Quy định về thẩm định giá trong đấu thầu

Thẩm định mua sắm tài sản là việc cần thiết nhưng không phải bất kỳ lúc nào cũng thực hiện việc thẩm định mua sắm tài sản.

Để hiểu rõ hơn về các trường hợp thực hiện việc thẩm định mua sắm tài sản, trong quy định tại Điều 15 Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá thì Tài sản của nhà nước phải thẩm định giá được quy định trong những trường hợp sau:

Thẩm định mua sắm tài sản được thực hiện đối với các loại tài sản:

1] Tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

2] Tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;

3] Tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;

4] Tài sản khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.

Thẩm định mua sắm tài sản – Đối với giá trị tài sản

Những Tài sản của Nhà nước nêu trên có giá trị dưới đây phải thẩm định giá:

1] Có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản với số lượng lớn có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

2] Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;

3] Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;

4] Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với các tài sản khác của Nhà nước.

Thẩm định mua sắm tài sản – Đối tượng mua sắm:

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài nêu trên [nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản của Nhà nước bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn ngân sách] nếu không qua đấu thầu và qua Hội đồng xác định giá thì phải thực hiện thẩm định mua sắm tài sản.

Tài sản của nhà nước phải thẩm định quy định tại Điều 13 Pháp lệnh Giá đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định; việc thẩm định mua sắm tài sản hình thành từ nguồn vốn khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.

Văn bản có liên quan đến việc thẩm định mua sắm tài sản:

– Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá

– Pháp lệnh giá số 40/2002/PL- UBTVQH10 ngày 10/5/2002.

Để được tư vấn vui lòng liên hệ:

Công Ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân

  • Địa chỉ: 117 -119 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch toàn quốc xem TẠI ĐÂY
  • Hotline: 0934 252 707 / Email: .

Hoạt động đấu thầu luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày trong hoạt động lựa chọn các nhà thầu để cung cấp các dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp hay trong các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Theo đó có rất nhiều hoạt động cần lựa chọn nhà thầu và hoạt động đấu thầu cũng diễn ra liên tục và thường xuyên. Trong hoạt động đấu thầu có quy định về giá gói thầu để thực hiện đấu thầu, sau đây chúng tôi sẽ cung cấp những quy định mới nhất của pháp luật về giá gói thầu trong đấu thầu.

Giá gói thầu là gì? Quy định mới nhất về giá gói thầu trong đấu thầu?

Thứ nhất, khái niệm:

– Đấu thầu: Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, đấu thầu được xác định là một quá trình lựa chọn nhà thầu để tiến hành việc ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp một trong các dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hóa hoặc lựa chọn nhà đầu tư để tiến hành việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất dựa trên cơ sở bảo đảm sự cạnh tranh, minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế.

– Gói thầu được quy định là toàn bộ hoặc một phần của dự án, dự toán mua sắm. Tróng đó gói thầu có thể bao gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc bao gồm khối lượng mua sắm 01 lần, khối lượng mua sắm cho 01 thời kỳ áp dụng đối với mua sắm thường xuyên và mua sắm tập trung.

– Giá gói thầu được xác định là giá trị của gói thầu đã được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013.

– Nhà thầu chính: khái niệm nhà thầu chính được quy định tại khoản 35 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013, theo đó đây là nhà thầu phải chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu, phải tiến hành trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng [nếu trong trường hợp được lựa chọn]. Đây có thể là nhà thầu độc lập hoặc là thành viên của các nhà thầu liên danh.

– Nhà thầu phụ được quy định là nhà thầu tham gia tiến hành thực hiện gói thầu theo hợp đồng đã được ký kết với nhà thầu chính. Trong đó có quy định về nhà thầu phụ đặc biệt, đây là nhà thầu phụ thực hiện các công việc quan trọng của một gói thầu do nhà thầu chính đề xuất ở trong hồ sơ dự thầu, trong hồ sơ đề xuất dựa trên cơ sở các yêu cầu được ghi trong hồ sơ mời thầu và trong hồ sơ yêu cầu.

Thứ hai, căn cứ xác định giá gói thầu:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Đấu thầu 2013 và khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT thì giá gói thầu được xác định dựa trên các tiêu chí chính sau đây:

– Một là, được xác định dựa trên căn cứ về tổng mức đầu tư;

– Hai là, giá gói thầu được xác định dựa trên tổng mức dự toán đối với các dự án đã được phê duyệt trước khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

– Ba là, dựa trên các dự toán mua sắm thường xuyên.

– Bốn là, dựa trên các thông tin được cung cấp về giá trung bình áp dụng theo thống kê của các dự án đã được thực hiện trong khoảng thời gian xác định nào đó; theo ước tính của tổng mức đầu tư dựa trên định mức suất đầu tư hoặc sơ bộ tổng mức đầu tư. Phương pháp xác định giá gói thầu này chỉ áp dụng đối với các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và giá gói thầu.

Thứ ba, các lưu ý khi xác định, ghi giá gói thầu:

– Giá gói thầu phải được tính đúng, chính xác, đầy đủ toàn bộ các chi phí để thực hiện cho gói thầu, bao gồm cả các chi phí dự phòng, các khoản thu của thuế, phí, lệ phí.

Trong đó chi phí dự phòng bao gồm:

+ Chi phí dự phòng phát sinh khối lượng;

+ Chi phí dự phòng trượt giá;

+ Chí phí dự phòng cho các khoản tạm tính [nếu có].

Tuy nhiên chi phí dự phòng có thể bằng không nếu trong trường hợp các gói thầu có thời gian để thực hiện hợp đồng ngắn, trong quá trình không phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa do pháp luật chuyên ngành quy định.

– Cách ghi giá gói thầu:

Khi quy định giá gói thầu của các gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì phải ghi rõ giá ước tính riêng cho từng phần riêng biệt này:

– Thời hạn cập nhật của giá gói thầu là 28 ngày tính đến trước ngày mở thầu nếu cần thiết;

– Thay đổi, điều chỉnh giá gói thầu:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì nếu trong trường hợp có lý do chính đáng dẫn đến việc buộc phải thay đổi, điều chỉnh giá gói thầu thì sẽ được điều chỉnh với thủ tục và nội dung theo đúng các quy định của pháp luật trước thời điểm mở thầu. 

– Giá gói thầu phải được chủ đầu tư thể hiện rõ ràng trong các giấy tờ sau:

+ Tờ trình Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được áp dụng theo mẫu số 1 trong Phụ lục của Thông tư 10/2015/TT-BKHĐT, cụ thể trong các phần về Bảng tổng hợp phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu [gồm có giá gói thầu từng phần riêng biệt và tổng giá gói thầu]. 

+ Bảng tổng hợp kết quả thẩm định nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong Mẫu số 2 Báo cáo thẩm định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án.

+ Phụ lục kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong Mẫu số 3 Quyết định về việc phê duyệt lựa chọn kế hoạch nhà thầu. 

Thứ tư, ý nghĩa của cách xác định giá gói thầu:

– Một là, dựa vào giá trị của gói thầu để xác định phân loại gói thầu. Theo quy định tại Điều 63 Nghị định 63/2014/NĐ-CP đối với các gói thầu cung cấp các dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa mà giá trị gói thầu nhỏ hơn 10 tỷ đồng hoặc các gói thầu hỗn hợp, xây lắp mà giá trị gói thầu nhỏ hơn 20 tỷ đồng thì được xác định là gói thầu có quy mô nhỏ.

– Hai là, là căn cứ để xác định giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định tại khoản 3 Luật Đấu thầu 2013. Cụ thể giá trị để bảo đảm dự thầu được quy định theo một mức xác định trong khoảng từ 1% – 3% giá gói thầu tùy thuộc vào quy mô, tính chất của từng gói thầu.

– Ba là, một trong những căn cứ để xác định các gói thầu cung cấp dịch vụ công, sản phẩm có giá gói thầu trong hạn mức thì được chỉ định thầu.

– Bốn là, căn cứ để xác định điều kiện trúng thầu khi tổ chức xét duyệt đối với các nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, hỗn hợp, xây lắp. Cụ thể nhà thầu là cá nhân, tổ chức phải đảm bảo điều kiện là có giá đề nghị trúng thầu nhỏ hơn giá gói thầu được phê duyệt.

– Năm là, ngoài ra giá gói thầu còn được làm căn cứ trong việc xử lý một số tình huống trong đấu thầu. 

Như vậy ta có thể thấy xác định giá gói thầu là một trong những nội dung thiết yếu trong quá trình đấu thầu được Luật đấu thầu và các văn bản pháp luật khác có liên quan quy định khá cụ thể và chặt chẽ. Theo đó ta cũng có thể thấy việc xác định giá gói thầu đòi hỏi những tiêu chuẩn nhất định, đảm bảo phải đúng, đầy đủ, chính xác, vì tính quan trọng và ý nghĩa của giá gói thầu. 

Video liên quan

Chủ Đề