chú giải để xác định kí hiệu các đô thị và nhận xét sự phân bố của chúng trên bản đồ.

Lời giải chi tiết:

Các đô thị ở Trung và Nam Mỹ phân bố không đều:

- Các đô thị lớn trên 10 triệu người phân bố chủ yếu ven biển phía đông nam Nam Mỹ (Ri-ô đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret). Ngoài ra, còn phân bố ở tây bắc Nam Mỹ và Trung Mỹ.

- Các đô thị trên 5 – 10 triệu người phân bố ven biển phía tây Nam Mỹ (Li-ma, Xan-ti-a-gô).

- Các đô thị từ 1 – 5 triệu người phân bố rải rác, tập trung nhất ở Trung Mỹ, tây bắc Nam Mỹ và phía đông của Nam Mỹ.

Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 159 SGK Lịch sử và Địa lí 7

Em hãy sưu tầm tư liệu và viết một đoạn văn giới thiệu nét đặc sắc của văn hóa Mỹ Latinh.

Phương pháp giải:

- Sưu tầm tư liệu trên internet, sách, báo,…

- Tập trung về: lễ hội Ca-ni-van; các vũ điệu (tăng-gô, xan-xa, rum-ba, cha-cha-cha,…).

Lời giải chi tiết:

Văn hóa Mỹ Latinh là một nền văn hóa đặc sắc và phong phú bởi sự kết hợp giữa các nền văn hóa trên thế giới với nền văn hóa bản địa. Điển hình cho nền văn hóa này là lễ hội Ca-ni-van sôi động và các vũ điệu cuốn hút (tăng-gô, xan-xa, rum-ba, cha-cha-cha,…). Ca-ni-van là lễ hội đường phố tràn ngập âm nhạc cùng vũ điệu sam-ba được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro (Bra-xin) vào thời gian từ 28/2 – 4/3 hàng năm. Trong lễ hội này, người dân được hòa mình vào lễ diễu hành của các vũ công sam-ba nóng bỏng và quyến rũ.

  • Bài 18. Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo 1. Xác định vị trí của rừng nhiệt đới A-ma-dôn trên bản đồ. Nêu các đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn. 2. Phân tích vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên rừng A-ma-dôn hiện nay...
  • Bài 16. Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo 1. Trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông - tây của tự nhiên khu vực Trung và Nam Mỹ. 2. Trình bày sự phân hóa tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc - nam...
  • Bài 15. Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững, một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo 1. Phân tích phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên. 2. Xác định trên bản đồ các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ. Kể tên các ngành kinh tế ở một số trung tâm...
  • Bài 14. Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo 1. Kể tên các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng Bắc Mỹ. Trình bày sự phân hóa địa hình Bắc Mỹ theo chiều đông - tây. 2. Trình bày sự phân hóa khí hậu Bắc Mỹ theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây... Bài 13. Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

1. Mô tả sự kiện Cris-xtốp Cô-lôm-bô (C. Cô-lôm-bô) phát kiến ra châu Mỹ. Phân tích hệ quả địa lí - lịch sử của việc C.Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 - 1502). 2. Cho biết châu Mỹ nằm trên những bán cầu nào? Lãnh thổ trên đất liền trải dài qua bao nhiêu vĩ độ? Nêu tên các biển, đại dương tiếp giáp với châu Mỹ...

Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác gì so với quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ?

- Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. - Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Tốc độ đô thị hóa nhanh trong khi kinh tế chưa phát triển nên gây nhiều hậu quả như thiếu việc làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường đô thị,...

Đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ có đặc điểm gì?

Trung và Nam Mĩ đang dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hoá. Tỉ lệ dân đô thị chiếm khoảng 75% dân số. Tuy nhiên, 35% - 45% dân đô thị phải sống ở ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột, với những điều kiện khó khăn. - Tốc độ độ thị hóa nhanh nhất thế giới.

Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ có đặc điểm gì?

- Đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mĩ: + Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ diễn ra rất nhanh. + Tỉ lệ dân thành thị của Bắc Mỹ hiện nay cao nhất thế giới. + Các đô thị lớn tập trung chủ yếu ở phía Nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương.

Thế nào là quá trình đô thị hóa?

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Ta cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian.