Quan hệ sản xuất là gì ví dụ năm 2024

Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất, quy luật gốc của sự phát triển xã hội. Bài viết này Ôn thi sinh viên sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản này nhé!

- Khái niệm lực lượng sản xuất : lực lượng sản xuất là tổng hợp những yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cảm biến giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

Sơ đồ kết cấu lực lượng sản xuất

- Tính chất của lực lượng sản xuất: nói lên tính chất cá nhân hay tính chất xã hội hóa trong việc sử dụng tư liệu sản xuất [Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm công cụ lao động, đối tượng lao động, phương tiện lao động] - Khái niệm trình độ của lực lượng sản xuất là sự phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử. Nó được thể hiện ở trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động; trình độ của công cụ lao động; trình độ tổ chức, phân công lao động; trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. - Khái niệm quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong quá trình sản xuất, mang tính tất yếu và khách quan, quyết định mọi mối quan hệ xã hội khác - Kết cấu của quan hệ sản xuất: bao gồm quan hệ phân phối sản phẩm, quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất

2. Nội dung quy luật

- Khái quát: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, còn quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối, tác động trở lại lực lượng sản xuất - Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất: 1. Quan hệ sản xuất luôn bị quy định bởi trình dộ phát triển của lực lượng sản xuất, nói cách khác quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [lực lượng sản xuất thế nào thì quan hệ sản xuất thế ấy]. 2. Khi lực lượng sản xuất biến đổi, mâu thuẫn với quan hệ sản xuất thì quan hệ sản xuất phải thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất, Nói cách khác lực lượng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất cũng thay đổi theo 3. Luận giải thêm: - Trong phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất, có tính năng động, cách mạng, thường xuyên bị biến đổi, trong khi quan hệ sản xuất là hình thức của quá trình sản xuất, có tính ổn định tương đối - Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định sẽ làm cho quan hệ sản xuất không còn phù hợp với nó nữa. Khi đó quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Yêu cầu khách quan của sự phát triển là phải thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển - Sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là PTSX cũ mất đi, PTSX mới ra đời. Ví dụ: xã hội nguyên thủy, con người có nhận thức, tri thức về thế giới tự nhiên còn hạn chế; công cụ lao động thô sơ, đơn giản nên không thể tạo ra số lượng sản phẩm lớn. Với sản phẩm ít ỏi như vậy dẫn đến điều kiện tất yếu là họ phải làm chung, sở hữu chung, phân chia của cải có được ngang đều cho tất cả mọi người [công hữu về tư liệu sản xuất]. Đến giai đoạn cuối thì các công cụ kim loại đã xuất hiện , khi đó mỗi người đã tự tạo ra nhiều sản phẩm cho mình => vậy mối quan hệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã xuất hiện. Vậy yếu tố lao động là công cụ mới ra đời, quan hệ sản xuất xã hội cũ không còn nữa, sẽ chuyển sang chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất \=> Lực lượng sản xuất có liên quan đến quan hệ sản xuất - Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:

Nguyên do tác động: + Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất. quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. [lực lượng sản xuất thế nào thì quan hệ sản xuấtthế ấy]. + Quan hệ sản xuất hình thành hệ thống động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. + Đem lại năng suất, chất lượng sản xuất. Cách thức tác động: 1. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ví dụ: Một công ty có cơ chế trả lương, đãi ngộ tốt cho nhân viên, công nhân trong lực lượng sản xuất thì điều đó sẽ thúc đẩy họ hăng hái, thoải mái khi được động viên, khích lệ trong quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm tốt, chất lượng với năng suất làm việc cao thúc đẩy cho sự phát triển của xí nghiệp, tư nhân ấy 2. Khi quan hệ sản xuất không phù hợp [nghĩa là khi quan hệ sản xuất quá lạc hậu hoặc “vượt trước” lực lượng sản xuất] với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ trở thành xiềng xích chính kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ví dụ: Xã hội VN xưa trong quan hệ sản xuất chính là hợp tác xã, làm chung hưởng chung, không phù hợp kìm hãm sự phát triển của xã hội VN vì người lao động không có thái độ cầu tiến khi chế độ xã hội lúc ấy không phân biệt người làm nhiều người làm ít, của cải vật chất sản xuất ra chia đều cho tất cả mọi người. Cho đến khi đổi mới chuyển sang quan hệ xã hội tư bản, chủ nghĩa, mỗi người làm việc và được trả công theo đúng năng lực và hiệu suất, khi ấy xã hội mới có sự thúc đẩy sản xuất, kinh tế phát triển

3. Ý nghĩa quy luật trong đời sống xã hội

  1. Phương pháp luận: Trong thực tiễn, muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trước hết là phát triển lực lượng lao động và công cụ lao động. Hay, muốn xóa bỏ một quan hệ sản xuất cũ, thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải căn cứ từ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nghĩa là từ tính tất yếu kinh tế, yêu cầu khách quan của quy luật kinh tế, chống tùy tiện, chủ quan, duy tâm, duy ý chí. Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng trong quán triệt, vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng CSVN.
  2. Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta:

Quan hệ sản xuất là gì bao gồm những yếu tố nào?

Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ giữa người với người trong sở hữu tư liệu sản xuất; quan hệ giữa người với người trong tổ chức, quản lý sản xuất; và quan hệ giữa người với người trong phân phối sản phẩm. Trong ba mặt cấu thành quan hệ sản xuất, mặt sở hữu có vị trí quan trọng nhất, quyết định các mặt còn lại.

Quan hệ sản xuất tiếng Anh là gì?

Quan hệ sản xuất trong tiếng Anh được gọi là Relations of production. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất của cải vật chất xã hội.

Ví dụ về sản xuất cái gì?

Sản xuất có thể hiểu đơn giản là quá trình biến đầu vào hay còn gọi là các yếu tố sản xuất thành các đầu ra [hay là sản phẩm]. Ví dụ: Để sản xuất quần áo, các doanh nghiệp phải sử dụng đầu vào như lao động, vải, kim, chỉ, máy may, cúc, kéo để sản xuất ra những bộ quần áo mùa hè, mùa đông, quần áo bảo hộ,...

Lực lượng sản xuất là gì nêu ví dụ?

Lực lượng sản xuất bao gồm nhân lực, công nghệ, trang thiết bị, quá trình quản lý, cũng như các yếu tố khác có liên quan đến quá trình sản xuất. Khái niệm này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà còn bao gồm cả sản xuất nông nghiệp và dịch vụ.

Chủ Đề