Quyết định phê duyệt dự toán mua sắm tài sản năm 2024

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm xe ô tô từ nguồn chi thường xuyên?- Câu hỏi của anh Minh (Tp.HCM).

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm xe ô tô từ nguồn chi thường xuyên?

Tại Điều 14 Thông tư 58/2016/TT-BTC có quy định về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:

Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ về kế hoạch lựa chọn nhà thầu và báo cáo thẩm định, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 5 Thông tư này có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng văn bản (sau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm) để làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu hoặc đồng thời với quá trình phê duyệt dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện.
Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ báo cáo trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cơ quan, tổ chức thẩm định.

Tại Điều 5 Thông tư 58/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 68/2022/TT-BTC có quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ như sau:

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung quyết định mua sắm tài sản công tại cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 37 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Điều 13 Nghị định số 165/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam;
...

Tại Điều 3 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có quy định về mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước như sau:

Mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương) quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
...

Tại Điều 37 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có quy định về mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

Mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
1. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm tài sản (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị;
d) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản nay.
...

Như vậy, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm xe ô tô từ nguồn chi thường xuyên bao gồm:

Trường hợp 1: Mua sắm tài sản công trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.

Nếu thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi trên thì:

(1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương;

(2) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Trường hợp 2: Mua sắm tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp phải lập thành dự án đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.

Nếu thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công trong trường hợp không thuộc phạm vi trên thì:

(1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, trừ trường hợp tại mục (3) trường hợp này.

(2) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ trường hợp tại mục (3) trường hợp này.

(3) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm tài sản (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị;

(4) Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản thực hiện theo quy định tại mục (1) và mục (2) trường hợp này.

Quyết định phê duyệt dự toán mua sắm tài sản năm 2024

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm xe ô tô từ nguồn chi thường xuyên? (Hình từ Internet)

Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ dựa trên những căn cứ nào?

Tại Điều 10 Thông tư 58/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 68/2022/TT-BTC có quy định việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ dựa vào những căn cứ sau:

- Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho yêu cầu công việc.

- Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền.

- Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có).

- Có nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.

- Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp được sử dụng của cơ quan, đơn vị.

- Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc các báo giá của các nhà cung cấp (nếu có).

Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ là gì?

Tại Điều 9 Thông tư 58/2016/TT-BTC có quy định nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ như sau:

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự toán mua sắm.

Quyết định phê duyệt dự toán gói thầu là gì?

Thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu là gì? Thẩm quyền phê duyệt dự toán gói thầu được hiểu đơn giản là quyền của một cơ quan, tổ chức, cá nhân được pháp luật cho phép họ tiến hành các công việc liên quan để phê duyệt dự toán gói thầu.

Mua sắm thường xuyên là như thế nào?

Mua sắm thường xuyên là hoạt động mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng vốn nhà nước. Mua sắm thường xuyên thông qua các hình thức đấu thầu là hoạt động không thể thiếu của các cơ quan, đơn vị này.

Mua sắm công là gì?

Mua sắm công (Public Procurement - hay còn gọi là mua sắm của chính phủ - Government procurement) là việc mua sắm hàng hóa hay dịch vụ do các tổ chức nhà nước thực hiện. Với 12% GDP toàn cầu năm 2018, mua sắm chính phủ chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế toàn cầu.

Giá gói thầu được phê duyệt là gì?

Giá gói thầu là giá trị của gói thầu (bằng tiền) được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu, là mức ngân sách tối đa mà Chủ đầu tư xác định cho gói thầu đó và cũng là cơ sở để xem xét phê duyệt trúng thầu (Khi giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt), giá ký hợp đồng thì không được vượt giá trúng thầu ...