Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là gì

Nếu đã từng nghe đến những học thuyết liên quan đến nền kinh tế thì chắc chắn không thể không biết đến học thuyết giá trị thặng dư là gì. Đối với chủ nghĩa tư bản, giá trị thặng dư chính là điều kiện để có thể tồn tại và cũng đồng thời là cơ sở để phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vậy, giá trị thặng dư là gì và có nguồn gốc ra đời như thế nào? Đặc điểm ra sao? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Giá trị thặng dư là gì

– Theo những kết luận của C.Mác, giá trị thặng dư là gì được hiểu như sau: Đây là giá trị do những người lao động làm thuê lao động và sản sinh vượt quá giá trị sức lao động của mình và bị nhà tư bản chiếm đoạt.

– Khi nhà tư bản thực hiện đầu tư các chi phí về nguyên vật liệu để sản xuất thì mục đích của họ là nhằm chiếm đoạt được giá trị thặng dư là số tiền thu được được tăng lên so với số tiền mà họ đã bỏ ra.

– Người lao động làm thuê trong quá trình lao động thực chất tạo ra được rất nhiều những giá trị và nhiều hơn so với tiền công họ được trả. 

Hiểu được bản chất của giá trị thặng dư là gì thì chúng ta cũng cần phải nắm được những yếu tố gây ảnh hưởng đến giá trị thặng dư này để có cá nhìn toàn diện hơn. Theo đó, những yếu tố này bao gồm:

– Năng suất lao động của người làm thuê: Đây chính là số lượng sản phẩm mà người làm thuê làm ra được trong một khoảng thời gian nhất định.

– Thời gian lao động: Đây là khoảng thời gian mà người làm thuê cần tiêu tốn để có thể tạo ra một số lượng sản phẩm trong điều kiện sản xuất bình thường. Điều kiện sản xuất bình thường tức là những điều kiện cần có để người lao động có thể làm việc ở mức tối thiểu để tạo ra sản phẩm.

– Cường độ lao động: Đây là sự hao phí về trí lực và sức lực của người làm thuê khi làm việc trong một khoảng thời gian nhất định để sản xuất ra sản phẩm.

– Những yếu tố khác:

+ Công nghệ sản xuất

+ Thiết bị, máy móc

+ Vốn đầu tư

+ Trình độ quản lý

Có ba cách để có thể sản xuất giá trị thặng dư là gì từ nhà tư bản được sử dụng nhiều nhất. 

Cách thứ nhất, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

– Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được dựa vào việc kéo dài thời gian lao động tối đa nhiều hơn khoảng thời gian cần thiết để lao động và tạo ra sản phẩm.

– Phương thức: Kéo dài ngày lao động và giữ nguyên khoảng thời gian lao động tất yếu, năng suất để làm tăng lên giá trị thặng dư.

– Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Với đặc điểm sản xuất còn thủ công, năng suất thấp.

Cách thứ hai, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

– Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu trên cơ sở tăng năng suất lao động.

– Phương thức: Hạ thấp giá trị sức lao động để rút ngắn thời gian lao động yếu, trong khi đó thời gian lao động cần thiết không thay đổi, từ đó làm tăng giá trị thặng dư.

Cách thứ ba, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch

– Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được vượt trội hơn so với giá trị thặng dư bình thường của xã hội. 

– Phương thức: Tập trung đẩy mạnh việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động cá biệt. Từ đó, giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.

Ví dụ 1: Có thể hiểu GTTD của Karl Marx là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và số tiền được có nhà tư bản bỏ ra.Trong quá trình kinh doanh, các nhà tư bản kinh doanh dưới hình thức tư liệu sản xuất sẽ gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tiền để thuê mướn NLĐ gọi là tư bản khả biến.

Ví dụ 2: Một NLĐ làm việc trong một ngày được giá trị sản phẩm là 1 đồng. Nhưng đến ngày thứ hai trở đi, trên cơ sở sức lao động đã bỏ ra ở ngày thứ nhất, NLĐ đó sẽ làm ra được 3 đồng. Số tiền chênh lệch đó chính là giá trị thặng dư sức lao động.

Máy móc với tư cách là yếu tố của quá trình lao động tạo ra giá trị sử dụng với máy móc đóng vai trò là yếu tố của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị hàng hóa. Hàng hóa có hai thuộc tính:giá trị sử dụng và giá trị bởi vì lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Bất cứ quá trình lao động nào cũng bao gồm các nhân tố chủ yếu là: lao động có mục đích của con người, đối tượng lao động, tư liệu lao động [mà quan trọng hơn cả là công cụ lao động, nhất là công cụ cơ khí hay máy móc]. Sử  dụng máy móc càng hiện đại thì sức sản xuất của lao động càng cao, càng làm ra nhiều giá trị sử dụng [nhiều của cải] trong một đơn vị thời gian.

Giá trị thặng dư không phải là phần trả công của quản lý cho nhà tư bản.

Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến tương ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.

Công thức tính như sau:

m’ = [m / v] x 100%.

Trên đây là những kiến thức về giá trị thặng dư là gì do Công ty luật ACC tổng hợp, phân tích và gửi đến bạn đọc. Đây tuy là vấn đề mang tính lý luận, vĩ mô nhưng trên thực tế nó hoàn toàn có thể áp dụng và chính xác ở bất kỳ thời đại nào. Do đó, nếu hiểu và có thể thực hiện những nguyên lý này vào trong thực tiễn, những hoạt động kinh tế sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng, giá trị và giá trị thặng dư.

Quá trình sản xuất này có hai đặc điểm là công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản; toàn bộ sản phẩm làm ra thuộc về nhà tư bản.

Nghiên cứu Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản chủ nghĩa, ta cần giả định ba vấn đề là nhà tư bản mua tư liệu sản xuất và sức lao động đúng giá trị; khấu hao máy móc vật tư đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và năng suất lao động ở một trình độ nhất định

Ví dụ giả định. Để sản xuất sợi, một nhà tư bản chi phí cho các yếu tố sản xuất như mua 10kg bông hết 20USD; mua sức lao động một ngày [8 giờ] là 5 USD; hao mòn máy mócc để chuyển 10kg bông thành sợi là 5 USD.

Giả định trong 4 giờ đầu của ngày lao động, bằng lao động cụ thể của mình, người công nhân vận hành máy móc đó chuyển được 10kg bông thành sợi có giá trị là 20 USD, bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân đó tạo ra được một lượng giá trị mới là 5 USD, khấu hao máy móc là 5 USD. Như vật giá trị của sợi là 30 USD

Nếu Quá trình lao động dừng lại ở đây thì nhà tư bản không có lợi gì và người công nhân không bị bóc lột. Theo giả định trên, ngày lao động là 8 giờ nên người công nhân tiếp tục làm việc 4 giờ nữa. Trong 4 giờ này, nhà tư bản chỉ cần đầu tư thêm 10 kg bông hết 20USD và hao mòn máy móc 5 USD để chuyển 10kg bông nữa thành sợi. Quá trình lao động tiếp tục diễn ra và kết thúc Quá trình này, người công nhân lại tạo ra được số sản phẩm sợi có giá trị là 30 USD nữa.

Như vậy, trong 8 giờ lao động, người công nhân tạo ra lượng sản phẩm sợi có giá trị bằng giá trị của bông 20kg thành sợi là 40 USD + giá trị hai lần khấu hao máy móc là 10 USD + giá trị mới do sức lao động của công nhân tạo ra trong ngày là 10 USD. Tổng cộng là 60 USD;

Trong khi đó nhà tư bản chỉ đầu tư 20kg bông có giá trị 40 USD + hao mòn máy móc hai lần 10 USD + mua sức lao động 5 USD. Tổng cộng là 55 USD;

So với số tư bản ứng trước [55 USD], sản phẩm sợi thu được có giá trị lớn hơn là 5 USD [60USD – 55USD]. 5 USD này là giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được.

Vậy, giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động do người công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt, không trả tiền. [Đọc lại cái ví dụ này mới thấy bọn cộng sản ngu vãi]

2] Một số nhận xét Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

a] Phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra [20kg sợi], chúng ta thấy có 2 phần: giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của công nhân mà được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ [trong ví dụ là 50 USD]. Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất gọi là giá trị mới [trong vớ dụ là 10 USD]. Phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.

b] Ngày lao động của công nhân bao giờ cũng chia thành hai phần là thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư

c] Sau khi nghiên cứu Quá trình sản xuất giá trị thặng dư, chúng ta thấy mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đó được giải quyết.

[Tổng: 7 Trung bình: 1.7]

Video liên quan

Chủ Đề