Quy chế Cuộc thi khoa học kỹ thuật

Ngày 2/11/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT về Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. [1]

Cho đến thời điểm này, cuộc thi khoa học kĩ thuật của học sinh phổ thông đã triển khai được 10 năm và nhận về nhiều lời khen, chê trái chiều.

Bởi, nhiều đề tài đạt giải cấp tỉnh đến cấp quốc qua trong nhiều năm qua nghiên cứu về robot, ung thư... đều "vượt tầm" của học sinh trung học [từ 15 đến 18 tuổi]. Các đề tài nghiên cứu học sinh thực chất tham gia bao nhiêu %, người lớn "đầu tư" nhiều hay ít trong các dự án này vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.

Trong khi đó, Bộ Giáo dục chưa bao giờ công bố toàn văn các dự án đạt giải nghiên cứu khoa học kĩ thuật khiến dư luận xôn xao bàn tán hết năm này qua năm khác, những nghi vấn thì vẫn còn ở đó.

Các em học sinh nhận giải Nhất cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật năm 2022. [Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn: moet.gov.vn]

Lỗ hỏng Thông tư 38/2012/TT

Cá nhân người viết nhận thấy, Thông tư 38/2012/TT ban hành Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông có lỗ hỏng vì không quy định mức độ % công sức của người hướng dẫn, người bảo trợ dẫn đến học sinh cho "ra lò" ra nhiều dự án "tầm cỡ", quá sức tưởng tượng.

Theo đó, Điều 5 quy định: "mỗi dự án dự thi có tối thiểu 01 người hướng dẫn nghiên cứu. Một người hướng dẫn được hướng dẫn tối đa hai dự án nghiên cứu khoa học của học sinh trong cùng thời gian."

Cụ thể, mỗi dự án dự thi có 01 giáo viên trung học [đang công tác tại cơ sở giáo dục trung học có học sinh dự thi] bảo trợ, do thủ trưởng cơ sở giáo dục trung học có học sinh dự thi ra quyết định cử.

Người bảo trợ có thể đồng thời là người hướng dẫn khoa học. Ngoài người bảo trợ, dự án dự thi có thể có thêm nhà khoa học chuyên ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ sở khoa học công nghệ [có thể là cha, mẹ, người thân của học sinh] hướng dẫn. [2]

Như thế, Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT cho phép nhiều người tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nhà khoa học chuyên ngành. Vậy nên, khi học sinh làm ra sản phẩm thì ban giám khảo không thể lượng hóa được bao nhiêu % công sức của trò - ngoại trừ người trong cuộc.

Chẳng hạn, năm nay Trường Trung học phổ thông chuyên Thái Nguyên [tỉnh Thái Nguyên] có 2 dự án đạt giải Nhất quốc gia, đó là: "Điều trị béo phì bằng cao chiết xanthone từ vỏ quả măng cụt [Garcinia mangostana L.] trên chuột nhắt trắng [Mus musculus]" - lĩnh vực Y sinh;

"Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây lá Khôi [Ardisia gigantifolia]" - Sinh học tế bào và phân tử.


Quảng Ninh có 2 dự án tham gia Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

Ngày 1/4/2022, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã dẫn lời Thạc sĩ Hóa học Trần Văn Hưng - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Thái Nguyên [tỉnh Thái Nguyên chia sẻ:

“Trước hết, ý tưởng là của học sinh, và nhà trường cũng có phản biện để học sinh đưa ra những lập luận chứng minh ý tưởng đó có tính khả thi, có ích với cộng đồng. Sau khi nghe học sinh giải trình, nhà trường thành lập tổ tư vấn, lựa chọn đề tài nghiên cứu, giao cho các thầy cô lãnh đội tìm hướng thực hiện, hỗ trợ giúp học sinh có thể tiếp cận thực hiện nghiên cứu đó đạt kết quả tốt nhất.

Khó khăn lớn nhất là nhà trường chưa có đủ các thiết bị nghiên cứu, chính vì thế các thầy cô lãnh đội phải liên hệ với một số viện, trung tâm nghiên cứu nơi có trang thiết bị phù hợp để các con học sinh thực hiện, cùng với sự hỗ trợ của rất nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu”.

Hay, bài viết "Đề tài thi khoa học kỹ thuật của học sinh phổ thông 'bề thế' như... luận văn thạc sĩ" ngày 1/4/2022 đăng trên Báo Tuổi Trẻ cho biết: "Một giảng viên cho hay trong số 12 dự án đoạt giải nhất, có một dự án đúng theo hướng nghiên cứu của mẹ là giảng viên đại học." [3]

Có thể nhận thấy, nếu không có sự hỗ trợ tận tình của giáo viên, viện, trung tâm nghiên cứu và chuyên gia thì làm sao các em có thể nghiên cứu được những dự án "khủng", chẳng hạn đề tài ung thư - vấn đề hóc búa trong y học, vượt tầm trình độ học sinh phổ thông.

Theo tìm hiểu của tôi, một dự án khoa học kĩ thuật của học sinh được người hướng dẫn hỗ trợ qua nhiều công đoạn, ngay từ lúc các em bắt tay vào nghiên cứu cho đến lúc dự thi cấp trường, cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Rất nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra.

1] Kiến thức "phổ thông" có đủ để học sinh từ 15 đến 18 tuổi nghiên cứu về robot, ung thư...?.


Bộ Giáo dục khẳng định cuộc thi khoa học kĩ thuật đúng quy chế, công bằng

2] Phòng thí nghiệm ở trường học phổ thông có đạt chuẩn để học sinh nghiên cứu những vấn đề hóc búa? Học sinh có thể sử dụng thành thạo các loại máy móc, trang thiết bị để điều chế, phân tích, thực nghiệm hay không?

3] Học sinh phổ thông phải học hàng chục môn, không có môn chuyên ngành, chuyên sâu thì có nghiên cứu ra những sản phẩm quá sức bản thân? Học sinh cuối cấp - lớp 9, lớp 12, thường đi học cả ngày, thời gian đâu để các em đến các viện, trung tâm nghiên cứu?

4] Học sinh chưa được học phương pháp nghiên cứu khoa học thì các em nghiên cứu bằng cách nào?

5] Bao nhiêu giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu về ung thư am hiểu ung thư? Vì sao nhiều dự án nghiên cứu về ung thư rất khả quan nhưng sau mỗi cuộc thi, sản phẩm không được công khai rộng rãi?

Ngoài ra, Điều 11 Thông tư 38/2012/TT-BGDĐTquy định: "giáo viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nhà khoa học tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học chịu trách nhiệm về nội dung của dự án mình hướng dẫn".

Tôi nghĩ, cụm từ "chịu trách nhiệm" còn chung chung, chưa tường minh, lẽ ra văn bản phải ghi rõ, người hướng dẫn phải chịu trách nhiệm về liêm chính học thuật trong nghiên cứu, cùng với đó là các quy định chống sao chép [đạo văn] mới hợp lí.

Thay lời kết

Chỉ bàn riêng lĩnh vực Sinh học tế bào phân tử, trong đó có nghiên cứu ung thư, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ung thư đang là thách thức của nhân loại, còn học sinh chưa có kiến thức căn bản về y học, làm sao có thể nghiên cứu thành công? [4]

Ngày 28/3/2019, Báo Nhân Dân đưa tin, sau tám năm miệt mài, Tiến sĩ Phan Minh Liêm [Viện trưởng Viện Y sinh Việt Nam - Hoa Kỳ] được cộng đồng quốc tế ghi nhận về việc lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tìm ra protein 14-3-3 sigma có khả năng tiến công hữu hiệu quá trình chuyển hóa năng lượng của các tế bào ung thư, tìm ra một cơ chế mới có khả năng đảo ngược quá trình phát sinh ung thư và tiêu diệt ung thư hiệu quả. [5]

Vậy mà học sinh phổ thông chỉ nghiên cứu trong vài ba tháng [cứ cho là vài năm] thì phát minh ra nhiều phương pháp chẩn đoán, điều trị ung thư, liệu có hoang tưởng?

Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục cần chỉnh sửa Thông tư 38/2021/TT bằng cách quy định rõ mức độ đóng góp tối thiểu của học sinh trong các dự án nghiên cứu khoa học kĩ thuật, đảm bảo yếu tố cơ bản trong nghiên cứu khoa học là tính liêm chính, học thuật. Đặc biệt là trả lại sân chơi cho chính các em học sinh với các đề tài, dự án đúng sức các em.

Tài liệu tham khảo:

[1] //thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-38-2012-TT-BGDDT-Quy-che-thi-khoa-hoc-ky-thuat-cap-quoc-gia-hoc-sinh-150866.aspx

[2] //moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-trung-hoc/Pages/default.aspx?ItemID=4081

[3] //tuoitre.vn/de-tai-thi-khoa-hoc-ky-thuat-cua-hoc-sinh-pho-thong-be-the-nhu-luan-van-thac-si-20220401161426743.htm

[4] //laodong.vn/ban-doc/nhung-tranh-cai-ve-cuoc-thi-khkt-quoc-gia-danh-cho-hoc-sinh-trung-hoc-hoc-sinh-nghien-cuu-ung-thu-bac-si-choang-876005.ldo

[5] //nhandan.vn/doi-song-xa-hoi-hangthang/thap-sang-hy-vong-cho-nguoi-benh-ung-thu-353877/

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Cao Nguyên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

Số: 32/2017/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ THI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, KỸ THUẬT CẤP QUỐC GIA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 38/2012/TT-BGDĐT NGÀY 02 THÁNG 11 NĂM 2012 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định 07/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 01 năm 2013 về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 như sau:

"1. Nội dung thi:

Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của các dự án, đtài, công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật [sau đây gọi chung là dự án] thuộc các lĩnh vực của Cuộc thi [phụ lục I]; dự án có thể của 1 [một] học sinh [gọi là dự án cá nhân] hoặc của nhóm 2 [hai] học sinh trong cùng đơn vị dự thi [gọi là dự án tập thể]."

2. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 5 như sau:

"a] Thí sinh là học sinh lớp 8, 9, 10, 11, 12".

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 như sau:

"2. Cơ cấu và thành phần ban giám khảo:

a] Trưởng ban giám khảo: Nhà khoa học có uy tín, có học hàm, học vị từ phó giáo sư, tiến sỹ trở lên;

b] Phó trưởng ban giám khảo: Nhà khoa học có uy tín, có học hàm, học vị từ phó giáo sư, tiến sỹ trở lên;

c] Thư ký: Chuyên viên của Vụ Giáo dục Trung học, Cục Quản lý chất lượng, Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường;

d] Giám khảo: Mỗi lĩnh vực dự thi có một tổ giám khảo do tổ trưởng phụ trách trực tiếp. Các giám khảo là các chuyên gia khoa học, nghiên cứu viên, chuyên viên, giảng viên đại học có học vị từ tiến sỹ trở lên;

đ] Những người có vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột tham dự Cuộc thi không được tham gia Ban Giám khảo Cuộc thi năm đó."

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 17 như sau:

"1. Chấm thi theo từng lĩnh vực

a] Mỗi dự án được đánh giá qua 02 phần thi độc lập:

Phần 1: Đánh giá thông qua hồ sơ dự án dự thi theo các tiêu chí đánh giá a, b, c quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này;

Phần 2: Đánh giá thông qua gian trưng bày và trả lời phỏng vấn theo các tiêu chí d, đ, e quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này. Từng giám khảo xem xét các dự án dự thi tại khu vực trưng bày, phỏng vấn các thí sinh có dự án dự thi thuộc lĩnh vực được phân công và cho điểm độc lập theo hướng dẫn chấm thi đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; thí sinh trình bày, trả lời phỏng vấn bằng Tiếng Việt;

b] Điểm của Phần 1 là trung bình cộng các điểm của các thành viên tgiám khảo chấm thi Phần 1; điểm của Phần 2 là trung bình cộng các điểm của các thành viên tổ giám khảo chấm thi Phần 2. Trường hợp điểm của thành viên giám khảo lệch 20% so với điểm trung bình cộng của tổ giám khảo thì loại bỏ điểm đó và tính lại điểm trung bình của các thành viên còn lại; không làm tròn điểm của từng thành viên giám khảo, điểm của dự án dự thi theo lĩnh vực làm tròn đến 1 [một] chữ số thập phân;

c] Điểm của dự án dự thi là tổng điểm hai phần thi: Phần 1 và Phần 2;

d] Lập biên bản chấm thi theo lĩnh vực thi; mỗi lĩnh vực lập 01 biên bản; trong biên bản các dự án được xếp thứ tự theo điểm từ cao xuống thấp kèm theo dự kiến kết quả xếp giải; biên bản có chữ ký của tất cả thành viên tổ giám khảo; trình Trưởng Ban Chđạo Cuộc thi quyết định xếp giải.

2. Chấm thi chọn đội tuyển dự thi quốc tế

a] Những dự án đoạt giải Nhất theo từng lĩnh vực có nguyện vọng được xét chọn đi dự thi quốc tế tham gia thi vòng chọn đội tuyển;

b] Thí sinh trình bày tóm tắt dự án và trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh;

c] Tổ giám khảo chấm thi chọn đội tuyển dự thi quốc tế phỏng vấn các thí sinh có dự án dự thi và từng giám khảo cho điểm độc lập theo hướng dẫn chấm thi đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;

d] Điểm của dự án dự thi là trung bình cộng các điểm của các thành viên tổ giám khảo. Trường hợp điểm của thành viên giám khảo lệch 20% so với điểm trung bình cộng của tgiám khảo thì loại bỏ điểm đó và tính lại điểm trung bình của các thành viên, còn lại; không làm tròn điểm của từng thành viên giám khảo, điểm của dự án dự thi chọn đội tuyển dự thi quốc tế làm tròn đến 1 [một] chữ số thập phân;

đ] Lập biên bản chấm thi chọn đội tuyển dự thi quốc tế, trong biên bản các dự án được xếp thứ tự theo điểm từ cao xuống thấp; biên bản có chữ ký của tất cả thành viên tổ giám khảo.”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 18 như sau:

"2. Tiêu chí đánh giá:

a] Câu hỏi hoặc vấn đề nghiên cứu: 10 điểm

b] Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm

c] Thực hiện kế hoạch nghiên cứu: 20 điểm

đ] Tính sáng tạo: 20 điểm

đ] Gian trưng bày: 10 điểm

e] Trả lời phỏng vấn: 25 điểm

Nội dung các tiêu chí đánh giá dự án dự thi quy định tại Phụ lục IlI kèm theo Thông tư này".

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 19 như sau:

"1. Các giải của Cuộc thi:

a] Giải lĩnh vực gồm có: giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Tư;

b] Ngoài các giải quy định tại điểm a của khoản này, khuyến khích các tổ chức, cá nhân lựa chọn và trao các giải khác cho thí sinh theo tiêu chí đánh giá riêng của mình sau khi được sự đồng ý của Ban Chỉ đạo Cuộc thi.

2. Xếp giải lĩnh vực:

a] Xếp giải lĩnh vực được tiến hành theo từng lĩnh vực dự thi trên cơ sở kết quả chấm dự án dự thi, không phân biệt dự án cá nhân hay dự án tập thể; được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm của dự án dự thi ở từng lĩnh vực;

b] Tỷ lệ xếp giải tính trên tổng số dự án dự thi trong từng lĩnh vực không quá: 5% giải Nhất; 10% gii Nhì; 15% giải Ba; 20% giải Tư."

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:

"Trên cơ sở biên bản chấm thi chọn đội tuyển dự thi quốc tế, thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc thi lập danh sách dự án đủ điều kiện tham dự Cuộc thi quốc tế, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt."

8. Sửa đổi, bổ sung điều 24 như sau:

"1. Các khâu trong quá trình tổ chức Cuộc thi chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thanh tra và thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu của Cuộc thi.

3. Trình tự, thủ tục tổ chức thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.

4. Những người có vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột tham dự Cuộc thi không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Cuộc thi năm đó."

9. Sửa đổi bổ sung Phụ lục I và Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 02 năm 2018.

Điều 3. Chánh Văn phòng; Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội [để báo cáo];

- Văn phòng Chính phủ [để báo c

á

o]; - Ủy ban VHGD TNTNNĐ của Quốc hội [để báo cáo];

- Ban Tuyên giáo Trung ương [để báo cáo];


-

Bộ trưởng [để báo cáo]; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL [Bộ Tư pháp];

- Các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW [để thực hi

ện];

- Như Điều 3; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GD&ĐT;

- Lưu

: VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Hữu Độ

PHỤ LỤC I

CÁC LĨNH VỰC CỦA CUỘC THI
[Kèm theo Thông tư s 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo]

STT

Lĩnh vực

Lĩnh vực chuyên sâu

1

Khoa học động vật

Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lý; Hệ thống và tiến hóa;

2

Khoa học xã hội và hành vi

Điều dưỡng và phát triển; Tâm lý; Tâm lý nhận thức; Tâm lý xã hội và xã hội học;...

3

Hóa Sinh

Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh cấu trúc;...

4

Y Sinh và khoa học Sức khỏe

Chẩn đoán; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ học; Dinh dưỡng; Sinh lý học và Bệnh lý học;...

5

Kthuật Y Sinh

Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế bào và mô; Sinh học tổng hợp;..,

6

Sinh học tế bào và phân tử

Sinh lý tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;...

7

Hóa học

Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa môi trường; Hóa vô cơ; Hóa vật liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;...

8

Sinh học trên máy tính và Sinh-Tin

Kthuật Y sinh; Dược lý trên máy tính; Sinh học mô hình trên máy tính; Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen;...

9

Khoa học Trái đất và Môi trường

Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa chất; Nước;...

10

Hệ thống nhúng

Kỹ thuật mạch; Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm biến; Gia công tín hiệu;...

11

Năng lượng: Hóa học

Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào nhiên liệu và pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;.,.

12

Năng lượng: Vật lý

Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Năng lượng nhiệt; Năng lượng gió;...

13

Kỹ thuật cơ khí

Kỹ thuật hàng không và vũ trụ; Kỹ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính; Lý thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kỹ thuật gia công công nghiệp; Kỹ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;...

14

Kỹ thuật môi trường

Xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm soát ô nhiễm; Quản lý chất thải và tái sử dụng; Quản lý nguồn nước;...

15

Khoa học vật liệu

Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lý thuyết và tính toán; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Pô-li-me;...

16

Toán học

Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô; Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;...

17

Vi Sinh

Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khun; Vi sinh môi trường; Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;...

18

Vật lý và Thiên văn

Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật nguyên t; phân tử và quang học; Lý - Sinh; Vật lý trên máy tính; Vật lý thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và Plasma; Cơ học; Vật lý hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lý thuyết;...

19

Khoa học Thực vật

Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lý thực vật; Sinh lý thực vật; Hệ thống và tiến hóa;...

20

Rô bốt và máy thông minh

Máy sinh học; Lý thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;...

21

Phần mềm hệ thống

Thuật toán; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngôn ngữ lập trình;...

22

Y học chuyển dịch

Khám bệnh và chẩn đoán; Phòng bệnh; Điều trị; Kim định thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng;...

PHỤ LỤC III

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN DỰ THI
[Kèm theo Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo]

Dự án khoa học

Dự án k thuật

1. Câu hỏi nghiên cứu [10 điểm]

1. Vấn đề nghiên cứu [10 điểm]

- Mục tiêu tập trung và rõ ràng;

- Xác định được sự đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu;

- Có thể đánh giá được bằng các phương pháp khoa học.

- Mô tả sự đòi hỏi thực tế hoặc vấn đề cần giải quyết;

- Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề xuất;

- Lý giải về sự cấp thiết;

2. Thiết kế và phương pháp [15 điểm]

- Kế hoạch được thiết kế và các phương pháp thu thập dữ liệu tốt;

- Các tham số, thông số và biến số phù hợp và hoàn chỉnh.

- Sự tìm tòi các phương án khác nhau để đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề;

- Xác định giải pháp;

- Phát triển nguyên mẫu/mô hình.

3. Thực hiện: thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu [20 điểm]

3. Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra [20 điểm]

- Thu thập và phân tích dữ liệu một cách hệ thống;

- Tính có thể lặp lại của kết quả;

- Áp dụng các phương pháp toán học và thống kê phù hợp;

- Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích và các kết luận.

- Nguyên mẫu chứng minh được thiết kế dự kiến;

- Nguyên mẫu được kiểm tra trong nhiều điều kiện/thử nghiệm.

- Nguyên mẫu chứng minh được kỹ năng công nghệ và sự hoàn chỉnh.

4. Tính sáng tạo [20 điểm]

Dự án chứng minh tính sáng tạo đáng kể trong một hay nhiều tiêu chí ở trên.

5. Trình bày [35 điểm]

a] Áp phích [Poster] [10 điểm]

- Sự bố trí logic của vật/tài liệu;

- Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích;

- Sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày.

b] Phỏng vấn [25 điểm]

- Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi;

- Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án;

- Hiểu biết về sự giải thích và hạn chế của các kết quả và các kết luận;

- Mức độ độc lập trong thực hiện dự án;

- Sự thừa nhận khả năng tác động tiềm tàng về khoa học, xã hội và/hoặc kinh tế;

- Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo;

- Đối với các dự án tập thể, sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành viên.

Video liên quan

Chủ Đề