R7 2700x treo tối đa bao nhiêu giả lập nox năm 2024

Nếu như Intel Core là dòng chip “quốc dân” đến từ thương hiệu Intel thì AMD Ryzen đang nổi lên và trở thành một trong những đối trọng đáng chú ý. Ở bài viết này, ta hãy cùng so sánh 2 sản phẩm cùng phân khúc Ryzen 7 vs Core i7. Đây đều là những dòng chip được người dùng rất ưa chuộng hiện nay.

Ryzen 7

Trên thực tế, Ryzen 7 từ thế hệ đầu tiên cho tới thế hệ thứ 5 hầu như không khác biệt về số nhân/luồng. Đa phần các sản phẩm đều được thiết kế ở mức 8 nhân và 16 luồng. Điểm đáng chú ý so với các đàn anh tiền nhiệm đó chính là xung nhịp tăng dần theo các dòng mainboard [từ 4.0GHz ở thế hệ đầu lên 4.8GHz ở thế hệ 5].

Core i7

Core i7 của Intel được trang bị 4 nhân, giúp quá trình đa nhiệm trên máy thực hiện khá mượt mà. Dòng CPU này được tích hợp công nghệ đáng chú ý như Hyper Threading [công nghệ siêu phân luồng] và Turbo Boost [công nghệ ép xung]. Xung nhịp Core i7 dao động từ 2.6-3.0 GHz, khi ép xung có thể lên tới 3.5 GHz hoặc hơn.

So sánh Ryzen 7 vs Core i7

Ta có thể nói rằng đem so sánh Ryzen 7 vs Core i7 thật sự là cuộc cạnh tranh của “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Mỗi dòng CPU đều có những điểm mạnh giúp ghi điểm lớn đối với người sử dụng. Trong khuôn khổ bài viết, ta lựa chọn 2 dòng sản phẩm Ryzen 7 2700X và Core i7 9700K - 2 đại diện tiêu biểu được sử dụng nhiều trên thế giới.

Các tính năng hiện có

Ryzen 7 có 8 lõi, 16 luồng và xung nhịp 3.7 GHz [có thể tăng lên đến 4.3 GHz khi sử dụng công nghệ Precision Boost]. Dòng này được hỗ trợ bộ nhớ RAM theo chuẩn DDR4-2933. SenseMI của AMD được tích hợp và cải thiện, góp phần điều chỉnh hiệu năng CPU khá linh hoạt. Nó giúp quản lý nhiệt độ và dòng điện hiệu quả, điều chỉnh tần số CPU phù hợp với nhu cầu dòng điện.

Trong khi đó, Core i7 được trang bị 8 lõi vật lý, xung nhịp 3.6 GHz và lên tới 4.9 GHz với ứng dụng lõi đơn. Sản phẩm hỗ trợ bộ nhớ RAM DDR4-2666, tích hợp tính năng STIM giúp quản lý nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, để so sánh thì rõ ràng Core i7 lép vế hơn do số lõi và số luồng không nhiều như AMD được.

Các tùy chọn mainboard

Core i7 có khá nhiều khả năng ghép cặp với mainboard, tuy nhiên các mainboard không được đánh giá cao [H310 giá rẻ bị hạn chế tính năng, B360, B365, H370 không hỗ trợ ép xung]. Z370 và Z390 sẽ bảo đảm được tiện ích sử dụng nhưng có giá thành hơi “chát” vì thuộc phân khúc cao cấp.

Ngược lại, Ryzen 7 tương thích với khá nhiều mainboard từ thấp đến cao cấp mà vẫn đảm bảo khả năng ép xung. A300 và A330 có mức giá bình dân, trong khi X370 và X470 thuộc những dòng chất lượng nhất. Với tiêu chí mainboard, AMD lại vượt lên dẫn trước trong cuộc chiến Ryzen 7 vs Core i7.

Khả năng ép xung

Vấn đề ép xung của 2 thương hiệu này tỏ ra khá đối lập. Ryzen hỗ trợ ép xung ngay từ đầu trong khi Intel chỉ giới hạn ép xung ở dòng K. Do vậy, khi tiến hành ép xung, Core i7 của Intel tỏ ra gia tăng hiệu năng vô cùng đáng kể, trái lại đối thủ Ryzen 7 của AMD không có sự khác biệt nhiều.

Các giải pháp tản nhiệt

Ryzen 7 được AMD trang bị quạt tản nhiệt Wraith Prism. Hệ thống này hoạt động tương đối hiệu quả, tuy nhiên lại gây ra tiếng ồn lên tới 39 dB [44 dB khi sử dụng tối đa công suất]. Vậy nhưng khi đem so sánh Ryzen 7 vs Core i7 thì điều trớ trêu là Core i7 không được trang bị bất kỳ quạt tản nhiệt nào.

Hiệu năng chơi game

Intel luôn mang trong mình niềm tự hàng rằng đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời dành cho giới game thủ. Kể cả có ép xung hay không, Core i7 luôn nhỉnh hơn Ryzen 7 khi vận hành các thể loại trò chơi.

Hiệu năng trong các công việc thường ngày

Đây cũng là một trong những khía cạnh được rất nhiều người dùng quan tâm khi so sánh Ryzen 7 vs Core i7. Mặc dù có số lõi và số luồng vượt trội, Ryzen 7 vẫn không thể hiện quá lấn lướt. Thậm chí, ở một số bài kiểm tra thì Core i7 mới là sản phẩm chiếm ưu thế. Vì vậy, ta có thể đánh giá hiệu năng của 2 CPU này là tương đương nhau.

Khép lại cuộc chiến Ryzen 7 vs Core i7, ta có thể thấy là sản phẩm Intel có khả năng chơi game và ép xung khá vượt trội. Trong khi đó, AMD có giá thành rẻ hơn và khi thực hiện các thao tác thông thường vẫn khá “ổn áp”. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm Ryzen 7 và Core i7, hãy đến Vi tính Hoàng Long để được hỗ trợ tốt nhất.

Việc thiết lập cấu hình máy tính để chạy NoxPlayer cần tối ưu cả từ phần cứng lẫn phần mềm. Không đơn giản là chỉ build cấu hình như trên mạng hay theo các tư vấn đơn thuần mà người dùng sở hữu ngay được một bộ máy tính chạy tốt nhiều giả lập Nox. Việc chạy mượt, nhiều tab giả lập đến từ khâu chọn linh kiện, thiết lập Windows cho đến cấu hình ứng dụng Nox Player. Nhiều bạn đã liên hệ, nhờ chúng tôi tư vấn thêm về việc "tại sao máy tính của mình có cùng cấu hình như ABC nhưng lại chỉ chạy được 10 - 13 Nox 1 lúc", nhưng việc thiết lập cấu hình tối ưu Nox Player cần rất nhiều yếu tố khác nhau.

Chủ Đề