Quy trình bảo quản khoai tây Công nghệ 10

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    Câu 1 trang 130 Công nghệ 10: Trình bày một số phương pháp và quy trình bảo quản thóc, ngô mà em biết.

    Lời giải:

    Một số phương pháp và quy trình bảo quản thóc, ngô:

    – Bảo quản đổ rời, thông gió tự nhiên hoặc thông gió tích cực.

    – Bảo quản đóng bao trong nhà kho.

    – Bảo quản trong chum, thùng phuy, silo.

    Câu 2 trang 130 Công nghệ 10: Trình bày quy trình bảo quản khoai lang, sắn.

    Lời giải:

    – Quy trình bảo quản khoai lang: Sau khi thu hoạch và lựa chọn những củ cần bảo quản, ta hong khô rồi lần lượt xử lí chống nấm và xử lí chống nảy mầm [cần phải hong khô sau mỗi lần xử lí] cuối cùng ta phủ cát khô để bảo quản khoai lang.

    – Quy trình bảo quản sắn: Ta loại bỏ cuống và gọt vỏ sắn rồi làm sạch, thái lát. Sau đó ta làm khô rồi đóng gói. Gói sắn khô phải kín và được đặt ở nơi khô ráo.

    Câu 3 trang 130 Công nghệ 10: Người ta thường dùng phương pháp nào để bảo quản rau, hoa, quả tươi. Trình bày quy trình bảo quản hoa quả tươi mà em biết.

    Lời giải:

    – Phương pháp thường dùng để bảo quản rau, hoa, quả tươi có 3 phương pháp:

    + Giữ rau, hoa quả tươi ở điều kiện bình thường [sử dụng với số lượng hoa quả ít].

    + Giữ rau, hoa, quả tươi ở điều kiện nhiệt độ thấp [phương pháp này sử dụng phổ biến].

    + Bảo quản ở môi trường khí biến đổi.

    + Sử dụng hóa chất bảo quản [Chỉ được sử dụng hóa chất được cho phép].

    + Bảo quản bằng chiếu xạ.

    – Quy trình bảo quản hoa quả tươi mà em biết: Đầu tiên chọn lựa hoa quả cần bảo quản, rửa sạch và để ráo nước sau đó đóng gói và đưa vào kho lạnh nhiệt độ từ -5 đến 15 độ để bảo quản.

    Bài 42: Bảo quản lương thực thực phẩm – Câu 1 trang 130 SGK Công nghệ 10. Trình bày một số phương pháp và quy trình bảo quản thóc, ngô mà em biết.

    Trình bày một số phương pháp và quy trình bảo quản thóc, ngô mà em biết.

    + Phương pháp bảo quản đồ rời, thông gió tự nhiên hay thông gió tích cực có vào đảo nhà khi và khi silo.

    + Phương pháp bảo quản đóng bao trong nhà kho.

    _ Quy trình bảo quản:

    Thu hoạch -> Tuốt, tẻ hạt -> Làm sạch và phân loại -> Làm khô -> Làm nguội -> Phân loại theo chất lượng -> Bảo quản -> Sử dụng

    Bài 42: Bảo quản lương thực thực phẩm – Câu 2 trang 130 SGK Công nghệ 10. Trình bày quy trình bảo quản khoai lang, sắn.

    Trình bày quy trình bảo quản khoai lang, sắn.

    Quy trình:

    a] Quy trình bảo quản sắn lát khô

    Thu hoạch -> chặt cuống, gọt vỏ -> làm sạch -> thái lát -> làm khô -> đóng gói -> bảo quản

    Quảng cáo

    b] Quy trình bảo quản khoai lang tươi

    Thu hoạch -> làm sạch, phân loại -> hong khô -> xử lí chống nấm -> hong khô -> xử lí chất chống nảy mầm -> bảo quản: vùi trong cát khô.

    • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

    I - BẢO QUẢN HẠT GIỐNG

    Bảo quản hạt giống nhằm giữ được độ nảy mầm của hạt, hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng hạt giống và duy trì tính đa dạng sinh học của giống

    1. Tiêu chuẩn hạt giống

    Có chất lượng cao

    Thuần chủng

    Không bị sâu, bệnh

    2. Các phương pháp bảo quản

    Hạt giống được cất giữ trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường. Hạt giống dùng cho vụ sau hay trong thời hạn dưới một năm thường được bảo quản theo cách này.

    Bảo quản hạt giống trong điều kiện lạnh, nhiệt độ thích hợp 00C, độ ẩm không khí từ 35 - 40% được sử dụng bảo quản trung hạn

    Muốn bảo quản dài hạn, hạt giống được bảo quản ở điều kiện lạnh đông, nhiệt độ là -100C và độ ẩm không khí từ 35 - 40%

    3. Quy trình bảo quản hạt giống

    Thu hoạch → Tách hạt → Phân loại và làm sạch → Làm khô → Xử lí bảo quản → Đóng gói → Bảo quản Sử dụng

    Hạt giống cần được thu hoạch đúng thời điểm, để nơi riêng, sạch sẽ, cách biệt với các hạt khác và tiến hành tách hạt, tuốt, tẽ cẩn thận

    Sau đó hạt được phân loại, loại bỏ các tạp chất như rơm rạ, lõi, rễ, lá,… hạt bị sâu phá hạt, hạt bị vỡ làm sạch cát, sạn,…

    Hạt giống cần được làm khô ngay [phơi hoặc sấy]. Thóc: sấy ở 40 - 45 0C đến khi độ ẩm đạt 13%. Hạt có dầu; sấy ở 30 -400C đến khi độ ẩm đạt 8 - 9%

    Nông dân thường bảo quản hạt giống theo phương pháp truyền thống trong chum, vại hoặc đóng trong bao, hoặc treo ở chỗ khô ráo. Trong chum, vại đậy bịt kín, hạt giống đã khô kĩ có thể giữ được từ 1 đến 2 năm, chất lượng vẫn đảm bảo.

    Chú ý:

    - Trước khi cho hạt vào bảo quản, các phương tiện bảo quản phải được làm sạch.

    - Một số hạt giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp được bảo quản trong cát ẩm để duy trì sức nảy mầm của hạt.

    Các công ti sản xuất hạt giống thường được bảo quản hạt giống trong các kho mát, kho lạnh, có độ ẩm nhiệt độ thích hợp được kiểm soát chặt chẽ bằng các thiết bị tự động.

    II - BẢO QUẢN CỦ GIỐNG

    1. Tiêu chuẩn củ giống:

    Chất lượng cao

    Đồng đều, không quá già, quá non

    Không bị sâu bệnh

    Không lẫn giống khác.

    Còn nguyên vẹn

    Khả năng nảy mầm cao

    2. Quy trình bảo quản

    Thu hoạch → Phân loại, làm sạch → Xử lí phòng chống vi sinh vật hại → Xử lí ức chế nảy mầm → Bảo quản → Sử dụng

    Củ được thu hoạch về làm sach, phân loại những củ bị sứt, bị sâu hại.

    Sử dụng chất bảo quản với liều lượng cho phép để phòng chống vi sinh vật.

    Sau thời kì ngủ nghỉ, củ nảy mầm. Muốn kéo dài thời hạn bảo quản, người ta bảo quản trong điều kiện lạnh, sử dụng chất ức chế quá trình nảy mầm phun lên củ.

    Thực hiện đúng quy trình trên, sau 4 đến 8 tháng bảo quản, tổn thất sẽ không vượt quá 10%, củ nảy mầm tốt và khoẻ.

    Các hộ nông dân thường bảo quản củ giống theo phương pháp cổ truyền trên giá, nơi thoáng và ánh sáng tán xạ, tổn thất khoảng 30%.

    Ở các nước phát triển thường dụng bảo quản lạnh, hoặc nuôi cấy mô tế bào để lưu giống một số loại cây trong đó có cây và củ.

    Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án hay khác:

    • Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 42: Bảo quản lương thực, thực phẩm hay, ngắn gọn
    • Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 42 [có đáp án]: Bảo quản lương thực, thực phẩm
    • Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 43: Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá hay, ngắn gọn
    • Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 43 [có đáp án]: Bảo quản thịt, trứng, sữa và cá
    • Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 44: Chế biến lương thực, thực phẩm hay, ngắn gọn
    • Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 44 [có đáp án]: Chế biến lương thực, thực phẩm

    Giới thiệu kênh Youtube VietJack

    • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

    Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

    Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

    Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

    Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

    ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-10.jsp

    Video liên quan

    Chủ Đề