Quy cách làm sân tennis

Tại Điều 1, trong Luật tennis cơ bản do Liên đoàn Quần vợt thế giới (ITF) quy định:

- Sân Tennis tiêu chuẩn hay sân quần vợt là một sân đấu có hình chữ nhật với bề mặt phẳng. Kích thước sân tennis có chiều dài là 23,77 m, rộng 8,23 m với trận đơn và 36 feet (10,97 m) cho trận đôi.

Quy cách làm sân tennis

Kích thước sân tennis tiêu chuẩn quốc tế

- Lưới dùng thi đấu tiêu chuẩn của sân tennis

- Chiều cao lưới 914 mm ở giữa và 1,07 m ở 2 cột lưới.

- Cạp lưới màu trắng, bản rộng trong khoảng 5 – 6,35 cm.

- Được căng ngang theo chiều rộng sân, song song với đường biên và chia đều 2 bên.

- Được buộc bằng một sợi dây thừng hoặc dây kim loại có đường kính tối đa là 0,8 cm vào 2 cột lưới.

- Tiêu chuẩn về cột lưới khi thi đấu tennis

- Cột lưới của sân tennis hay còn gọi là trụ tennis được thiết kế có hình tròn hoặc hình vuông. Nếu như thiết kế tròn thì có đường kính 15 cm còn vuông thì có chiều dài cạnh là15 cm. Cột lưới cao hơn mép trên của lưới tối đa là 2,5 cm. Tâm cột đặt cách mép ngoài đường biên dọc mỗi bên 0.914 m.

- Ở cuối 2 bên sân là đường biên ngang cuối sân, 2 bên mép là đường biên dọc cách lưới 6,4 m, còn được gọi là đường giao bóng.

- Các đường kẻ giới hạn trên sân tennis

- Đường kẻ giới hạn phát bóng ở chính giữa rộng 5 cm trong khoảng sân giữa lưới và đường giao bóng.

- Ở chính giữa đường biên ngang, kẻ một vạch mốc giao bóng rộng 5 cm, dài 10 cm, vuông góc với đường cuối sân và hướng vào mặt trong sân.

Lưu ý: Ở luật chơi tennis cơ bản, tất cả những đường kẻ tối thiểu phải đạt 2,5 cm và không quá 5 cm, ngoại trừ đường cuối sân có thể kẻ rộng 10 cm, và phải đảm bảo chúng cùng 1 màu.

Các loại sân tennis hiện nay

Có 4 loại sân chính, tùy vào nguyên liệu làm bề mặt sân, mỗi bề mặt sẽ cho tốc độ và độ nẩy khác nhau của bóng, từ đó ảnh hưởng đến người chơi:

>> Có thể bạn quan tâm: 3 LOẠI SÂN TENNIS: CỨNG - CỎ - ĐẤT NỆN CÓ GÌ KHÁC BIỆT?

Sân đất nện

Sân đất nện được làm bằng đá hay gạch nghiền nát. Thường có màu đất đỏ. Loại sân này làm cho bóng nẩy chậm và lên cao. Sân này thích hợp cho các tay vợt thích đứng cuối sân thay vì lên lưới và phải có nhiều kiên nhẫn vì một điểm đánh chậm và lâu. Đa số các sân đất nện là ở Châu Âu và Châu Nam Mỹ.

Quy cách làm sân tennis

Các tay vợt thi đấu trên sân đất nện

Cho đến nay Roland Garros vẫn đang là giải đấu trên mặt sân đất nện lớn nhất thế giới, quy tụ hàng trăm khán giả đến theo doi hàng năm.

Tại Việt Nam, Kỳ Sơn Xanh được xem là sân đất nện duy nhất đạt chất lượng tiêu chuẩn thế giới tại Việt Nam. Nằm trong khu nghỉ dưỡng sinh thái The Melody Villas, bên cạnh khu thác Thăng Thiên, tại Dân Hòa, Kỳ Sơn, Hòa Bình, Kỳ Sơn Xanh được xem là điểm đến lý tưởng cho các tay vợt đam mê chinh phục cảm giác mới và khao khát một lần được trải nghiệm trên mặt sân của “Vua đất nện”. Đến đây, ngoài chơi tennis, bạn còn được hòa mình trong thiên nhiên hoang dại, tận hưởng cái khí trời tươi mát, trong lành cùng những món ăn dẫn dã, truyền thống.

Sân cỏ

Là loại sân tốn kém nhất cả về chi phí làm sân đến chi phí bảo dưỡng, duy trì, không khó hiểu khi sân cỏ ngày nay rất hiếm có. Đa số sân cỏ ngày nay chỉ thấy ở Anh vì người Anh vẫn thích giữ truyền thống quần vợt. Loại sân này làm cho bóng đi nhanh, nẩy thấp và không đều. Vì thế nó thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới (serve and volley).

Cuối tháng 6 tới, người hâm mộ quần vợt một lần nữa sẽ được mãn nhãn bởi các trận đấu đỉnh cao trong giải đấu sân cỏ lớn nhất thế giới - Giải Vô địch Wimbledon. Giải đấu năm nay hứa hẹn sẽ đem lại cho khán giả nhiều gay gay cấn bất ngờ khi có sự trở lại của Cựu tay vợt số 1 thế giới Roger Federer.

>> Muốn chơi tennis tốt, cần phải lựa chọn giày phù hợp: Cách lựa chọn giày tennis phù hợp với mọi loại sân người chơi cần biết

Sân cứng

Sân cứng là loại sân được xây dựng phổ biến nhất hiện nay, chi phí thấp và việc bảo quản sân cũng không gặp nhiều khó khăn hay đòi hỏi cao như sân cỏ hay sân đất nện.

Sân cứng có thể được làm từ xi măng hoặc bởi nhiều lớp cao su mỏng trộn với cát rồi đổ lên mặt xi măng. Loại sân này thường làm cho bóng đi nhanh, nẩy cao và đều, thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới (serve and volley) nhưng người ta cũng có thể làm cho mặt sân này “chậm” hơn lại bằng cách làm cho mặt sân nhám hơn hay mềm hơn.

Tại Hà Nội hiện nay, có khoảng gần 100 sân tập tennis loại này. Bạn có thể truy cập bài viết Danh sách sân tập tại Hà Nội để biết thêm thông tin chi tiết về địa điểm cũng như giá thuê sân:

Sân thảm

Sân bằng thảm thường được dùng khi người ta mượn sân bóng rổ hay các sân thể thao khác trong nhà để tranh giải quần vợt. Ban tổ chức trải một loại thảm đặc biệt chế tạo cho quần vợt lên trên sân và dựng cột và lưới. Sân thảm thường có độ nảy trung bình nên thích hợp cho mọi loại đấu thủ.

Tại Việt Nam, nhu cầu chơi tennis ngày càng tăng cao nên nhiều nhà đầu tư đã không ngần ngại khi bỏ ra một số tiền lớn để làm và tân trang sân tập, đem lại cho người chơi nhiều lựa chọn với giá thành cạnh tranh hơn.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về các loại sân cũng như kích thước tiêu chuẩn của sân tennis đạt chuẩn quốc tế. Chúc các bạn có được những khoảnh khắc tuyệt vời khi lên sân.